Phép diễn dịch và quy nạp là gì?

Có nhiều phương pháp giúp chúng ta làm văn nghị luận, văn thuyết minh như phép phân tích và tổng hợp, phép quy nạp, phép diễn dịch… Vậy hai phép diễn dịch và quy nạp là gì? Hãy cùng Trường THPT Phạm Hồng Thái tìm hiểu bài viết thuộc chủ đề văn học này nhé.

phép diễn dịch và quy nap là gì
phép diễn dịch và quy nạp là gì?

Tổng hợp Phép diễn dịch và quy nạp là gì?

Hãy cùng tìm hiểu khái niệm và các ví dụ phép diễn dịch và quy nạp là gì ở bên dưới nhé.

Phép diễn dịch là gì?

Hãy cùng tìm hiểu khái niệm và các ví dụ phép diễn dịch là gì ở bên dưới nhé.

a – Khái niệm diễn dịch

Phép diễn dịch là một đoạn văn trong đó câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát đứng ở đầu đoạn văn, các câu còn lại sẽ dựa vào câu khái quát đó để triển khai ý tưởng chủ đề, mang ý nghĩa minh họa, cụ thể và chi tiết cho chủ đề chính đó.

Các câu triển khai được thực hiện bằng các thao tác gồm: giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận và có thể kèm theo những nhận xét, đánh giá, bình luận và bộc lộ sự cảm nhận của người viết.

b – Ví dụ phép diễn dịch

Đau thương bao giờ cũng là nguồn cảm hứng nhân đạo chủ nghĩa lớn lao của văn học nghệ thuật.

Nguyễn du, Tônxtôi, Lỗ Tấn… đã trở thành những nghệ sĩ lớn trước hết là vì hơn bất kỳ ai họ đã thông cảm sâu sắc và đau đớn da diết những nỗi đau nhân tình trong thời đại họ…

Ta thấy câu đầu tiên là “ Đau thương bao giờ cũng là … nghệ thuật” là câu chủ đề của đoạn văn trên. Và một nguyên lý phổ biến là đoạn đầu tiên trong phép diễn dịch bao giờ cũng có từ “ là “.

Quy nạp là gì?

Hãy cùng tìm hiểu khái niệm và các ví dụ phép quy nạp là gì ở bên dưới nhé.

a – Khái niệm quy nạp

Phép quy nạp là đoạn văn được trình bày đi từ các ý nhỏ đến ý lớn, từ các ý chi tiết đến ý khái quát, từ ý luận cứ cụ thể đến ý kết luận bao trùm.

Theo cách trình bày này. câu chủ đề nằm ở vị trí cuối đoạn văn. Ở vị trí này, câu chủ đề không làm nhiệm vụ định hướng nội dung triển khai cho toàn bộ đoạn văn mà nhiệm vụ chính là khép lại, kết luận, khẳng định lại nội dung cho đoạn văn ấy.

Các câu được trình bày bằng các thao tác gồm: lập luận, chứng minh, minh họa, cảm nhận hay rút ra nhận xét, đánh giá chung.

b – Ví dụ quy nạp

Những đứa con từ khi sinh ra đến khi trưởng thành, phần lớn thời gian là gần gũi và thường là chịu ảnh hưởng từ người mẹ hơn người cha. Chúng được mẹ cho bú sữa, bồng ẵm, dỗ dành, tắm giặt, ru ngủ, cho ăn uống, chăm sóc rất nhiều khi ốm đau… Với việc nhận thức thông qua quá trình bé tự quan sát, học hỏi tự nhiên hàng ngày và ảnh hưởng đặc biệt các đức của người mẹ, đã hình thành dần dần bản tính của đứa con theo kiểu” mưa dầm, thấm lâu”. Ngoài ra, những đứa trẻ thường là thích bắt chước người khác thông qua những hành động của người gần gũi nhất chủ yếu là người mẹ. Chính người phụ nữ là người chăm sóc và giáo dục con cái chủ yếu trong gia đình.

Tổng phân hợp là gì?

Hãy cùng tìm hiểu khái niệm và các ví dụ tổng phân hợp là gì ở bên dưới nhé.

a – Khái niệm phép tổng phân hợp

Đoạn văn tổng phân hợp là đoạn văn phối hợp 2 phép diễn dịch và quy nạp. Câu mở đầu đoạn nêu ý khái quát bậc một, các câu tiếp theo khai triển ý khái quát, câu kết đoạn là ý khái quát bậc hai mang tính chất nâng cao, mở rộng thêm về chủ đề chính.

Những câu triển khai được thực hiện bằng thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, nhận xét hoặc nêu cảm tưởng. để từ đó đề xuất nhận định đối với chủ đề, tổng hợp lại, khẳng định thêm giá trị của vấn đề.

b – Ví dụ phép tổng phân hợp

Thế đấy, biển luôn luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển xanh thẳm, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận dữ… Như một cơn người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.

Kết luận:

Đây là đáp án cho câu hỏi phép diễn dịch và quy nạp là gì chi tiết và đầy đủ nhất. Trường THPT Phạm Hồng Thái hy vọng qua các giải nghĩa trên sẽ giúp ích các bạn trong việc học tập của mình. Để hiểu hơn về giới trẻ cũng như các từ ngữ mới, mời các bạn truy cập vào mục “Là gì” của THPT Phạm Hồng Thái. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết.

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *