Tước Quân tịch là gì?

Tước quân tịch là thuật ngữ đôi khi chúng ta sẽ thấy xuất hiện trong các bản tin trên báo chí, truyền hình. Vậy tước Quân tịch là gì? Tước quân tịch có mất quyền công dân không? Mời các bạn đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về thuật ngữ này nhé.

tuoc quan tich 200 jpg700 tuoc quan tich 200 jpg700

Tước quân tịch là gì?

Tước quân tịch là việc quân nhân bị xóa tên khỏi danh sách quân nhân và tước quyền lợi mà bản thân quân nhân và gia đình được hưởng về quân nhân đó.

Tước quân tịch có ý nghĩa tương đồng với thuật ngữ tước danh hiệu quân nhân được quy định lần đầu tiên tại Khoản 2 Điều 21, Điều 71 Bộ luật Hình sự 1985- Bộ luật Hình sự đầu tiên của Việt Nam.

Sau khi bị tước danh hiệu quân nhân, thì cá nhân đó không còn được đứng trong hàng ngũ Quân đội nhân dân Việt Nam.

Theo Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017, tước danh hiệu quân nhân là một hình thức xử lý kỷ luật áp dụng cho đối tượng là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ được quy định tại Điều 10 thông tư 16/2020/TT-BQP ngày 21/02/2020 của Bộ Quốc phòng quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục, thời hiệu, thời hạn và thẩm quyền xử lý kỷ luật trong Bộ Quốc phòng.

Đối tượng bị tước danh hiệu quân nhân

Theo Khoản 1 Điều 2 Thông tư 16/2020/TT-BQP) đối tượng áp dụng hình thức xử lý kỷ luật “tước danh hiệu quân nhân là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ (sau đây gọi chung là quân nhân), công chức quốc phòng, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng (sau đây gọi chung là công chức, công nhân và viên chức quốc phòng) và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều kiện bị tước danh hiệu quân nhân

Tại thông tư số 16/2020/TT-BQP của Bộ Quốc phòng quy định về các trường hợp bị tước danh hiệu quân nhân như sau:

– Chống mệnh lệnh ( Điều 13):

Không chấp hành mệnh lệnh hoặc không thực hiện nhiệm vụ khi người chỉ huy trực tiếp hoặc cấp có thẩm quyền giao mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi là chỉ huy hoặc sĩ quan; lôi kéo người khác tham gia; trong sẵn sàng chiến đấu; đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm.

– Làm nhục, hành hung người chỉ huy hoặc cấp trên (Điều 16)

Dùng lời nói, hành động xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự, uy tín, thân thể người chỉ huy hoặc cấp trên khi là sĩ quan; gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc lôi kéo người khác tham gia.

– Làm nhục hoặc dùng nhục hình đối với cấp dưới (Điều 17)

Người chỉ huy hoặc cấp trên dùng lời nói hoặc có hành động xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự, thân thể của cấp dưới khi đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

– Làm nhục, hành hung đồng đội (Điều 18):

Dùng lời nói hoặc có hành động xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự, thân thể đồng đội mà giữa họ không có quan hệ chỉ huy và phục tùng khi gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự; lôi kéo người khác tham gia hoặc đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm; gây ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị.

– Đào ngũ (Điều 20)

Tự ý rời khỏi đơn vị lần đầu quá 03 (ba) ngày đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; quá 07 (bảy) ngày đối với hạ sĩ quan, binh sĩ nhưng không thuộc các trường hợp được quy định tại Bộ luật hình sự khi gây hậu quả nhưng chưa đến mức độ nghiêm trọng, khi đang làm nhiệm vụ; đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm hoặc lôi kéo người khác tham gia.

– Vô ý làm lộ bí mật hoặc làm mất tài liệu bí mật quân sự (Điều 22)

Vô ý làm lộ bí mật hoặc làm mất tài liệu bí mật quân sự, bí mật Nhà nước nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà đã được nhắc nhở, chấn chỉnh nhưng thực hiện không nghiêm; trong khu vực có tình hình an ninh chính trị mất ổn định; đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm hoặc đơn vị không hoàn thành nhiệm vụ

– Vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng vũ khí quân dụng, trang bị kỹ thuật quân sự (Điều 27)

Quản lý, sử dụng vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự sai quy định để xảy ra mất an toàn về người, vũ khí, trang bị, phương tiện, tài sản khi là chỉ huy hoặc sĩ quan; là người có chuyên môn nghiệp vụ về vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự hoặc đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm.

– Vô ý làm mất hoặc làm hư hỏng vũ khí quân dụng, trang bị kỹ thuật quân sự (Điều 28)

Vô ý làm mất hoặc làm hư hỏng vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự khi là chỉ huy hoặc sĩ quan; trong chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu hoặc không có biện pháp tích cực ngăn chặn;

– Chiếm đoạt hoặc hủy hoại chiến lợi phẩm (Điều 29)

Chiếm đoạt hoặc hủy hoại chiến lợi phẩm nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi là chỉ huy hoặc sĩ quan; đã bị xử lý kỉ luật mà còn vi phạm hoặc gây ảnh hưởng xấu đến đơn vị.

– Quấy nhiễu nhân dân (Điều 30)

Khi tiếp xúc với nhân dân mà có hành vi đòi hỏi, yêu sách, quấy nhiễu, gây phiền hà, khó khăn, cản trở sinh hoạt bình thường của nhân dân hoặc xâm phạm đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản của nhân dân nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi là chỉ huy hoặc sĩ quan; lôi kéo người khác tham gia; trong khu vực có chiến sự hoặc tình trạng khẩn cấp; gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của Quân đội

– Chiếm đoạt tài sản (Điều 33)

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc dùng các thủ đoạn khác để chiếm đoạt tài sản của Nhà nước, tổ chức, công dân có giá trị dưới 2.000.000 (hai triệu) đồng nếu lôi kéo người khác tham gia hoặc làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị.

– Sử dụng trái phép các chất ma túy (Điều 38)

– Vi phạm pháp luật bị tòa tuyên án phạt tù và phải chấp hành hình phạt tại trại giam thì bị kỷ luật tước danh hiệu quân nhân (đối với quân nhân)

– Và một số hành vi khác theo văn bản kỷ luật.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ thế nào là tước quân tịch, tước danh hiệu quân nhân. Ngoài tước quân tịch, các bạn có thể tìm hiểu thêm một số thuật ngữ khác liên quan tới pháp luật như tù treo, án treo, dẫn độ, lệnh truy nã đỏ…

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *