Niết bàn là gì là thắc mắc của rất nhiều người đang và muốn tu theo Phật pháp. Đây là cõi như thế nào mà chúng sinh đều muốn hướng tới khi đang còn hiện diện trong đời. Cùng khám phá tất cả thông tin liên quan đến niết bàn thông qua bài viết này. Để có thể hiểu sau hơn và chi tiết hơn về Niết bàn nhé.
Niết bàn là gì?
Những ai theo Phật Giáo hoặc đang tìm hiểu thông tin Phật giáo. Thì chắc chắn rằng đã từng nghe qua cụm từ “Niết bàn” nhiều lần. Thế nhưng cụm từ Niết bàn là gì? Có ý nghĩa như thế nào, xuất phát từ đây… thì lại rất hiếm người hiểu rõ về nó. Vậy khái niệm niết bàn là gì sẽ được giải đáp theo nhiều phương diện khác nhau. Do đó, để giúp các bạn hiểu chính xác về niết bàn là gì? Thì ngay sau đây Wikikienthuc xin được giải thích như sau:
Niết bàn là nghĩa tiếng Việt, theo phiên âm tiếng Sanskrit đọc là Nirvana. Theo phiên âm tiếng Pali đọc là Nibhana. Trong đó, tiếng Sanskrit được xem là điểm mấu chốt được ứng dụng phổ biến. Tính đến thời điểm hiện tại có rất nhiều nhà nghiên cứu Phật pháp. Đã chiết tự chữ của Sanskrit để luận giải Niết bàn là gì.
Cụ thể theo Đoàn Trung – học giả lĩnh vực phật pháp – luận rằng: nir hay gọi là Niết có nghĩa là rời khởi, li khai. Còn vân hay gọi là Bàn có nghĩa là chốn tăm tối, u mê, bể khổ trầm luân. Như vậy, về cơ bản có thể hiểu rằng Niết bàn là cõi thiêng liêng. Nơi con người thối trừ mọi dơ bẩn ô nhục của đời sống luân hồi. Nơi này hướng tới sự trong sạch, thanh khiết về đời sống tâm hồn và thể xác con người.
Tuy nhiên cần khẳng định rằng niết bàn tồn tại ở tâm của mỗi con người. Đây không phải là chốn hiện hữu, dù là ở trên trời hay dưới đất. Rất nhiều người định nghĩa niết bàn là gì theo hướng giống như thiên đường (bên đạo Thiên chúa giáo, tin lành,…). Song niết bàn là nơi tiềm thức, suy nghĩ, tâm trí được thanh tịnh. Chứ không phải là nơi đi về cuối cùng sau khi rời khỏi thế gian.
Hai loại Niết bàn trong Phật giáo
Hiện nay theo các tài liệu Phật giáo chỉ rõ niết bàn chia làm 02 loại cụ thể. Hãy cùng bài viết tìm hiểu thông tin từng loại chi tiết nhất nhé.
1. Niết bàn Hữu Dư Y
Đây là Niết bàn có thể đạt được khi còn đang được sống. Là đích hướng tới của mỗi người hướng theo Phật pháp. Trong loại Niết bàn này, con người vẫn làm việc, sinh hoạt nhưng phải tuân theo các giới luật nhất định. Với niết bàn Hữu Dư Y, mọi người sẽ bị chi phối bởi đời sống thực tại. Bao gồm các mối quan hệ, tư tưởng, sinh lão bệnh tử,…không thể tránh khỏi.
2. Niết Bàn Vô Dư Y
Đây là loại Niết bàn sẽ đạt đến khi thân xác đã mất đi tiếp tục tu hành rèn luyện. Niết Bàn Vô Dư Y là cõi mà các vị chư Phật, bồ tát đã tu thành chánh quả làm được. Khi đạt tới niết bàn này không còn bị ràng buộc bởi đời sống hay tham sân si, khổ ải trần gian.
Những hướng đi có thể dẫn con người vào cõi Niết bàn
Tiếp sau câu hỏi Niết bàn là gì thì làm sao để đi vào cõi niết bàn được nhiều người quan tâm. Muốn đạt tới cảnh giới thanh tịnh trong tâm hồn, bạn phải làm được 02 điều cơ bản sau đây.
1. Lập được giới luật cho bản thân
Trong quan niệm Phật giáo, đời sống mà hàng tỷ người đang sinh hoạt, làm việc chỉ là cõi tạm thời. Do đó sự hòa hợp giữa con người – người; người – thiên nhiên, vũ trụ được đề cao. Muốn tâm thanh tịnh, đạt đến cõi niết bàn. Trước tiêm mỗi người cần đặt ra giới luật riêng cho bản thân. Đương nhiên cần tuân theo phương ý nhà Phật và kiên trì thực hiện đến cùng. Vậy cụ thể những giới luật cần đặt ra là gì?
Trước hết, muốn tâm tịnh, hồn an yên hãy tạm ngừng vĩnh viễn việc sát sinh và gây hại cho kẻ khác. Không chạm đến mạng sống của bất kỳ loài vật nào, tránh mùi máu tanh sẽ giúp tâm hồn nhẹ nhàng, thanh tịnh hơn. Đặc biệt, không làm người khác tổn thương dù là việc thể xác hay lời nói làm tổn hại tinh thần. Kiêng kị được những việc như trên đã được xem là hoàn thành bước thứ nhất trong hành trình đến niết bàn.
2. Định – bước kế tiếp để tâm hồn chạm tay đến cõi Niết bàn
Tiếp theo việc định ra giới luật, hãy để tâm hồn thanh tịnh bằng cách chọn nơi sinh sống. Nơi đó không cần bon chen phố thị, luôn có góc để ngẫm mình, xét mình. Luôn thực hành tính kiên nhẫn, tha thứ, bao dung…cho mọi việc ở trên đời. Trong “định”, hãy để tâm của mình được yên tĩnh. Không nghĩ nhiều về chuyện phù phiếm, tư tưởng rời xa lối sống ích kỷ, vụ lợi.
Đạt được sự thành công khi loại bỏ được tham, sân, si… giữ được trạng thái thư giãn, yên bình. Hơn nữa theo như trong triết lý Phật giáo, giữ “định” chạm tới niết bàn cần tránh xa được phiền não, giận hờn, biếng nhác, xao động và tâm thái nghi ngờ kẻ khác. Tâm phải như mặt nước hồ mùa thu, nhẹ nhàng mà thanh khiết, trong sáng và êm dịu.
Chắc chắn qua bài viết, bạn đã trả lời được thắc mắc Niết bàn là gì đặt ra ở phần mở đầu. Không trừu tượng xa vời, niết bàn là cõi sống vui vẻ, an lành trong tâm tưởng mà con người có thể có được trong đời sống.