Cùng thầy cô trường Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội tìm hiểu tiểu sử chàng trai Đặng Lê Nguyên Vũ vừa đạt giải quán quân Olympia 2022 trong bài viết dưới đây.
Đặng Lê Nguyên Vũ Olympia là ai?
Đặng Lê Nguyên Vũ – học sinh Trường THPT Bắc Duyên Hà (huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) xuất sắc giành 1 trong 4 suất vào chơi trận chung kết năm thứ 22 Đường lên đỉnh Olympia với tư cách nhất cuộc thi Quý 1, giành 300 điểm. Đây cũng là thí sinh đầu tiên mang cầu truyền hình trực tiếp chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia về Thái Bình, sau 22 năm phát sóng. Do vậy, sự kiện này được người dân tỉnh Thái Bình nói chung, huyện Hưng Hà nói riêng đón đợi từ nhiều ngày qua.
Thi đấu tự tin quyết đoán, Đặng Lê Nguyên Vũ đến từ quê lúa Thái Bình xuất sắc vào trận thi cuối cùng của Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 22.
Vượt qua các cuộc thi tuần, thi tháng, thi quý, Đặng Lê Nguyên Vũ – lớp 12A2 Trường THPT Bắc Duyên Hà (huyện Hưng Hà, Thái Bình) đã lọt vào trận chung kết năm đường lên đỉnh Olympia năm thứ 22. Trong tất cả các cuộc thi, Đặng Lê Nguyên Vũ luôn giữ vững sự bình tĩnh, tự tin và rất quyết đoán trong mỗi câu trả lời.
Nguyên Vũ cùng các bạn chơi đã mở màn cho cuộc thi tuần đầu tiên của Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 22 với một số điều chỉnh trong luật chơi. Dù hơi bỡ ngỡ với luật chơi mới nhưng Vũ đã gây ấn tượng với khán giả bởi sự quyết đoán và nhanh nhạy, được mọi người gọi là “vua tốc độ” khi bấm chuông nhanh nhất để trả lời đúng cả 4 câu hỏi trong phần thi tăng tốc.
Trong cuộc thi tháng, Nguyên Vũ tiếp tục trình diễn phong độ ấn tượng khi nhanh chóng vượt qua phần thi Vượt chướng ngại vật để giành trọn 80 điểm tối đa. Trong các phần thi khác, Vũ cũng thi đấu xuất sắc để giành vòng nguyệt quế tháng đầu tiên của Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 22 với 250 điểm, bỏ xa các đối thủ.
Trường THPT Bắc Duyên Hà, nơi Nguyên Vũ đang học tập |
Trong cuộc thi quý, Nguyên Vũ tiếp tục vượt qua 3 đối thủ đáng gờm là Nguyễn Thành Long (THPT Cổ Loa, Hà Nội), Chu Văn An (THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An) và Phạm Tiến Huy (THPT Nguyễn Du, Thái Bình), để giành tấm vé đầu tiên bước vào vòng Chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 22. Cuộc thi quý cũng chứng kiến một kỷ lục khi Vũ đạt điểm tuyệt đối 160/160 trong phần thi Tăng tốc.
Như đối thủ đã từng nhận xét, Đặng Lê Nguyên Vũ như một ly cà phê vừa đắng, vừa hiểm bởi kho kiến thức và tốc độ trả lời đáng nể. Sau thành tích bất bại ở cuộc thi tháng, Nguyên Vũ trở thành cái tên khiến các đối thủ phải dè chừng. Và trong trận thi quý, Vũ một lần nữa chinh phục đối thủ khi lần đầu tiên đưa tỉnh Thái Bình đến với điểm cầu truyền hình Đường lên đỉnh Olympia.
Nguyên Vũ chia sẻ, Olympia là chương trình em đã thích từ lâu và thường xuyên xem chương trình từ khi mới học lớp 1. Cuộc thi đòi hỏi kiến thức rộng, không chỉ kiến thức trên lớp mà bao gồm cả kiến thức về chính trị, kinh tế, xã hội. Nhờ tham gia Olympia, em học được cách điều chỉnh bản thân, bình tĩnh lại trong nhiều khoảnh khắc và cải thiện giao tiếp, tự tin hơn trước đám đông. Em cũng rất vui vì làm quen được nhiều bạn mới.
Nguyên Vũ tự tin trước trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 22 |
Là thí sinh duy nhất trong trận chung kết không phải học sinh trường chuyên nhưng Vũ cho rằng đây không phải là điều bất lợi. Nhờ học trường thường nên em có thời gian học trải đều các môn và nhiều lĩnh vực khác nhau. Thế mạnh của Nguyên Vũ là Toán và Tiếng Anh, cùng thế mạnh tốc độ với khả năng đọc và tư duy rất nhanh. Cùng với đó, tâm lý của em cũng rất thoải mái.
Cô Nguyễn Thị Hải Yến, chủ nhiệm lớp 12A2 chia sẻ: Đặng Lê Nguyên Vũ là một học sinh ngoan, là lớp trưởng gương mẫu, có trí nhớ rất tốt và học giỏi tất cả các môn. Ngoài khả năng tư duy nhanh ở những môn tự nhiên, lượng kiến thức hiểu biết về xã hội của Vũ cũng rất rộng. Thầy cô và các bạn đều rất vui khi Vũ đã mang về cầu truyền hình Olympia đầu tiên cho tỉnh Thái Bình sau nhiều năm chờ đợi.
Hành trình chinh phục đỉnh Olympia của Đặng Lê Nguyên Vũ
Trong số bốn nhà leo núi tranh tài trong trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 22 tổ chức sáng 2-10, chỉ có thí sinh Đặng Lê Nguyên Vũ (Trường THPT Bắc Duyên Hà, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) không phải là học sinh trường chuyên.
Thế mạnh của Vũ là Toán và tiếng Anh cùng với khả năng đọc và tư duy rất nhanh nên còn được biết đến với biệt danh “vua tốc độ” trong hành trình chinh phục Olympia của mình.
Vũ cho biết ước mơ chinh phục Olympia bắt đầu từ khi theo dõi trận chung kết năm thứ 11. Tuy nhiên, tới năm lớp 7-8 thì cậu đánh mất đam mê này cho đến trận chung kết năm thứ 20 của Olympia, Đặng Lê Nguyên Vũ nhớ lại và nghĩ “giờ là lúc chuẩn bị nghiêm túc cho giấc mơ” nên quyết định đăng ký với nhà trường để được tham gia cuộc thi.
Sinh ra trong gia đình có bố là bộ đội, mẹ làm cán bộ ngành Lao động, Thương binh và Xã hội nên phong thái cùng tính cách của người bố ảnh hưởng rất nhiều đến Vũ với sự quyết đoán, ý thức tự giác.
Xúc động trước thành tích mà cậu học trò vừa đạt được, cô giáo Nguyễn Thị Hải Yến – chủ nhiệm lớp 12A2 Trường THPT Bắc Duyên Hà, cho biết bản thân không bất ngờ với thành tích mà Vũ đạt được bởi em là một học sinh có trí nhớ rất tốt, học đều tất cả các môn. Ở lớp, Vũ là học sinh ngoan và là một lớp trưởng luôn gương mẫu.
Bản thân Vũ là học sinh giỏi nhiều năm liền và từng thi học sinh giỏi Toán, giành huy chương vàng Olympic tiếng Anh năm 2016. Ngoài khả năng tư duy nhanh ở những môn tự nhiên, lượng kiến thức hiểu biết về xã hội của Vũ cũng rất rộng.
Thầy cô và các bạn đều rất vui khi Vũ đã mang về cầu truyền hình Olympia đầu tiên cho tỉnh Thái Bình sau nhiều năm chờ đợi.
Tiết lộ về cách học của bản thân trước đó, Nguyên Vũ cho biết em không có phương pháp nào quá nổi bật, chỉ là tập trung trên lớp, có điều gì mới hoặc thú vị thì ghi lại và chăm xem thời sự, báo chí để bổ sung kiến thức xã hội.
“Thực tế, em nghĩ em không quá chăm chỉ, thậm chí là hơi lười một chút. Do đó, em luôn cố gắng sắp xếp thời gian để học và làm việc nhanh, để giải quyết được nhiều việc hơn, thu được nhiều kiến thức hơn” – Vũ chia sẻ.
Bà Vũ Thị Ngân – hiệu trưởng Trường THPT Bắc Duyên Hà – bày tỏ xúc động khi lần đầu tiên điểm cầu chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2022 về Thái Bình, là động lực tiếp sức cho học sinh nhà trường phấn đấu học tập, thêm yêu mái trường.
Để cổ vũ, tiếp sức cho Đặng Lê Nguyên Vũ, huyện Hưng Hà đã chuẩn bị sân khấu với diện tích gần 300m² trải 100 chiếc chiếu hoa cùng với nhạc cụ chèo, cờ quạt ngũ sắc… là “điểm nhấn” đặc biệt nhằm tái hiện một kỳ thi “sát hạch” nhân tài khắt khe dưới thời nhà bác học Lê Quý Đôn.
Trường THPT Bắc Duyên Hà đã triệu tập 500 học sinh tham gia văn nghệ và thành lập đội cổ vũ với 2.500 học sinh tại điểm cầu ở Khu lưu niệm danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn thuộc xã Độc Lập, huyện Hưng Hà.
Ngày 2-10, bất chấp thời tiết mưa nặng hạt, hàng ngàn học sinh, người dân trên địa bàn huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình đã đội mưa đến Khu lưu niệm nhà bác học Lê Quý Đôn để cổ vũ, “tiếp lửa” cho nhà leo núi Đặng Lê Nguyên Vũ.
Nói về người bạn học, Lương Tuấn Long (bạn học cùng lớp với Nguyên Vũ) cho biết ở lớp, “ông trùm cà phê” (biệt danh bạn học đặt cho Nguyên Vũ vì trùng tên với một doanh nhân kinh doanh cà phê) là người hoạt động sôi nổi, hòa đồng.
Ấn tượng của Long về Vũ là một người có trí nhớ rất tốt, học giỏi tất cả các môn nhưng bạn không hề kiêu ngạo, luôn sẵn sàng hỗ trợ các bạn trong lớp.
“Với cá nhân em thì kết quả thi của Vũ có như thế nào thì cậu ấy cũng đã là nhà vô địch trong lòng bạn bè và thầy cô” – Long chia sẻ cảm xúc.
Bản quyền bài viết thuộc trường Trường THPT Phạm Hồng Thái. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường THPT Phạm Hồng Thái (thpt-phamhongthai.edu.vn)