Từ ghép là gì? Có mấy loại từ ghép?

Cùng Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội tìm hiểu từ ghép là gì, công dụng của từ ghép, có mấy loại từ ghép, các dạng bài tập về từ ghép,…

Từ ghép là gì?

Theo các kiến thức chuẩn trong Sách giáo khoa tiếng Việt. Thì từ ghép là từ được tạo thành có hơn hai tiếng. Các tiếng tạo nên từ ghép khi đọc đều có nghĩa. Nó là từ phức đặc biệt được tạo nên từ những từ có mối liên hệ cùng nghĩa với nhau. Theo nguyên tắc thì chúng không nhất thiết phải giống nhau về vần thì mới được cho là từ ghép.

tu ghep la gi 1 tu ghep la gi 1

Từ ghép có công dụng gì?

Từ ghép có công dụng chính là giúp xác định nghĩa của các từ ngữ trong văn nói và văn viết một cách chính xác nhất. Bên cạnh đó, từ ghép còn giúp người nghe, người đọc có thể dễ dàng hiểu ý nghĩa hơn mà không cần phải suy đoán.

Có mấy loại từ ghép?

Từ ghép chính phụ

Từ ghép chính phụ là từ có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho nhau, trong đó tiếng đứng trước gọi là tiếng chính, thể hiện ý chính. Tiếng đứng sau gọi tiếng phụ, có vai trò bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Thường thì từ ghép chính phụ có ngữ nghĩa rất hạn chế.

Ví dụ: xanh thẳm, đỏ rực, mặn chát, bánh gạo, hoa huệ, hiền hòa, êm dịu, toả hương

Từ ghép đẳng lập

Từ ghép đẳng lập là từ ghép có hai từ cấu tạo thành mang ý nghĩa và vị trí ngang nhau, không phân biệt chính, phụ. Từ ghép đẳng lập có nghĩa rộng hơn so với từ ghép chính phụ.

Ví dụ như: bàn ghế, ông bà, yêu thương, tốt tươi, ẩm ướt, xinh đẹp, bạn hữu

Từ ghép tổng hợp

Từ ghép tổng hợp có các từ cấu tạo thành mang một nghĩa tổng quát hơn những từ cấu thành nó, thể hiện một địa danh, hành động cụ thể nào đó.

Ví dụ như: Võ thuật bao gồm các loại võ khác nhau; Phương tiện: bao gồm các phương tiện đi lại; Bánh trái, Xa lạ,..

Từ ghép phân loại

Từ ghép này các từ cấu tạo thành một nghĩa nhất định chỉ một địa danh, sự vật, hành động cụ thể nào đó.

Ví dụ: Nước ép cam, bánh sinh nhật,…

Một số lưu ý cần biết về từ láy và từ ghép

Tiếng Việt cực kỳ phong phú, có thể nói là phức tạp trong cấu tạo và cả ngữ nghĩa, nên phân biệt được các loại từ với nhau rất khó. Trong đó từ láy và từ ghép thường giống nhau nên hay nhầm lẫn. Cần phải hiểu và phân loại chúng, để dễ dàng hơn trong việc sử dụng chúng.

Định nghĩa từ ghép

Từ ghép là những từ được cấu tạo bằng cách ghép hai hoặc nhiều hơn hai từ độc lập có liên hệ về nghĩa lại với nhau.

Định nghĩa từ láy

Từ láy được tạo thành bằng cách lặp lại(điệp lại) một phần phụ âm hoặc nguyên âm hay toàn bộ tiếng ban đầu. Ví dụ: lấp lánh, thoang thoảng, ngào ngạt,…

Từ láy không bao giờ là từ chỉ sự vật

So sánh từ láy và từ ghép

Từ ghép: các tiếng tạo thành đều có nghĩa, nhưng không liên quan về âm vần: Hoa quả khi tách Hoa- Quả cả hai tiếng đều có nghĩa nhưng không giống nhau về âm vần.

Ví dụ: quạt giấy, sử dụng, đặc điểm, tốt lành..

