Điệp ngữ là gì? Phân loại và ví dụ

Trong chương trình trung học cơ sở và trung học phổ thông, các bạn đã học qua nhiều loại biện pháp tu từ như phép hoán dụ, so sánh, ẩn dụ… Trong bài viết này, THPT Phạm Hồng Thái sẽ hướng dẫn 1 phép tu từ khác đó là điệp ngữ. Vậy điệp ngữ là gì? điệp ngữ có mấy dạng Phân loại, ví dụ, tác dụng của phép tu từ điệp ngữ.

điệp ngữ là gì
điệp ngữ là gì

Phép điệp ngữ là gì?

a – Định nghĩa thế nào là điệp ngữ cho ví dụ ?

Khi nói hoặc viết người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ, âm, lặp cả câu, lặp cú pháp để làm nổi bậc ý, gây cảm giác mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp, từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ, điệp từ.

b – Tác dụng điệp ngữ

Biện pháp tu từ phép điệp ngữ có tác dụng nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc, ý nghĩa, gợi hình tượng nghệ thuật cho các hình ảnh, âm thanh trong tác phẩm văn học. Ngoài ra, phép điệp còn có tác dụng giúp người đọc dễ nhớ và tiếp nhận.

c – Ví dụ phép điệp

Ví dụ 1:

Đã nghe nước chảy lên non

Đã nghe đất chuyển thành con sông dài.

Đã nghe gió ngày mai thổi lại.

Đã nghe hồn thời đại bay cao.

Từ “ Đã nghe” được lặp lại 4 lần trong đoạn thơ trên, đây là phép lặp điệp ngữ.

Tác dụng: Nhấn mạnh hiện thực đổi mới của cuộc sống đang diễn ra với một tâm trạng phấn khởi, lạc quan trước những thành quả của công cuộc xây dựng.

Phân loại các dạng phép điệp ngữ

Có rất nhiều dạng điệp ngữ mà chúng ta cần phân biệt để tránh nhầm lẫn dưới đây sẽ tìm hiểu điệp ngữ có mấy dạng và có mấy dạng điệp ngữ :

1 – Điệp từ

a – Định nghĩa: Là phép điệp trong đó một từ được lặp lại nhiều lần trong 1 đoạn thơ hoặc đoạn văn. Các từ được lặp lại phải là tính từ hoặc động từ.

b – Tác dụng điệp từ: Để biểu đạt cảm xúc, khả năng gợi hình tượng nghệ thuật.

Ví dụ phép điệp từ

Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu tổ quốc.

Vì xóm làng thân thuộc.

Bà ơi, cũng vì bà.

Vì tiếng gà tục tác.

Ổ trứng hồng tuổi thơ.

Từ “ ” được lặp lại 4 lần, đây là phép điệp từ.

Tác dụng: nguyên nhân người chiến sĩ phải cầm súng chiến để bảo vệ tổ quốc.

2 – Điệp ngữ

a – Định nghĩa điệp ngữ cách quãng là gì ?

Là biện pháp tu từ lặp lại một cụm từ 2 lần trở lên trong đoạn thơ hoặc đoạn văn.

b – Phân loại

Dạng điệp ngữ cụm từ này được chia thành 2 loại gồm

  • Điệp ngữ nối tiếp: Các từ ngữ được lặp lại đứng cạnh nhau, nối tiếp nhau.
  • Điệp ngữ cách quãng: Là dạng điệp ngữ trong đó các từ ngữ được lặp lại và đứng cách xa nhau.

c – Ví dụ về điệp ngữ

  • Ví dụ điệp ngữ cách quãng

Thương thay thân phận con tằm.

Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.

Thương thay lũ kiến li ti.

Kiếm ăn được mấy phải đi tha mồi.

  • Ví dụ điệp ngữ nối tiếp

Một đèo…một đèo…lại một đèo.

Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo. ( Hồ Xuân Hương).

3 – Điệp ngữ vòng

a – Định nghĩa

Điệp ngữ vòng hay còn gọi là điệp ngữ nối tiếp, là dạng điệp ngữ trong đó các từ ngữ được lặp lại đứng cuối câu trước và đầu câu sau.

b – Ví dụ điệp ngữ vòng

Ví dụ 1:

Những lúc say sưa cũng muốn chừa.

Muốn chừa nhưng tính lại hay ưa.

Hay ưa nên nỗi không chừa được.

Chừa được nhưng mà cũng chẳng chừa…( Nguyễn Khuyến)

Ví dụ 2:

Cảnh khuya như vẻ người chưa ngủ.

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. ( Hồ Chí Minh).

4 – Điệp cấu trúc ( Điệp ngữ cấu trúc)

a – Định nghĩa 

Là phép điệp ngữ lặp lại một cấu trúc cú pháp để phát triển ý hoàn chỉnh. Các từ ngữ được lặp phải liên quan và bổ sung ý nghĩa cho nhau.

b – Ví dụ

Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và cố gắng từng ngày. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn không bao giờ trễ hẹn. Bạn có thể không giỏi thể thao nhưng bạn luôn có nụ cười ấm áp.

