Hiện nay, Căn cước công dân (CCCD) được xem là giấy tờ tuỳ thân quan trọng, được sử dụng nhiều trong giao dịch và các thủ tục hành chính. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều thắc mắc xoay quanh, chính là việc gửi ảnh CMND/CCCD cho người khác có sao không? Để hiểu rõ về vấn đề này, mời các bạn cùng kham khảo ngay bài viết sau của Trường THPT Phạm Hồng Thái.
Mục lục bài viết [Ẩn]
Căn cước công dân chứa thông tin quan trọng gì?
Căn cước công dân là giấy tờ chứng minh nhân thân quan trọng được sử dụng trong nhiều giao dịch hành chính. Đặc biệt, thông tin cá nhân của chủ thẻ được in trực tiếp trên thẻ này. Do đó, việc bảo quản cẩn thận bản scan hoặc ảnh CCCD 2 mặt là rất quan trọng.
Các thông tin quan trọng trên Căn cước công dân cần được bảo vệ và không nên để lộ gồm:
- Số Căn cước công dân: Là mã định danh duy nhất của mỗi công dân, không thay đổi và không trùng lặp với bất kỳ ai khác. Mã này gắn liền với công dân từ khi sinh ra cho đến khi qua đời. Thông tin này dựa trên Điều 19 của Luật Căn cước công dân.
- Thông tin về họ tên, ngày sinh, quốc tịch, quê quán, nơi thường trú: Là những thông tin cơ bản về nhân thân của mỗi cá nhân. Những thông tin này thường được yêu cầu trong các thủ tục hành chính, giao dịch ngân hàng và hợp đồng.
- Mã Qr: Việc quét mã QR trên thẻ CCCD sẽ hiển thị các thông tin cơ bản về nhân thân, bao gồm số CMND cũ. Tuy nhiên, việc quét mã này có thể lộ ra các thông tin quan trọng về đặc điểm nhận dạng, ngày cấp thẻ và dấu vân tay của chủ thẻ.
Gửi ảnh CMND/CCCD cho người khác có sao không?
Việc gửi ảnh CMND/CCCD cho người khác là hành động tự đưa thông tin và hình ảnh cá nhân cho người khác, do đó thông tin này thường chính xác. Tuy nhiên, việc này tiềm ẩn nhiều rủi ro, bao gồm:
1. Bị người khác lấy ảnh CMND/CCCD để đi vay tiền online trên app
Hiện nay, các app vay tiền online không yêu cầu gặp mặt trực tiếp mà cho phép vay tiền một cách dễ dàng, chỉ bằng cách chụp ảnh CMND/CCCD, mà không cần xác minh chính chủ. Điều này dẫn đến việc các kẻ xấu có thể lấy trộm thông tin cá nhân của người khác và sử dụng để vay tiền giả mạo.
Khi đến hạn trả nợ, các app này sẽ sử dụng các cách đòi nợ. Điển hình như xã hội đen hoặc tung ảnh lên mạng xã hội để ép “con nợ” phải trả tiền, gây tổn hại đến danh dự và nhân phẩm của người vay.
Trên thực tế, nếu không chứng minh đã chuyển khoản vào tài khoản đúng với số CMND/CCCD, thì không thể đòi nợ. Tuy nhiên, các ứng dụng cho vay tiền thường bất chấp để thu hồi tiền, gây nhiều phiền toái cho chủ sở hữu CMND/CCCD.
Trong trường hợp bạn đã chia sẻ ảnh CMND/CCCD và bị lợi dụng để vay tiền, hãy liên hệ với đơn vị cho vay và cơ quan Công an để được hỗ trợ.
Bị giả thông tin để vay tiền, có phải trả nợ không?
Theo Điều 463 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên. Theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay và khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định”.
Chính vì thế, việc trả nợ chỉ xảy ra khi hai bên có thỏa thuận về việc vay nợ. Nhưng nếu một người bị lấy cắp hoặc giả thông tin cá nhân là CMND/CCCD, số điện thoại… để vay tiền thì họ không có nghĩa vụ phải trả nợ.
2. Bị người khác dùng CMND/CCCD đăng ký thuê bao trả sau
Khi mua sim, các cửa hàng chỉ cần ảnh CMND/CCCD của người mua để đăng ký chính chủ. Do đó, nếu ảnh CMND/CCCD bị lộ ra, bạn có nguy cơ bị người khác sử dụng để đăng ký thuê bao trả sau, và phải chịu trách nhiệm trả nợ cước.
Trường hợp bạn phát hiện thông tin cá nhân mình bị lợi dụng để đăng ký thuê bao trả sau, bạn có thể liên hệ với nhà mạng tại văn phòng giao dịch để được hỗ trợ. Nhưng hiện tại vẫn chưa có cách nào kiểm tra số CMND/CCCD của mình được đăng ký cho những thuê bao nào.
3. Bị người khác dùng CMND/CCCD để mở tài khoản ngân hàng, đi lừa đảo
Hiện nay, nhiều ngân hàng cho phép khách hàng mở tài khoản online và nhận thẻ tại nhà. Tuy nhiên, điều này cũng tạo điều kiện cho kẻ gian lợi dụng ảnh CMND/CCCD của người khác để mở tài khoản và gian lận, lừa đảo. Nhằm để lấy tiền từ nạn nhân chuyển vào tài khoản đó.
Khi cơ quan chức năng điều tra vụ án lừa đảo, cán bộ chỉ có thể tra cứu tài khoản ngân hàng của chủ sở hữu. Do đó, nếu người khác lợi dụng ảnh CMND/CCCD của bạn để mở tài khoản ngân hàng, bạn sẽ đối mặt với những rắc rối không đáng có. Trong trường hợp này, hãy nhanh chóng liên hệ với ngân hàng để được hỗ trợ.
4. Bị dùng ảnh CMND CCCD đăng ký mã số thuế ảo
Nhiều công ty ảo sử dụng ảnh chụp CMND/CCCD của người khác để đăng ký mã số thuế cá nhân giảm tiền thuế. Điều này đã gây ra nhiều rắc rối cho những người bị đăng ký mã số thuế với thông tin không chính xác. Nếu bạn bị ảnh hưởng, bạn nên liên hệ với cơ quan thuế để được giải quyết sớm.
Nếu phát hiện bị lộ ảnh CCCD 2 mặt, khắc phục hậu quả thế nào?
Nếu bạn đã nhận ra việc tiết lộ ảnh CMND/CCCD, bạn cần thực hiện các biện pháp sau để giảm thiểu rủi ro:
1. Giữ lại bằng chứng mình đã tiết lộ CCCD
Khi đã xảy ra việc tiết lộ ảnh CMND/CCCD, bạn nên giữ lại bằng chứng để chứng minh rằng mình không liên quan đến những hành vi lừa đảo sau này. Điển hình như vay tiền hay đăng ký sim. Việc này có thể giúp bạn bảo vệ quyền lợi của mình khi cần phải đối mặt với các vấn đề pháp lý.
2. Thu hồi ngay ảnh CCCD nếu gửi nhầm
Khi để lộ ảnh CCCD 2 mặt qua mạng xã hội, bạn cần nhanh chóng thu hồi ngay tin nhắn hoặc xóa ảnh để ngăn chặn việc lộ thông tin tiếp diễn. Việc để lộ ảnh CCCD 2 mặt có thể dẫn đến nhiều hậu quả xấu, chẳng hạn như mất cắp danh tính, mạo danh, lừa đảo,…
3. Kiểm tra thông tin đăng ký thuế
Nếu bạn nghi ngờ rằng ai đó đã sử dụng CCCD của mình để đăng ký mã số thuế ảo, hãy truy cập vào trang web: https://canhan.gdt.gov.vn/ để kiểm tra thông tin thuế của mình.
Điều này sẽ giúp bạn xác định liệu ai đó đã sử dụng CCCD của mình để lừa đảo hay không. Đồng thời, đưa ra các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi bản thân.
4. Kiểm tra thông tin số điện thoại trả sau
Để kiểm tra số CCCD đã đăng ký bao nhiêu sim chính chủ, bạn có thể soạn tin nhắn theo cú pháp TTTB gửi đến số 1414.
Nếu phát hiện rằng số điện thoại khác đã đăng ký sim trả sau bằng số CCCD của mình. Bạn cần liên hệ ngay với nhà mạng để phản ánh và giải quyết vấn đề kịp thời.
5. Kiểm tra thông tin mở tài khoản ngân hàng và các khoản vay tài chính
Để kiểm tra xem số CCCD của mình đã được sử dụng để đăng ký tài khoản ngân hàng hay chưa, bạn có thể liên hệ trực tiếp với ngân hàng hoặc gọi đến tổng đài hỗ trợ của ngân hàng để được hướng dẫn cụ thể.
Nếu bạn muốn kiểm tra thông tin tín dụng của mình, có thể truy cập trang web: https://cic.gov.vn/ hoặc tải ứng dụng CIC Credit Connect trên điện thoại để kiểm tra. Điều này sẽ giúp bạn phát hiện và ngăn chặn kịp thời các trường hợp giả mạo thông tin để vay nợ.
Trung tâm Thông tin Tín dụng CIC là tổ chức chịu trách nhiệm thu thập, lưu trữ, phân tích và xử lý thông tin tín dụng của cá nhân và tổ chức. Với vai trò trực thuộc Ngân hàng Nhà nước, CIC là địa chỉ đáng tin cậy để tra cứu thông tin tín dụng, các cá nhân hoàn toàn có thể yên tâm cung cấp thông tin cho CIC.
6. Yêu cầu bên nhận thông tin không được để lộ hình ảnh CMND/CCCD
Để đảm bảo an toàn thông tin cá nhân, khi phát hiện bên nhận thông tin đã lộ hình ảnh CMND/CCCD của mình, bạn có thể yêu cầu họ thu hồi hình ảnh để để lộ. Đồng thời, cảnh báo rằng bạn đã báo cáo cho cơ quan chức năng, nên mọi giao dịch bằng CMND/CCCD của bạn sẽ bị phát hiện và xử lý theo quy định của pháp luật.
7. Báo mất hoặc trình báo bị lộ ảnh CMND/CCCD
Cách tốt nhất để đối phó khi bị mất hoặc mất cắp số CMND/CCCD là thông báo ngay đến cơ quan chức năng để được cấp lại tài liệu trong thời gian sớm nhất. Điều này giúp ngăn ngừa trường hợp số CMND/CCCD của bạn bị lợi dụng để thực hiện các giao dịch trái pháp luật, đồng thời cũng chứng minh cho bản thân rằng bạn không liên quan đến những giao dịch này.
Qua những thông tin ở trên, hy vọng bài viết giúp bạn giải đáp được thắc mắc gửi ảnh CMND/CCCD cho người khác có sao không. Đồng thời, biết được tầm quan trọng của CCCD để ngăn chặn và phòng ngừa những tình huống bị lợi dụng ảnh CCCD nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
999+ tài khoản Chat GPT miễn phí, Acc OpenAI Free 100% đăng nhập thành công