Cùng Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội tìm hiểu Lòng tự trọng là gì? Biểu hiện của lòng tự trọng như thế nào?
Lòng tự trọng là gì?
Lòng tự trọng là sự coi trọng phẩm chất, danh dự và tư cách của bản thân mỗi người. Bất kỳ ai cũng đều có lòng tự trọng. Nếu mất lòng tự trọng, bạn sẽ đánh mất chính bản thân mình.
Người có lòng tự trọng là những người hiểu giá trị của mình, biết mình là ai, mình có những gì,… Và họ luôn cố gắng bảo vệ lòng tự trọng đó của mình, không cho bất kỳ ai xâm phạm và cũng không bao giờ làm những điều trái lương tâm.
Lòng tự trọng được chia thành 2 cấp bậc là: lòng tự trọng cao và lòng tự trọng thấp. Những người có lòng tự trọng thấp luôn nhìn nhận vấn đề theo hướng tiêu cực, phiến diện. Họ luôn nghĩ những thứ đang xảy ra không quan trọng đối với họ và có cách cư xử, suy nghĩ làm mất đi giá trị của bản thân. Ngược lại với những người có lòng tự trọng, họ không bao giờ coi rẻ giá trị bản thân vì bất cứ điều gì, mọi hành động và suy nghĩ của họ đều cho thấy họ là người liêm khiết, chính trực, dám làm dám nhận.
Phân cấp lòng tự trọng
Ai ai cũng có lòng tự trọng chỉ là khác nhau về mức độ thôi. Tự trọng được chia thành hai cấp bậc là lòng tự trọng cao và lòng tự trọng thấp. Cụ thể:
- Những người có lòng tự trọng thấp đa phần là những người ích kỷ, bất chấp tất cả thủ đoạn để đạt được lợi ích cá nhân. Họ luôn nhìn nhận vấn đề theo chiều hướng tiêu cực, phiến diện. Những người có lòng tự trọng thấp sẽ cho rằng những điều đang xảy ra không hề quan trọng đối với họ và có cách cư xử làm mất đi giá trị bản thân.
- Ngược lại, những người có lòng tự trọng cao sẽ không bao giờ coi rẻ giá trị của bản thân vì bất cứ điều gì. Tất cả hành động, suy nghĩ của họ đều toát ra là những người liêm khiết, chính trực, dám làm dám nhận. Đối với những người có lòng tự trọng cao, lòng tự trọng chính là kim chỉ nam cho mọi suy nghĩ và hành động. Lòng tự trọng sẽ là động lực để họ luôn cảm thấy tự tin, phát triển bản thân và sự nghiệp dù gặp bất kỳ hoàn cảnh nào.
Vì sao mỗi chúng ta phải có lòng tự trọng?
Không chỉ là một phẩm chất cao quý, lòng tự trọng còn mang đến nhiều ý nghĩa tích cực cho con người như:
- Giúp chúng ta biết cách tôn trọng bản thân cũng như tôn trọng người khác.
- Tạo động lực để chúng ta vượt qua mọi khó khăn, gian khổ trong cuộc sống để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tự trọng là động lực để chúng ta mạnh mẽ bước tiến và gặt hái nhiều thành công.
- Nâng cao phẩm giá và sự uy tín cho bản thân.
- Được nhiều người yêu quý, nể phục và tôn trọng.
Lòng tự trọng giúp con người nhìn nhận vấn đề theo hướng tích cực, tạo động lực và tự tin vững bước trên con đường của chính mình.
Lòng tự trọng chính là cầu nối gắn kết niềm tin và tư duy. Người có tự trọng cao luôn nhìn nhận vấn đề theo chiều hướng tích cực. Họ lấy nguồn năng lượng lạc quan làm kim chỉ nam cho mọi hành động của bản thân. Và cũng từ những tín hiệu tích cực đó, người tự trọng cao sẽ biết cách tạo động lực và tự tin bước đi trên con đường của mình.
Với người có tự trọng thấp thì khác. Lăng kính tiêu cực luôn là điều họ bị chi phối. Từ đó họ dễ dàng cư xử theo hướng làm mất giá trị của bản thân. Điều này tác động trực tiếp đến hình ảnh của họ trong mắt đối phương, khiến tâm trí họ mông lung và mất đi sự định hướng. Nếu không muốn tương lai bị ảnh hưởng, việc nuôi dưỡng lòng tự trọng là điều mà tất cả chúng ta nên làm ngay hôm nay.
Những biểu hiện đặc trưng của lòng tự trọng
Khi cuộc sống ngày càng xô bồ thì lòng tự trọng ngày càng được đề cao. Con người cần phải có lòng tự trọng để biết cách đối nhân xử thế, biết mình cần làm gì và muốn làm gì để phân biệt được đúng – sai, phải – trái, ngăn chặn bản thân làm những việc trái với lương tâm.
Mỗi chúng ta không phải ai sinh ra đều hoàn hảo cả. Ai cũng có những khuyết điểm cần sửa chữa và khắc phục từng ngày. Và chính lòng tự trọng sẽ là kim chỉ nam giúp chúng ta có hướng đi cụ thể, rõ ràng hơn cho bản thân.
Trong cuộc sống, lòng tự trọng hiện hữu trong mọi hoạt động sống thường ngày, từ những việc to lớn cho đến những hành động rất nhỏ. Có thể liệt kê một vài biểu hiện của lòng tự trọng như:
- Luôn cố gắng hoàn thành công việc mình chịu trách nhiệm bằng chính năng lực bản thân.
- Sẵn sàng đứng ra chịu trách nhiệm khi có vấn đề xảy ra, không bao giờ đổ lỗi cho người khác để phủ nhận sai sót của bản thân.
- Tự nhận ra lỗi lầm của bản thân và lắng nghe góp ý của người khác với thái độ cầu tiến.
- Sống nhã nhặn, luôn chan hòa vui vẻ với người khác. Họ luôn ý thức rằng tôn trọng người khác là tôn trọng chính bản thân mình.
- Có chứng kiến, kiên định với các định hướng, mục tiêu của bản thân, không bị ảnh hưởng bởi những yếu tố tiêu cực.
- Ngoài ra, tự trọng còn được thể hiện trong nhiều hành động nhỏ như: không tham tiền bạc của người khác, nhặt được của rơi trả lại cho người mất. Lỡ va quệt vào người khác khi tham gia giao thông thì sẽ xin lỗi, hỏi han người đó cẩn thận,….
Hậu quả khi đánh mất lòng tự trọng là gì?
Một người không có lòng tự trọng sẽ rất khó để có thể thành công. Họ luôn cảm thấy mình thiệt thòi hơn người khác, không đủ tài năng, không đủ giỏi giang. Do vậy, họ thường có khuynh hướng bộc lộ những điều xấu, không dám đặt ra mục tiêu phát triển cho bản thân. Họ không có niềm tin rằng mình xứng đáng và có cơ hội thành công. Do vậy, họ thu mình vào vỏ ốc chật hẹp, không dám làm bất cứ điều gì bởi họ sợ phạm sai lầm, sợ thất bại, sợ bị người khác từ chối. Họ cũng rất dễ bị tổn thương và dễ tự ái.
Từ đó, họ cảm thấy mình vô dụng và bất lực, không thể thay đổi được điều gì. Từ đó, khiến họ có khuynh hướng coi thường, lăng mạ người khác.
Làm gì để nâng cao lòng tự trọng?
Suy nghĩ chín chắn hơn
Những suy nghĩ tích cực sẽ luôn là liều thuốc bổ giúp bạn thoát khỏi sự u mê, lạc lối. Hãy giữ cho mình thái độ sống tích cực, luôn lạc quan, yêu đời. Hãy tự biến mình trở thành chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất cho bản thân. Tự an ủi tinh thần để bạn có động lực cố gắng và có những suy nghĩ tích cực hơn nhé!
Đặt kỳ vọng và mục tiêu cho bản thân
Hãy ghi ra tất cả những điều mà bạn muốn thực hiện ra một tờ giấy. Ví dụ như quyết định học một ngôn ngữ mới, giao lưu kết bạn, làm tình nguyện viên,… Chỉ khi bạn có những mục tiêu cụ thể thì bạn mới có định hướng cho những hành động tiếp theo của bản thân. Hãy bắt đầu từ những mục tiêu đơn giản nhất vì nó dễ thực hiện và tạo sự khích lệ cho bản thân cực kỳ hiệu quả.
Giúp đỡ người khác
Khi bạn cho đi một điều gì, thứ bạn nhận lại không phải là giá trị vật chất nhưng nó vẫn khiến bạn cảm thấy hạnh phúc và an nhiên. Đây chính là yếu tố quan trọng giúp bạn tăng sự hài lòng với bản thân. Từ đó giúp trau dồi lòng tự trọng trong mỗi cá nhân.
Thay đổi cái nhìn về sự hoàn hảo
Trên đời này không có bất cứ thứ gì sinh ra đều hoàn hảo cả. Và độ hoàn hảo như thế nào sẽ phụ thuộc vào cách nhìn nhận cũng như suy nghĩ của mỗi người. Nhiều người vẫn cho rằng sự hoàn hảo là đích đến và là động lực để tạo sự cố gắng cho tất cả việc làm của mình. Thay vì hướng đến những mơ ước và hoài bão viển vông, hãy không ngừng cố gắng, nỗ lực, chắc chắn sẽ mang đến cho bạn những thành quả xứng đáng. Có mơ ước, khát khao là một điều tốt song chỉ suốt ngày nghĩ về nó mà quên đi những việc cần phải làm để đạt được nó thì điều đó là không nên.
Hãy ngừng so sánh bản thân với những người khác
Sự so sánh chỉ khiến bạn thiếu tự tin, mất niềm tin vào bản thân và chỉ cảm thấy mình thua kém so với những người khác. Hãy luôn nhớ rằng, mọi sự so sánh đều là khập khiễng. VÌ vậy, thay vì so sánh bản thân mình với những người khác, hãy tự đo lường chính mình, tập trung vào bản thân sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin, thoải mái và nuôi dưỡng lòng tự trọng tốt hơn.
Điểm khác biệt giữa tự ái và tự trọng là gì?
Tự trọng là biểu hiện cho cái “tôi” cá nhân. Vì vậy, đôi khi nó khiến cho nhiều người cảm thấy lòng tự trọng giống với tự ái. Tuy nhiên, tự trọng khác hoàn toàn so với tự ái. Tự trọng xuất phát từ việc coi trọng nhân cách, phẩm vị và giá trị nội tại trong mỗi con người, tất cả nhằm làm đẹp cho cộng đồng và cho xã hội.
Ngược lại, tự ái có nghĩa là chỉ biết yêu thương bản thân, coi mình là “trung tâm của vũ trụ”, là trên hết. Tất cả mọi hành động của người tự ái đều chỉ vì mục đích cá nhân, bất chấp danh dự, quyền lợi của người khác. Tự ái chính là cội nguồn của những hành vi hẹp hòi, xấu hổ và ích kỷ.
Lòng tự trọng có thể được tiếp thu bởi từ sự giáo dục tốt đẹp của gia đình, của nhà trường và xã hội. Tuy nhiên, bản thân mỗi người cũng phải tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp để trở thành một người tốt, một người tử tế.
Những câu nói hay nhất về lòng tự trọng
- Ai cũng có lòng tự trọng, tự tin. Không có lòng tự trọng, tự tin là người vô dụng. (Hồ Chí Minh)
- Ngay cả khi trong túi hết tiền, cái mũ trên đầu anh cũng phải đội cho ngay ngắn. (Ngạn ngữ Nga)
- Cái gì không thuộc về mình thì đừng có lấy, đói quá thì đi xin. Đã làm người thì phải có lòng tự trọng. (Nguyễn Bá Thanh)
- Không gì xây dựng lòng tự trọng và sự tự tin tốt hơn thành tựu. (Thomas Carlyle)
- Ai cũng có lòng tự trọng. Tôi sẵn sàng quên đi nó, nhưng do mình tự quyết chứ không phải vì ai đó bảo mình. (Denis Diderot).
Lòng tư trọng là yếu tố quan trọng tạo nên giá trị của con người, hướng chúng ta đến những hành động và suy nghĩ tích cực. Đồng thời, nó cũng góp một phần quan trọng làm nên sự giàu đẹp, văn minh cho xã hội. Vì vậy, chúng ta cần phải rèn luyện đức tính này mỗi ngày.
Qua bài viết trên, Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội đã giúp các em học sinh hiểu rõ lòng tự trọng là gì? Biểu hiện của lòng tự trọng? Tại sao tất cả chúng ta phải có lòng tự trọng,… Các em học sinh có thể truy cập website Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội để tìm hiểu nhiều bài viết hữu ích, phục vụ cho quá trình học tập và thi cử.