Cùng Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội tìm hiểu Fob là gì? Công thức tính giá Fob hiện nay.
FOB là một trong những điều kiện rất thường xuyên gặp trong các hợp đồng mua bán quốc tế. Nếu bạn là một nhân viên xuất nhập khẩu, Logistics,… thì việc hiểu điều kiện này là bắt buộc. FOB (viết tắt bởi cụm từ Free on Board, nghĩa là Giao hàng trên tàu) là thuật ngữ trong thương mại quốc tế quy định cụ thể các nghĩa vụ, chi phí và rủi ro tương ứng liên quan đến việc chuyển giao hàng hóa từ người bán sang người mua theo tiêu chuẩn Incoterms.
Điều kiện Fob là gì? Fob bao gồm những gì?
Định nghĩa điều kiện Fob là gì?
FOB là một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là ” Giao lên tàu”. Nó là một thuật ngữ trong thương mại quốc tế, được thể hiện trong Incoterm. Nó là tương tự với FAS, nhưng bên bán hàng cần phải trả cước phí xếp hàng lên tàu. Việc chuyển giao diễn ra khi hàng hóa vượt qua lan can tàu tại cảng xếp hàng. Về mặt quốc tế, thuật ngữ này chỉ rõ cảng xếp hàng, ví dụ “FOB New York” hay “FOB HCM”. Các khoản chi phí khác như cước vận tải, phí bảo hiểm thuộc về trách nhiệm của bên mua hàng.
Fob bao gồm những gì?
Một điều nữa mà những người làm trong ngành xuất nhập khẩu cần quan tâm chính là giá FOB gồm những gì? Giá FOB bao gồm những chi phí gì? Giá FOB đã bao gồm thuế xuất khẩu chưa? Giá FOB là giá tại cửa khẩu ở bên nước người bán, bao gồm chi phí vận chuyển ra cảng, làm các thủ tục xuất khẩu và thuế xuất khẩu (nếu có).
Giá FOB không bao gồm phí bảo hiểm đường biển hoặc chi phí vận chuyển đường biển.
Cách tính giá FOB xuất khẩu như sau:
Giá FOB = Giá hàng thành phẩm + chi phí nâng hạ container + chi phí kéo container nội địa + chi phí mở tờ khai hải quan + chi phí xin giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (nếu khách hàng yêu cầu) + chi phí kẹp trì + chi phí hun trùng kiểm dịch.
Trách nhiệm người mua và người bán đối với điều kiện Fob
TRÁCH NHIỆM NGƯỜI BÁN | TRÁCH NHIỆM NGƯỜI MUA |
Nghĩa vụ chung của người bán: Người bán giao hàng (lên tàu), cung cấp hóa đơn thương mại hoặc chứng từ điện tử tương đương, cung cấp bằng chứng giao hàng | Thanh toán: Người mua thanh toán cho người bán tiền hàng theo đúng như cam kết trên hợp đồng |
Giấy phép và các thủ tục: Người bán làm thủ tục xuất khẩu và cung cấp giấy phép (xuất khẩu) cho lô hàng được xuất đi. | Giấy phép và thủ tục: Người mua phải chuẩn bị giấy phép xuất khẩu (có từ người bán) và làm các thủ tục hải quan theo quy định để hàng hóa được phép nhập khẩu vào quốc gia họ. |
Hợp đồng vận chuyển và bảo hiểm: Hợp đồng vận chuyển có phạm vi vận tải từ kho nội địa đến cảng chỉ định dưới chi phí và rủi ro của người bán. Chi phí và rủi ro thuộc hợp đồng này sẽ kết thúc sau khi hàng được giao qua lan can tàu hay hàng được đặt xuống boong tàu, tùy thỏa thuận . Hợp đồng bảo hiểm đối với hàng hóa trong trường hợp này không bắt buộc đối với người bán. | Hợp đồng vận chuyển và bảo hiểm: Người mua chịu chi phí vận chuyển hàng hóa từ cảng đi chỉ định đến điểm đích cuối cùng (Cảng dỡ hàng hoặc kho nội địa) Đối với hợp đồng bảo hiểm, người mua không bắt buộc mua trong trường hợp này, trừ khi người mua muốn hàng hóa của mình được đảm bảo an toàn hơn. |
Giao hàng: Người bán vận chuyển hàng hóa đến cảng xuất chỉ định và chịu các chi phí cho việc đưa hàng lên tàu. Sau thời điểm này, việc giao hàng xem như hoàn tất | Nhận hàng: Người mua nhận hàng hóa thuộc quyền sở hữu của mình sau khi hàng được bốc lên tại cảng đích quy định. |