5 – Các loại phép điệp khác

Ngoài ra, nhiều nhà văn, nhà thơ sử dụng những dạng phép điệp khác rất độc đáo gồm:

Điệp vần

Định nghĩa: Các vần trong câu lặp lại với nhau và đứng cạnh nhau.

Ví dụ phép điệp vần:

Lơ thơ tơ liễu buông mành.

Con oanh học nói trên cành mỉa mai.

Điệp thanh 

Định nghĩa: Là dạng phép điệp các thanh bằng – thanh trắc với nhau. Đây là dạng phép điệp khó phân biệt nhất.

Ví dụ phép điệp thanh

Tài cao phận thấp chí khí uất.

Giang hồ mê chơi quên quê hương.

Phân biệt điệp ngữ với lỗi lặp từ

Đôi khi các từ ngữ được lặp lại trong đoạn văn, câu thơ nhưng không có giá trị nghệ thuật được gọi là phép lặp từ thông thường. Vì vậy, các em cần phân biệt rõ đâu là biện pháp tu từ điệp ngữ và phép lặp từ vựng thông thường.

  • Phép điệp: Là một biện pháp tu từ được lặp có chủ đích của người viết với mục đích là nhấn mạnh.
  • Phép lặp từ thông thường hay lỗi lặp từ là các từ được lặp lại nhiều lần nhưng không có bất kỳ giá trị nghệ thuật nào.

Ví dụ lỗi lặp từ

Ví dụ 1: Hôm nay không có gì để thông báo, hôm nào có thông báo sẽ thông báo sau.

Từ “ thông báo” được lặp lại 3 lần nhưng không có tác dụng gì.

Ví dụ 2:

Này chồng này mẹ này cha – Này là em ruột, này là em dâu

Từ “ này” được lặp lại nhiều lần, nhưng nó chỉ có tác dụng giúp chúng ta biết được những người thân trong gia đình Thúy Kiều và không có tác dụng tạo cảm xúc cho người đọc, người nghe.

Ví dụ 3: Lúa mới cấy được mấy ngày, lúa đã bén chân.

Từ “ lúa “ được lặp lại 2 lần nhưng nó chỉ có tác dụng mô tả quá trình phát triển của cây lúa.

Điệp ngữ có tác dụng gì ?

Tác dụng nhấn mạnh

Điệp ngữ được sử dụng câu thơ, văn thường có tác dụng nhấn mạnh vào một sự vật, sự việc nào đó hoặc việc lặp lại có chủ đích nhấn mạnh tâm tư, tình cảm, nỗi lòng của nhân vật được nhắc tới trong câu.

Ví dụ:

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!”

(Bếp lửa – Bằng Việt)

Trong khổ thơ trên “Một bếp lửa” được lặp lại 2 lần ở đầu mỗi câu thơ có tác dụng nhấn mạnh hình ảnh bếp lửa trong trí nhớ của người cháu. Từ đó thể hiện tình cảm là nỗi nhớ nhung da diết về “bếp”, về bà dấu yêu.

Tác dụng liệt kê

Điệp ngữ còn có tác dụng liệt kê các sự vật, sự việc được nói tới trong câu làm sáng tỏ ý nghĩa, tính chất của sự vật, sự việc.

Ví dụ:

“Hạt gạo làng ta

 vị phù sa

Của sông Kinh Thầy

 hương sen thơm

Trong hồ nước đầy

 lời mẹ hát….

 bão tháng bẩy

 mưa tháng ba”

(Hạt gạo làng ta – Trần Đăng Khoa)

Điệp từ “có” lặp lại 5 lần tạo sự liệt kê làm nổi bật tinh túy làm nên hạt gạo đó là vị phù sa, hương sen, lời mẹ hát, bão tháng bảy, mưa tháng ba. Từ đó cảm nhận vất vả, nhọc nhằn hậu phương khi làm ra lương thực cung cấp cho tiền tuyến.

Tác dụng khẳng định

Các từ ngữ lặp lại tác dụng khẳng định điều tất yếu, niềm tin tác giả vào sự việc sẽ xảy ra.

Ví dụ:

“Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phía Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập”.

(Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh)

“Dân tộc đó phải” được lặp lại 2 lần là sự khẳng định điều chắc chắn, tất yếu “phải được độc lập” của dân tộc kiên cường, bất khuất.

Kết luận:

Đây là câu trả lời cho câu hỏi phép điệp ngữ là gì? Phân loại, ví dụ minh họa chi tiết các dạng phép điệp. Hy vọng những thông tin mà Trường THPT Phạm Hồng Thái cung cấp sẽ giúp ích cho bạn. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết. Ngoài ra, chúng tôi rất nhiều các bài viết với chủ đề “là gì” được đăng tải trên trang Trường THPT Phạm Hồng Thái.

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *