Ngày 6/5/1950, Bác Hồ căn dặn noi theo câu nói của Lênin “Học, học nữa, học mãi”. Mỗi người phải ghi nhớ và thực hành điều đó”.
1. Học học nữa học mãi là câu nói của ai?
“Học, học nữa, học mãi” là câu nói của Lenin, đây là câu nói mang ý nghĩa chân lí của học tập. Cốt lõi của câu nói này là một lời khuyên, một định hướng đúng đắn trong cuộc sống. Có học mới có được kiến thức, có được kiến thức mới có thể có hành trang để bước vào đời.
Lenin hiểu rõ tầm quan trọng của trí tuệ, Người cho rằng trí thức chính là “niềm tự hào vĩ đại của nhân loại”. Chính vì vậy, vị lãnh tụ vĩ đại đã có một câu nói rất nổi tiếng, đó là: “Học, học nữa, học mãi”.
2. Giải thích câu nói, học, học nữa, học mãi ngắn gọn
“Học” trong câu nói có nghĩa là việc học tập, đào tạo và rèn luyện kỹ năng. “Học nữa” và “học mãi” chỉ ra rằng việc học không bao giờ kết thúc và cần phải tiếp tục trong suốt cuộc đời.
Câu nói “Học, học nữa, học mãi” của Lenin chính là chân lí của học tập. Câu nói trên chính là một lời khuyên, một định hướng đúng đắn trong cuộc sống. Có học mới có được kiến thức, có được kiến thức mới có thể có hành trang để bước vào đời.
Cái “học” ở đây không đơn thuần là tiếp nhận kiến thức khoa học mà nó còn là tiếp nhận kiến thức đạo đức, lí lẽ, biết phân biệt tốt xấu. Nó còn thể hiện cần học ở mọi lúc, mọi nơi, mọi phương diện.
3. Học, học nữa, học mãi có ý nghĩa gì?
Ý nghĩa của câu nói này là khuyến khích mọi người không ngừng học hỏi và phát triển bản thân, vì chỉ có như vậy mới có thể đạt được sự thành công và tiến bộ trong cuộc sống.
Theo đó, để đạt được sự thành công và tiến bộ trong cuộc sống. Học tập giúp chúng ta tích lũy kiến thức, rèn luyện kỹ năng và có thể sử dụng để đối mặt với những thách thức trong cuộc sống.
4. Học, học nữa, học mãi em có suy nghĩ gì về câu nói đó
Về câu nói “Học học nữa, học mãi”, em đồng ý rằng việc học tập là một quá trình liên tục và không bao giờ kết thúc. Để đạt được mục tiêu của mình, chúng ta cần phải cập nhật kiến thức, kỹ năng và nâng cao trình độ của mình liên tục.
5. Dẫn chứng về Học, học nữa, học mãi
Ai cũng biết, việc học là việc rất quan trọng và nó quyết định cuộc đời của mỗi con người chúng ta, đó là một con đường gian khổ và khó khăn nhất để dẫn đến thành công. Học không phải ngày một ngày hai mà vội vàng được, học là học suốt đời, cũng giống như Lê-Nin đã từng nói: “Học, học nữa, học mãi.”
Theo thời gian, câu nói đó vẫn giữ nguyên giá trị và cũng đã khiến cho con người hiểu được phần nào. Phải khẳng định rằng không có con đường nào mà luôn trải đầy hoa hồng. Học là một cách trau dồi kiến thức để chúng ta biết được những gì diễn ra trong xã hội đời thường, những gì ông cha đã đã nghiên cứu và gây dựng nên. Mọi người ai cũng biết, nguồn kiến thức là vô tận, nó không bao giờ có giới hạn vậy hằng ngày, khi chúng ta cắp sách tới trường học thì đó chính là những bước khởi đầu để đi đến con đường học vấn. Thử so sánh, học như một cánh cửa kì diệu nhưng không có chiếc chìa khóa nào để mở nó ra, vậy chúng ta học đó cũng là chúng ta đang dần dần chế tạo ra chiếc “chìa khóa” đó và khám phá mọi điều ở bên trong cánh cửa, đó là kiến thức và sự thành công. Giống như một câu truyện mà tôi đã từng học về cuộc nói chuyện của nhà bác học Đác-Uyn và cậu con trai của ông, khi đó ông đã nói: “Bác học không có nghĩa là ngừng học”. Hay như ông Đoàn Tử Quang – một con người có nghị lực phi thường. Sau nhiều lần đi thi không đỗ, ông vẫn tu dưỡng dùi mài kinh sử đèn sách, tiếp tục đi thi nhiều lần và đến năm 81 tuổi, ông đỗ Trạng Nguyên. Thật là một tấm gương sáng để khẳng định giá trị: “Học mãi ”. Có rất nhiều bạn học tốt, nhưng chỉ vì chủ quan rằng học như thế thì đã đủ, đã hơn rất nhiều người rồi nên không cần học thêm nữa, đó là một suy nghĩ tiêu cực, có khi nó sẽ khiến việc học trở nên sa sút.
“Bể học mênh mông tựa đất trời, Khuyên con gắng học chớ ham chơi”
Vâng, “bể học’’ đó mênh mông rộng lớn, chưa một ai đã chinh phục được “bể học” đó, cho dù con người có đã thành công, đã có sự hiểu biết cao đến mấy nhưng họ vẫn đều phải tiếp tục học và đó là “Học nữa, học mãi”. Trong thời đại hiện đại như ngày nay, đã có rất nhiều công cụ, thiết bị điện tử được ra đời, đó là kết quả, là những gì mà học hỏi đã tạo nên. Thử hỏi tại sao thời xưa, thời của ông cha ta có rất nhiều người tài giỏi và họ đã khám phá ra biết bao nhiêu điều, còn bây giờ: “Nhân tài như lá mùa thu”, không phải bây giờ không có người tài giỏi nhưng rất hiếm, bởi vì họ không biết “Học nữa”. Vậy giá trị của sự “Học nữa, học mãi “đã vậy, cứ mỗi giờ trôi qua, mỗi ngày trôi qua thì lượng kiến thức lại càng nhiều, do đó chúng ta cần phải luôn luôn học hỏi.
Câu nói của Lê-Nin: “Học, học nữa, học mãi’’- một câu nói hay và ẩn chứa rất nhiều lời khuyên ý nghĩa và rất thấm thía, vậy chúng ta hãy cố gắng học và tiếp tục học học cho đúng, học, học nữa học mãi, chúng ta là những thành phần của xã hội vậy hãy là những con người có ích, hãy chính là tâm điểm sáng suốt trong mọi thời đại.
6. Học, học nữa, học mãi là thành ngữ hay tục ngữ?
“Học học nữa, học mãi” là một thành ngữ được sử dụng rộng rãi trong văn hóa Việt Nam, thể hiện tinh thần khuyến khích người ta học tập liên tục để phát triển bản thân và đóng góp cho sự phát triển của đất nước.
999+ tài khoản Chat GPT miễn phí, Acc OpenAI Free 100% đăng nhập thành công