Chuyển giao rủi ro: Sau khi hoàn tất giao hàng lên tàu (On board), mọi chi phí và rủi ro của người bán được chuyển sang người mua. | Chuyển giao rủi ro: Rủi ro được người bán chuyển giao cho người mua kể từ khi hàng được giao xong qua lan can tàu. Rủi ro này là các tổn thất và mất mát hàng hóa có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển. Nếu như con tàu tại cảng đi bị hoãn lại (delay), người bán phải chịu mọi chi phí phát sinh. |
Cước phí: Người bán chịu chi phí đến khi hàng được giao lên tàu, kể cả chi phí khai quan, thuế và phụ phí phát sinh. | Cước phí: Người mua trả cước phí vận chuyển hàng hóa kể từ thời điểm hàng được giao qua lan can tàu. Các chi phí người mua phải trả để vận chuyển hàng hóa tới đích đến cuối cùng bao gồm Cước tàu, bảo hiểm (nếu có), thuế và các loại phụ phí phát sinh. |
Thông tin cho người mua: Người bán thông báo cho người mua rằng hàng hóa đã được giao hoàn tất qua lan can tàu bằng sự chi trả của người bán. | Thông báo cho người bán: Người mua thông báo cho người bán hàng hóa đã được chất lên trên con tàu có tên cụ thể, tại cảng chỉ định quy định trong hợp đồng mua bán. |
Bằng chứng giao hàng, chứng từ vận chuyển hoặc các tài liệu điện tử tương đương (EDI): Người bán cung cấp cho người mua bằng chứng về việc đã giao hàng lên tàu – tức chứng từ vận tải giao hàng từ kho ra đến cảng đi. Nhiều quốc gia sử dụng và chấp nhận hệ thống EDI – Electronic Data Interchange – hệ thống giúp trao đổi dữ liệu điện tử và kết nối với các doanh nghiệp trên toàn Thế Giới. EDI có thể giúp lưu trữ và trao đổi chứng từ giữa 2 bên mua – bán được nhanh chóng và hiệu quả. | Cung cấp bằng chứng của việc giao hàng, chứng từ vận chuyển hoặc các văn bản điện tử tương đương:Người mua có trách nhiệm cung cấp cho người bán bằng chứng của việc vận chuyển hàng hóa (Thông thường là vận đơn đường biển Bill of Lading hoặc Sea way bill) |
Kiểm tra – Đóng gói – Ký hiệu hàng hóa: Người bán chịu mọi chi phí cho việc kiểm tra, quản lý chất lượng, đo lường, cân đo, kiểm đếm, đóng gói và ký hiệu hàng hóa. Nếu hàng hóa cần đóng gói đặc biệt, người bán phải thông báo cho người mua và chỉ đóng gói với phần chi phí tăng thêm do người mua trả hoặc được tính thêm vào giá bán. | Kiểm tra hàng hóa: Trong trường hợp hàng hóa bắt buộc phải kiểm tra bởi hải quan (nước xuất khẩu), người mua phải chịu mọi chi phí phát sinh. |
Hỗ trợ khác : Người bán có nghĩa vụ hỗ trợ kịp thời trong việc bảo đảm thông tin và các tài liệu cần thiết để vận chuyển và giao hàng đến điểm đến cuối cùng. | Nghĩa Vụ Khác: Người mua trả mọi chi phí phát sinh (bao gồm cước phí và phụ phí) để có được các chứng từ cần thiết (kể cả các chứng từ dưới dạng điện tử) |
Điều kiện giao hàng FOB là điều kiện rất thường được sử dụng. FOB nên dùng trong vận chuyển đường thuỷ bao gồm đường biển và đường thuỷ nội bộ. Khuyến cáo nếu vận chuyển đường biển bằng container thì nên dùng điều kiện FCA. FOB được sử dụng khá nhiều thì đã trở thành thói quen và tập quán thương mại ở nhiều quốc gia.
Qua bài viết ở trên, Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội đã giúp bạn làm rõ khái niệm Fob là gì, cách tính Fob trong xuất nhập khẩu, trách nhiệm của người bán và người mua đối với điều kiện Fob,… Các bạn có thể truy cập website Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội để tìm hiểu nhiều bài viết hữu ích, phục vụ cho quá trình học tập và thi cử.