Từ ghép nó giúp thể hiện nghĩa của từ, của câu một cách sâu sắc, đa dạng, rõ nghĩa tất cả các ý.

Từ láy là từ chỉ một trong các tiếng tạo thành có nghĩa, có thể không có từ nào có nghĩa. Khác với từ ghép, từ láy các tiếng tạo thành thường có sự giống nhau về phát âm( phần đầu, phần vần hoặc toàn bộ).

Ví dụ: mong manh, may mắn, hấp tấp, gấp gáp, hối hả, ào ào, rì rào, mềm mại, xấu xí…

Từ láy tạo âm điệu, thể hiện sắc thái biểu cảm cho từ, nó bỉu đạt tâm trạng, cảm xúc của người viết, người nói, là một biện pháp nghệ thuật trong văn học.

Hướng dẫn cách phân biệt từ ghép, từ láy đơn giản nhất

Cách nhận biết là từ ghép

Để phân biệt từ ghép với các loại từ khác, hay giữa các loại từ ghép với nhau thì chúng ta sẽ nhìn vào cấu tạo của từ về cấu trúc và nghĩa, tiến hành phân tách để chúng ta biết.

Các tiếng trong từ có quan hệ nghĩa và cả quan hệ về âm thì đó chính là từ ghép. Ví dụ: thúng mủng, mơ mộng, phẳng lặng

Trong từ có 1 tiếng có nghĩa, 1 tiếng không có nghĩa nhưng 2 tiếng không có quan hệ âm là từ ghép.

Trong từ có một từ có gốc Hán, hình thức giống như từ láy, nhưng các tiếng đều có nghĩa, đó là từ ghép: bình minh, cần mẫn, tham lam, bảo bối, hoan hỉ, ban bố, chân chất, hảo hạng.

Từ không có quan hệ về âm lẫn về nghĩa, từ thuần việt: tắc kè, bù nhìn, bồ hóng và các từ vay mượn: mì chính, xà phòng.. đó là từ ghép đặc biệt.

Từ mà chúng ta nhìn vào nó có nghĩa bao trùm: sách vở, ăn uống, hoa quả,…

Từ mà phân loại người hay vật: “hạt ngô” phân biệt với hạt lúa, hạt mè,.. hay “hoa hồng” phân biệt với hoa lan, hoa huệ,..

Cách phân biệt từ ghép và từ láy

Cách 1: Đảo lộn các tiếng

Cách đơn giản nhất để phân biệt từ ghép và từ láy là đảo lộn các tiếng với nhau nếu đảo được mà đọc lên vẫn hiểu nghĩa thì đó là từ ghép, nếu không có nghĩa gì là từ láy âm.

Ví dụ: từ loè loẹt là từ láy âm vì đảo ngược lại loẹt loè không có ý nghĩa gì, nhưng từ hoa quả đổi lại quả hoa cũng có nghĩa.

Các từ tương tự như: mờ mịt, tối tăm, thẫn thờ, giữ gìn,…

Ngược lại nếu đảo không được là từ láy

Ví dụ rõ ràng, thấm thoát, lạnh lùng, may mắn,..

Xem xét các tiếng tạo thành có tiếng nào là từ Hán việt hay không?

Từ láy âm có 1 trong 2 âm tiết thuộc từ Hán Việt thì nó là từ ghép, cho dù nhìn nó có vẻ là dạng láy tự nhiên:

Ví dụ: minh mẫn, cập kê, tử tế, tương tư,…

Xem xét nghĩa hai tiếng tạo thành

Từ có hai tiếng đều có nghĩa như: máu mũ, che chắn, trai trẻ thì mặc dù chúng giống nhau phụ âm đầu hay phần vần thì nó vẫn không phải là từ láy, mà là từ ghép.

Nếu từ có một tiếng có nghĩa thì là từ láy âm: lạnh lùng, đau đớn, ngất ngây,..

Từ ghép trong tiếng Anh

Trong ngữ pháp tiếng Anh có nhiều loại từ khác nhau: danh từ, tính từ, phó từ,cụm danh từ,… tất cả cũng có vai trò hoàn thành và thể hiện ý nghĩa cho câu văn. Và từ ghép (phức từ) trong tiếng Anh được tạo thành bằng cách ghép các tiếng có quan hệ nghĩa, bổ sung nghĩa cho nhau tạo nên một ý nghĩa hoàn chỉnh cho câu nói hay câu văn.

Từ ghép là gì? 3 cách phân biệt từ ghép, từ láy nhanh và dễ hiểu nhất 6

Từ ghép trong tiếng Anh bổ nghĩa cho danh từ phía sau nó

Ví dụ: Grey – haired ( tóc màu xám)

Strong – minded( tinh thần mạnh mẽ)

Slow – paid ( được trả tiền thấp)

Full – grown ( phát triển toàn diện)

North- west( phía Tây bắc)

Danh từ ghép trong tiếng Anh là gì?

Danh từ ghép là danh từ gồm 2 từ trở lên ghép lại với nhau. Trong tiếng Anh thường là sự kết hợp của 1 danh từ với 1 danh từ khác, hoặc 1 danh từ với 1 tính từ.

Trong danh từ kép, từ phía trước sẽ bổ nghĩa và mô tả cho từ đứng phía sau. Mô tả đồ vật mà từ phía sau nói đến, hay là chỉ ra mục đích sử dụng của đồ vật mà từ đầu tiên đang nói đến.

Ví dụ: Black(màu đen), Board( bảng) ghép lại với nhau: Blackboard: Bảng đen.

Foot(Chân), Ball( trái bóng) ghép lại với nhau: Football: đá bóng, môn thể thao bóng đá.

Bedroom, bed( giường)+ room(phòng)

Boyfriend, boy(con trai)+ friend( bạn)

Một số ví dụ cơ bản tạo nên từ ghép trong tiếng anh

Công thức: Tính từ- tính từ

Dead-tired: quá mệt mỏi

Blue-Black: màu xanh đen

North- West: phía Tây bắc

Công thức: Tính từ- danh từ

Deep-sea: biển sâu

Full-length: toàn thân

Red-carpet: trải thảm đỏ

Công thức: Danh từ – tính từ

Nation- wide: khắp cả nước

Duty- free: miễn thuế

Air- tight: kín gió

Home- sick: nhớ nhà

Sea- sick: sây sóng

Air- sick: say máy bay

Water- proof: chống nước

Lightning- fast: nhanh như chớp

Top-most: cao nhất

Brand- new: nhẫn biệu mới

Công thức : Danh từ- quá khứ phân từ(V3/ V-ed)

Handmade : làm bằng tay, thủ công

Heart- broken: đau khổ

Nerve- racking: căng thẳng

Wind- blown: gió thổi

Air- conditioned: điều hòa

Home- made: tự làm tại nhà

Công thức: Danh từ- hiện tại phân từ

Money-making: làm ra tiền

Hair-raising: dựng tóc gáy

Heart-breaking: cảm động

Top-ranking: xếp hàng đầu

Công thức: Tính từ- phân từ-ing

Esa-going: dễ tính

Long-lasting:lâu dài

Good-looking: đẹp trai

Sweet-smelling: mùi ngọt

Far- reaching: tiến xa

Công thức: Trạng từ- phân từ

Outspoken: thẳng thắn

Well- behaved: lễ phép

Well- educated: giáo dục tốt

Well- prepared: chuẩn bị tốt

Newly- born: mới sinh

Công thức: Tính từ- phân từ

Good- looking: nhìn xinh xắn

Easy- going: thoải mái

High- ranking: cấp cao

Middle- ranking: cấp trung

Long- lasting: dài lâu

Far- reaching: tiến ra xa

Sweet- smelling: mùi ngọt ngào

Công thức : Tính từ – Danh từ-(ed)

Old- fashioned: lỗi thời

Kind – hearted: tốt bụng  

Low- spirited: chán nản

Fair- skinned: trắng trẻo

Strong- minded: kiên quyết, mạnh mẽ

Công thức:   Từ chỉ số lượng- danh từ

A four- bedrooms house: nhà có bốn phòng ngủ

A fifteen-year- old girl: cô gái tuổi 15

Một số trường hợp đặc biệt không theo quy tắc:

Run-down

Hard-up

So-so

All-out: hết sức

Well-off: Khá giả

Dead-ahead: thẳng phía trước

Hit or miss: ngẫu nhiên

Free and easy: thoải mái

Life and dead: sinh tử

Day-to-day: hằng ngày

Cast-up: bị bỏ rơi

Stuck-up: kiêu kì

Worn-out: hao mòn, kiệt sức

Nhiều cách khác nhau để tạo nên từ ghép trong ngôn ngữ Anh, bạn muốn sử dụng loại ngôn ngữ này thì hãy cố gắng trau dồi nó thêm, trên đây chỉ là một vài công thức chúng ta thường thấy mà thôi.

Bài tập về từ ghép

Bài 1: Hãy xếp các từ phức sau thành hai loại: Từ ghép và từ láy: sừng sững, chung quanh, lủng củng, hung dữ, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí.

Gợi ý đáp án

Từ ghép: chung quanh, hung dữ, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí.

Từ láy: sừng sững, lủng củng, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai

Bài 2:

a. Những từ nào là từ láy

Ngay ngắn, Ngay thẳng, Ngay đơ

Thẳng thắn, Thẳng tuột, Thẳng tắp

b. Những từ nào không phải từ ghép?

Chân thành, Chân thật, Chân tình

Thật thà, Thật sự, Thật tình

Gợi ý đáp án

a) Từ là từ láy là: Ngay ngắn, Thẳng thắn,

b) Những từ không phải từ ghép: Thật thà,

Bài 3: Từ láy “xanh xao” dùng để tả màu sắc của đối tượng:

a. da người

b. lá cây còn non

c. lá cây đã già

d. trời.

Đáp án a

Bài 4: Xếp các từ: châm chọc, chậm chạp, mê mẩn, mong ngóng, nhỏ nhẹ, mong mỏi, phương hướng, vương vấn, tươi tắn vào 2 cột: từ ghép và từ láy.

Gợi ý trả lời

Từ láy Từ ghép
chậm chạp, mê mẩn, nhỏ nhẹ, mong mỏi, tươi tắn, vương vấn châm chọc, mong ngóng, phương hướng

Bài 5:

a. Tạo 2 từ ghép có nghĩa phân loại, 2 từ ghép có nghĩa tổng hợp, 1 từ láy từ mỗi tiếng sau: nhỏ, sáng, lạnh.

b. Tạo 1 từ ghép, 1 từ láy chỉ màu sắc từ mỗi tiếng sau: xanh, đỏ, trắng, vàng, đen.

Bài 6: Cho các từ: mải miết, xa xôi, xa lạ, phẳng lặng, phẳng phiu, mong ngóng, mong mỏi, mơ mộng.

a. Xếp những từ trên thành 2 nhóm: từ ghép, từ láy.

b. Cho biết tên gọi của kiểu từ ghép và từ láy ở mỗi nhóm trên.

Gợi ý trả lời

a)

Từ láy Từ ghép
mải miết, xa xôi, phẳng phiu,  mong mỏi, mơ mộng. xa lạ, phẳng lặng, mong ngóng

b) 

Từ láy Từ ghép

Từ láy bộ phận Từ láy toàn bộ Từ ghép tổng hợp Từ ghép phân loại
mải miết,  xa xôi, phẳng phiu, mong mỏi, mơ mộng. xa lạ, phẳng lặng, mong ngóng

Bài 7: Cho đoạn văn sau:

“Đêm về khuya lặng gió. Sương phủ trắng mặt sông. Những bầy cá nhao lên đớp sương “tom tóp”, lúc đầu còn loáng thoáng dần dần tiếng tũng toẵng xôn xao quanh mạn thuyền”.

a. Tìm những từ láy có trong đoạn văn.

b. Phân loại các từ láy tìm được theo các kiểu từ láy đã học.

Gợi ý trả lời

a. Những từ láy có trong đoạn văn: tom tóp, loáng thoáng, tũng toẵng, xôn xao, dần dần

b. Từ láy bộ phận: tom tóp, tũng toẵng, xôn xao,  loáng thoáng

Từ láy toàn bộ: dần dần

Bài 8: Xác định rõ 2 kiểu từ ghép đã học (từ ghép có nghĩa phân loại, từ ghép có nghĩa tổng hợp) trong các từ ghép sau: nóng bỏng, nóng ran, nóng nực, nóng giãy, lạnh buốt, lạnh ngắt, lạnh giá.

Gợi ý trả lời

Từ ghép phân loại Từ ghép tổng hợp
nóng ran, nóng nực, nóng giãy, lạnh ngắt nóng bỏng, lạnh buốt, lạnh giá

Bài 9: Tìm các từ láy có 2, 3, 4 tiếng

Gợi ý trả lời

Từ láy có 2 tiếng: long lanh, lung linh, lả lướt, xinh xẻo

Từ láy có 3 tiếng: sạch sành sanh, tất tần tật

Từ láy có 4 tiếng: kẽo kà kẽo kẹt, đỏng đà đỏng đảnh

Bài 10: Em hãy ghép 5 tiếng sau thành 9 từ ghép thích hợp: thích, quý, yêu, thương, mến.

Gợi ý trả lời

Ghép 5 tiếng thành 9 từ ghép:

yêu thương, mến yêu, thương mến, quý mến, yêu quý, yêu thích, thương yêu, quý thương, mến thích

Bài 11: Xác định từ láy trong các dòng thơ sau và cho biết chúng thuộc vào loại từ láy nào:

Gió nâng tiếng hát chói chang
Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời
Tay nhè nhẹ chút, người ơi
Trông đôi hạt rụng hạt rơi xót lòng.
Mảnh sân trăng lúa chất đầy
Vàng tuôn trong tiếng máy quay xập xình
Nắng già hạt gạo thơm ngon
Bưng lưng cơm trắng nắng còn thơm tho.

Gợi ý trả lời

Các từ láy trong các dòng thơ là: chói chang, long lanh, nhè nhẹ, xập xình, bưng lưng, thơm tho

Từ láy bộ phận: chói chang, long lanh, xập xình, bưng lưng, thơm tho

Từ láy toàn bộ: nhè nhẹ,

Bài 12: Tìm từ đơn, từ láy, từ ghép trong các câu:

a. Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới… Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót.

b. Chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên. Cái bóng chú nhỏ xíu lướt nhanh trên mặt hồ. Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng.

c. Ngoài đường, tiếng mưa rơi lộp độp, tiếng chân người chạy lép nhép.

d. Hằng năm, vào mùa xuân, tiết trời ấm áp, đồng bào Ê đê, Mơ-nông lại tưng bừng mở hội đua voi.

e. Suối chảy róc rách.

Gợi ý trả lời

Câu Từ đơn Từ ghép Từ láy
a Mưa, những, rơi, mà, như mùa xuân, hạt mưa, bé nhỏ xôn xao, phơi phới, mềm mại, nhảy nhót
b Chú, lên, bay, trên, và tung cánh, vọt lên, cái bóng, nhỏ xíu, lướt nhanh, mặt hồ, trải rộng, lặng sóng chuồn chuồn, mênh mông
c tiếng, chạy Ngoài đường, mưa rơi, chân người lộp độp, lép nhép
d vào, lại mùa xuân, tiết trời, đồng bào, Ê đê, Mơ-nông, mở hội, đua voi ấm áp, tưng bừng
e Suối, chảy róc rách

 

Bài 13: Tìm từ láy trong đoạn văn sau:

Bản làng đã thức giấc. Đó đây, ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp. Ngoài bờ ruộng đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyện rì rầm, tiếng gọi nhau í ới.

Tảng sáng, vòm trời cao xanh mênh mông. Gió từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng mát rượi.

Bài 14: Tìm những tiếng có thể kết hợp với “lễ” để tạo thành từ ghép. Tìm từ cùng nghĩa và từ trái nghĩa với từ “lễ phép”.

Bài 15: Cho 1 số từ sau: thật thà, bạn bè, hư hỏng, san sẻ, bạn học, chăm chỉ, gắn bó, bạn đường, ngoan ngoãn, giúp đỡ, bạn đọc, khó khăn.

Hãy xếp các từ trên vào 3 nhóm:

a. Từ ghép tổng hợp.

b. Từ ghép phân loại.

c. Từ láy.

Bài 16: Trong bài: “Tre Việt Nam” nhà thơ Nguyễn Duy có viết:

“Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau tre chẳng ở riêng
Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người”.

Trong đoạn thơ trên, tác giả ca ngợi những phẩm chất nào của tre?

Tác giả đã dùng cách nói gì để ca ngợi những phẩm chất đó.

Bài 17: Phân các từ ghép sau thành 2 loại:

Học tập, học đòi, học hỏi, học vẹt, học gạo, học lỏm, học hành, anh cả, anh em, anh trai, anh rể, bạn học, bạn đọc, bạn đường.

Bài 18: So sánh hai từ ghép sau đây:

Bánh trái (chỉ chung các loại bánh).

Bánh rán (chỉ loại bánh nặn bằng bột gạo nếp, thường có nhàn, rán chín giòn).

a) Từ ghép nào có nghĩa tổng hợp (bao quát chung) ?

b) Từ ghép nào có nghĩa phân loại (chỉ một loại nhỏ thuộc phạm vi nghĩa của tiếng thứ nhất) ?

Bài 19: Xếp các từ láy trong đoạn văn sau vào nhóm thích hợp :

Cây nhút nhát

Gió rào rào nổi lên. Có một tiếng động gì lạ lắm. Những chiếc lá khô lạt xạt lướt trên cỏ. Cây xấu hổ co rúm mình lại. Nó bỗng thấy xung quanh lao xao. He hé mắt nhìn: không có gì lạ cả. Lúc bấy giờ nó mới mở bừng những con mắt lá và quả nhiên không có gì lạ thật.

a) Từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu.

b) Từ láy có hai tiếng giống nhau ở vần.

c) Từ láy có hai tiếng giống nhau ở cả âm đầu và vần.

Bài 20. Tìm các từ láy trong các câu thơ trích dưới đây :

a) Dưới trăng quyên đã gọi hè,

Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông (Nguyễn Du)

b) Ngoài kia chú vạc / Lặng lẽ mò tôm / Bên cạnh sao hôm / Long lanh đáy nước (Võ Quảng)

Bài 21. Các từ nhà báo, nhà ngói, nhà trường, nhà văn, nhà bạt, nhà in, nhà thơ, nhà kính, nhà hát …

a) Các từ trên là từ ghép loại gì ? (TG Phân loại) .

b) Tìm căn cứ chia các từ trên thành 3 nhóm.

Bài 22. Các từ sau, từ nào là từ láy, từ nào là từ ghép :

Nhỏ nhẹ, trắng trợn, tươi cười, tươi tắn, lảo đảo, lành mạnh, ngang ngược, trống trải, chao đảo, lành lặn.

Bài 23. Phân chia các từ sau thành 2 loại hình dáng và tính chất: thon thả, mập mạp, dịu hiền, đen láy, thật thà, chu đáo, nhanh nhẹn, hoà nhã.

Bài 24. Phân các từ ghép sau thành hai loại: từ ghép có nghĩa phân loại và từ ghép có nghĩa tổng hợp

Anh em, anh cả, em út, em giá, chị gái, chị dâu, chị em, ông nội, ông ngoại, ông cha, ông bà, bố nuôi, bố mẹ, chú bác, câu mợ, con cháu, hòa thuận, thương yêu, vui buồn.

Qua bài viết ở trên, Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội đã giúp các em học sinh làm rõ vấn đề: từ ghép là gì, công dụng của từ ghép, các loại từ ghép phổ biến, phân biệt từ láy và từ ghép, bài tập minh họa. Các em học sinh có thể truy cập website Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội để tìm hiểu các bài viết hữu ích, phục vụ cho quá trình học tập và thi cử của mình.

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *