Mới đây, cựu Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng, cùng nhiều quan chức, chủ doanh nghiệp liên quan của đại án “chuyến bay giải cứu” bị VKSND Tối cao truy tố để xét xử tại TAND Hà Nội. Thực hư ra sao, hãy cùng thao dõi ngay bài viết dưới đây của Trường THPT Phạm Hồng Thái.
Mục lục bài viết [Ẩn]
Bước đầu của vụ án “Chuyến bay giải cứu”
Những tháng đầu năm 2020, đại dịch Covid 19 có quy mô trên toàn cầu bùng phát dữ dội. Hàng trăm nghìn người Việt đang ở nước ngoài bị kẹt lại, có nhiều hoàn cảnh khó khăn như người lao động hết hạn hợp đồng, mất việc, học sinh dưới 18 tuổi, người đi công tác ngắn hạn, người trên 60 tuổi bị bệnh lý nền, khách du lịch,….
Trong năm 2021, do nhiều hạn chế về đường bay quốc tế đến Việt Nam, Cục Lãnh sự và Bộ Ngoại giao đã tổ chức thành công 173 chuyến bay đưa hơn 50.000 công dân ưu tiên về nước. Sau đó, cách ly tập trung tại các cơ sở do quân đội quản lý.
Song song đó, bộ ngoại giao cũng phối hợp với ngành đã tổ chức hơn 400 chuyến bay với hơn 70.000 người theo hình thức tự nguyện trả phí. Tổng cộng, trong năm 2021 đã có khoảng 600 chuyến bay đưa khoảng 20.000 người về đất nước. Đây được xem là chủ trương đúng đắn và nhân đạo của chính phủ.
Tuy nhiên cũng trong thời điểm này, số lượng người Việt Nam muốn về nước rất lớn nhưng số lượng chuyến bay giải cứu lại có hạn. Chính vì thế, việc tìm được một tấm vé về nước trở nên vô cùng quý giá. Tuy nhiên, thông tin về chi phí cao và thủ tục phức tạp trên các chuyến bay giải cứu đã gây xôn xao dư luận.
Quá trình trục lợi giữa đại dịch Covid-19
Theo cáo trạng, từ tháng 4/2020, Chính phủ đã cho phép thực hiện chuyến bay giải cứu để đưa công dân về nước với chi phí vé máy bay được hỗ trợ và miễn phí cách ly. Sau đó, các chuyến bay combo được tổ chức và người dân tự nguyện trả phí.
Để tổ chức chuyến bay combo, doanh nghiệp phải xin chủ trương của UBND cấp tỉnh, thành phố và gửi hồ sơ về Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao. Sau đó, đơn vị này sẽ tổng hợp hồ sơ và lấy ý kiến từ 5 bộ (Ngoại giao, Công an, Y tế, Giao thông Vận tải, Quốc phòng).
Trong khoảng thời gian từ đầu 2020 đến giữa năm 2021, nhà chức trách đã tổ chức trên 1.000 chuyến bay đưa hơn 200.000 công dân Việt Nam từ 62 quốc gia và vùng lãnh thổ về nước. Ngoài ra, Bộ Ngoại giao đã đề xuất Chính phủ phê duyệt 772 chuyến bay. Trong đó, có 400 chuyến bay giải cứu và 372 chuyến bay combo, và doanh nghiệp phải xin chủ trương của UBND cấp tỉnh, thành phố để tổ chức các chuyến bay combo này.
Nhằm có chi phí “bôi trơn” cho việc thực hiện các chuyến bay giải cứu, một nhóm 20 doanh nghiệp với hơn 100 pháp nhân đã phải tăng giá vé. Đồng thời, áp đặt nhiều khoản phí phát sinh, nhằm thu hồi chi phí và đảm bảo hoạt động liên tục trong bối cảnh đại dịch.
Theo VKS, đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang gây căng thẳng. Các bị can đã vi phạm nghiêm trọng các quy định và lợi dụng tình hình dịch bệnh để trục lợi, gây tổn hại đến uy tín của Việt Nam. Cũng chính các hành vi này, đã tạo điều kiện cho “thế lực thù địch xuyên tạc, kích động gây hoang mang trong nhân dân”.
Hơn 180 lần nhận hối lộ trong 4 tháng
Để đưa công dân Việt Nam về nước giữa đại dịch COVID-19, Bộ Y tế đã giao cho Cục Y tế dự phòng trách nhiệm tiếp nhận và xem xét ý kiến của các bộ, ngành về kế hoạch tổ chức chuyến bay theo đề xuất của Bộ Ngoại giao.
Theo đó, thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên được phân công để xem xét và ký văn bản trả lời cho Bộ Ngoại giao, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan chức năng khi có yêu cầu. Các cơ quan chức năng đã thông qua Phạm Trung Kiên, cựu thư ký Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên, để trình Thứ trưởng xem xét và ký duyệt văn bản trả lời.
Khi thực hiện nhiệm vụ, bị can Kiên đã tiếp xúc và thỏa thuận với các đại diện DN và cá nhân liên quan với chi phí dao động từ 50-200 triệu đồng/chuyến bay hoặc 500.000 đồng đến 1 triệu đồng/khách. Chi phí cho chuyến bay combo (trọn gói) là từ 7-15 triệu đồng/khách lẻ.
Sau đó, bị can Kiên còn bị cáo buộc cùng với Vũ Anh Tuấn – một cựu cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an, yêu cầu và chỉ dẫn các doanh nghiệp liên hệ với Bộ Y tế và chi tiền để được chấp thuận chuyến bay và trả lời văn bản kịp thời. Từ tháng 7 đến tháng 11 năm 2021, Kiên đã nhận hơn 180 lần tiền hối lộ với số tiền lên tới 42,6 tỉ đồng – đây là con số lớn nhất trong vụ án này.
Nhận 2,6 triệu USD để “chạy án”
Hai bị can Nguyễn Thị Thanh Hằng, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ và Du lịch Bầu trời xanh (Blue Sky), cùng với Lê Hồng Sơn, Phó Tổng Giám đốc Blue Sky, đã hẹn gặp ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội lúc đó, để nhờ ông giúp đỡ.
Trong năm 2022, Bị can Tuấn thú nhận đã nhận được hơn 2,6 triệu USD từ Hằng và chuyển khoản hơn 2,2 triệu USD cho Hoàng Văn Hưng – cựu Trưởng Phòng Điều tra của Cục ANĐT, với mục đích “mua án” cho Hằng và Sơn. Tuy nhiên, Cơ quan ANĐT chỉ xác định được Hưng đã nhận 800.000 USD từ Tuấn. Vì vậy Tuấn phải chịu trách nhiệm về số tiền hơn 1,8 triệu USD còn lại.
Ngoài ra, bị cáo Chử Xuân Dũng – người từng là Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội – bị cáo buộc nhận hối lộ 2 tỉ đồng trong khi xét duyệt chủ trương cách ly cho một doanh nghiệp đưa công dân về nước. Đồng thời, bị can Trần Văn Tân – cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam – cũng bị cáo buộc đã nhận hối lộ trị giá 5 tỉ đồng.
54 người trong vụ “chuyến bay giải cứu” bị truy tố
Sáng 19/4, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tống đạt cáo trạng truy tố 54 bị can trong đại án “chuyến bay giải cứu”. Với 5 tội danh gồm đưa hối lộ, môi giới hối lộ, nhận hối lộ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Bộ Ngoại giao, Hà Nội và một số tỉnh.
Cáo trạng được ban hành sau 15 ngày Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) ra kết luận đề nghị truy tố – thời gian này ngắn hơn so với quy định tối đa 20-30 ngày theo Điều 240 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Danh sách 54 người bị truy tố có tên:
21 người tội Nhận hối lộ |
Nguyễn Quang Linh: cựu trợ lý Phó Thủ tướng;
Tô Anh Dũng: cựu Thứ trưởng Ngoại giao;
Nguyễn Thanh Hải: cựu Vụ trưởng Quan hệ quốc tế Văn phòng Chính phủ;
Nguyễn Thị Hương Lan: cựu Cục trưởng Lãnh sự, Bộ Ngoại giao;
Đỗ Hoàng Tùng: cựu Cục phó Lãnh sự;
Trần Văn Dự: cựu Cục phó Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an;
Chử Xuân Dũng: cựu Phó Chủ tịch UBND Hà Nội;
Trần Văn Tân: cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam;
Nguyễn Tiến Thân và Nguyễn Mai Anh: cùng là cựu chuyên viên Vụ Quan hệ quốc tế, Văn phòng Chính phủ;
Lê Tuấn Anh: cựu Chánh Văn phòng Cục Lãnh sự;
Lưu Tuấn Dũng: cựu Phó Phòng Bảo hộ công dân, Cục Lãnh sự;
Vũ Hồng Nam: cựu Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản;
Nguyễn Hồng Hà: cựu Tổng lãnh sự Việt Nam tại Osaka Nhật Bản;
Lý Tiến Hùng: chuyên viên Vụ khoa học công nghệ và Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Vũ Ngọc Minh: cựu Đại sứ Việt Nam ở Angola;
Phạm Trung Kiên: thư ký thứ trưởng, chuyên viên Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế, Bộ Y tế;
Ngô Quang Tuấn: chuyên viên Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Giao thông Vận tải;
Vũ Hồng Quang: cựu Phó Phòng vận tải hàng không, Cục Hàng không Việt Nam;
Vũ Anh Tuấn: cựu Phó phòng tham mưu, Cục Quản lý xuất nhập cảnh;
Vũ Sỹ Cường: cán bộ Phòng tham mưu, Cục Quản lý xuất nhập cảnh;
|
4 người tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ | Trần Việt Thái: cựu đại sứ Việt Nam tại Malaysia; Nguyễn Lê Ngọc Anh, Nguyễn Hoàng Linh và Đặng Minh Phương: cùng là cựu cán bộ Đại sứ quán Việt Nam ở Malaysia. |
23 người tội Đưa hối lộ |
Lê Văn Nghĩa: Giám đốc Công ty Cổ phần du lịch và Dịch vụ ăn uống Nhật Minh;
Nguyễn Thị Thanh Hằng: Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Thương mại và du lịch Bầu Trời Xanh và Công ty Cổ phần Travel Sky;
Lê Hồng Sơn: Tổng giám đốc Công ty Bầu trời xanh;
Võ Thị Hồng: Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ phòng vé hàng không Minh Ngọc;
Hoàng Thị Diệu Mơ: Tổng giám đốc Công ty TNHH thương mại du lịch và dịch vụ hàng không An Bình;
Nguyễn Tiến Mạnh: Giám đốc điều hành và Vũ Thuỳ Dương, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần du lịch thương mại
Lữ Hành Việt; Hoàng Anh Kiếm: lao động tự do;
Nguyễn Thị Tường Vy: Giám đốc Công ty TNHH tư vấn và Đầu tư ATA Việt Nam;
Trần Thị Mai Xa: Giám đốc Công ty Cổ phần giáo dục và Du lịch Masterlife;
Nguyễn Thị Hiền: lao động tự do;
Lê Thị Ngọc Anh: chuyên viên Phòng Nhà khách Vụ Lễ tân, Ban đối ngoại Trung ương;
Phạm Bích Hằng: Giám đốc Công ty Vinamichi;
Phạm Bá Sơn: nhân viên Công ty Cổ phần xây dựng Thái Hoà;
Đào Minh Dương: Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Vijasun;
Nguyễn Thị Dung Hạnh: Giám đốc Công ty TNHH G Việt Nam 19;
Phan Thị Mai: Giám đốc Công ty Cổ phần quốc tế Sao Hà Nội;
Vũ Minh Thắng: Giám đốc Công ty TNHH đầu tư và thương mại Thuận An; Nguyễn Thế Dũng: Giám đốc Công ty TNHH Du lịch thương mại Sang Trọng; Trần Hồng Hà: Giám đốc Công ty TNHH cung ứng nhân lực và Thương mại quốc tế Sao Việt;
Trần Tiến: Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Phi trường;
Tào Đức Hiệp: Giám đốc Công ty TNHH Du lịch và Dịch vụ công đoàn đường sắt Việt Nam;
Đào Thị Chung Thuý: lao động tự do.
|
4 người tội Môi giới hối lộ | Nguyễn Anh Tuấn: cựu Phó giám đốc Công an Hà Nội; Bùi Huy Hoàng: chuyên viên Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế; Phạm Thị Kim Ngân: cán bộ Phòng Trị sự, Tạp chí Thanh tra; Trần Quốc Tuấn: Giám đốc Công ty Cổ phần xúc tiến thương mại và Du lịch Việt Nam. |
2 người Tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản |
Hoàng Văn Hưng, cựu Trưởng phòng Chính trị hậu cần, Cục An ninh điều tra, Bộ Công an.
Trần Minh Tuấn, Giám đốc Công ty Cổ phần xây dựng Thái Hoà, bị đề nghị 2 tộiLừa đảo chiếm đoạt tài sản và đưa hối lộ.
|
Các bị can trong nhóm này bị truy tố vì lợi dụng các chuyến bay giải cứu, đưa công dân về nước trong thời điểm đại dịch Covid-19 để chiếm lợi. Tổng cộng, họ đã nhận hối lộ gần 180 tỷ đồng để hoàn thiện hồ sơ.
Theo điều tra, đây là một vụ án đặc biệt nghiêm trọng, xảy ra trong bối cảnh dịch Covid-19. Các bị can đã lợi dụng tình hình khẩn cấp để trục lợi, gây tổn thất không chỉ cho tài sản mà còn là uy tín của Việt Nam.
Có thêm 2 sĩ quan công an bị tố cáo nhận hàng triệu USD để chạy án, lừa đảo. Việc này làm giảm uy tín của cơ quan nhà nước và cơ quan tố tụng, vì vậy cần được xử lý nghiêm.
Trong số 18 người bị viện kiểm sát truy tố về tội “Nhận hối lộ” là cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng, cựu Cục trưởng Nguyễn Thị Hương Lan, cựu Phó chủ tịch Hà Nội Chử Xuân Dũng, cựu Phó chủ tịch Quảng Nam Trần Văn Tân,… với khung hình phạt tù 20 năm, chung thân hoặc tử hình.
Trả lời báo chí, Bà Lê Thị Thu Hằng – người phát ngôn Bộ Ngoại giao, thông tin rằng: “Hơn 1.000 chuyến bay đã được triển khai bởi các cơ quan trong nước, địa phương và đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Điều này giúp đưa hơn 200.000 công dân Việt Nam từ 60 quốc gia, vùng lãnh thổ về nước an toàn”.
Trong cuộc phỏng vấn, bà Hằng tập trung nhấn mạnh rằng Việt Nam được đánh giá cao vì là một trong số ít các quốc gia tổ chức liên tục các chuyến bay đưa công dân về nước. Nhờ đó mà hành động này được sự tín nhiệm của nhân dân trong nước, cộng đồng kiều bào và quốc tế.
Song song đó, bà Hằng khẳng định rằng vụ việc tại Cục Lãnh sự không thể phủ nhận những nỗ lực đã được đạt được. Ngoài ra, bà cũng cam đoan rằng chủ trương của Bộ Ngoại giao là giải quyết sai phạm một cách minh bạch, không che giấu, không miễn nhiễm, dù cho người đó là ai.
Trên đây là những thông tin về vụ án chuyến bay giải cứu là gì do Trường THPT Phạm Hồng Thái tổng hợp từ báo Thanh Niên và báo Công Thương. Những thông tin mới nhất sẽ được chúng tôi liên tục cập nhật. Mời các bạn cùng đón xem nhé!
999+ tài khoản Chat GPT miễn phí, Acc OpenAI Free 100% đăng nhập thành công