Công nghệ Nano là một thuật ngữ đang ngày càng trở nên phổ biến. Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng nghe qua phải không nào?
Loại công nghệ này hiện đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Và trở thành một xu hướng của thế kỷ 21. Vậy rốt cuộc thì công nghệ Nano là gì mà nó thần thánh qua vậy? Lĩnh vực này có những ứng dụng ra sao trong cuộc sống của chúng ta?
Hãy cùng Wiki Kiến Thức đi tìm hiểu rõ hơn về loại công nghệ này trong bài viết dưới đây nhé. Mình tin rằng có nhiều bạn sẽ bất ngờ vì khám phá ra nhiều điều thú vị xung quanh vấn đề này đó.
Công nghệ Nano là gì?
Theo wiki, công nghệ Nano là ngành công nghệ có liên quan đến việc thiết kế, phân tích, chế tạo và ứng dụng các cấu trúc. Thiết bị và hệ thống bằng việc điều khiển hình dáng, kích thước trên quy mô nanomet (nm, 1 nm = 10-9 m). (Các bạn có thể xem bài chi tiết tại Công nghệ Nano trên Wiki tại đây.)
Công nghệ Nano có ứng dụng rất lớn trong cuộc sống của chúng ta. Và nó là một công nghệ triển vọng ngay tại thời điểm hiện tại lẫn tương lai.
Bạn hãy thử tưởng tượng có những thiết bị nhỏ cỡ nanomet có thể đi vào trong con người. Tìm ra các bộ phận bị “ốm” và tuyệt hơn nữa là nó sẽ góp phần giúp bộ phận đó “khỏe” trở lại. Công nghệ Nano cũng được đánh giá là sạch. Ít gây ô nhiễm và hiệu quả hơn so với các công nghệ hiện tại.
Công nghệ Nano phát triển dựa trên cơ sở nền tảng nào?
Đây là một lĩnh vực công nghệ rất lớn, do đó, một bài viết có lẽ sẽ không đủ để mình có thể tình bày chi tiết cơ sở nền tảng để công nghệ Nano phát triển được.
Tuy nhiên, mình sẽ cố gắng tóm gọn ý chính qua những gạch đầu dòng dưới đây:
Thứ nhất, căn cứ vào tính chất
Công nghệ Nano sẽ bám sát vào nguyên lý chuyển tiếp từ tính chất cổ điển đến tính chất lượng tử. Theo đó thì các cấu trúc Nano có ít nguyên tử. Nên tính chất lượng tử thể hiện rất rõ ràng.
Hay ta nói cách khác, một chấm lượng tử có tính chất như một nguyên tử và sở hữu đầy đủ tính chất của một đại nguyên tử
Thứ hai, căn cứ vào hiệu ứng bề mặt
Đối với những nguyên tử có kích thước nhỏ bé tính theo đơn vị nanomet. Thì số nguyên tử nằm trên bề mặt chiếm tỉ lệ đáng kể so với tổng đó.
Nhờ vậy mà các hiệu ứng liên quan tới bề mặt thể hiện rất rõ ràng. Đây được xem như một đặc trưng của công nghệ Nano.
Thứ ba, căn cứ vào kích thước tới hạn
Khác với những vật liệu có kích thước lớn, vật liệu nano có giới hạn nhất định về kích thước. Do đó, người ta có thể so sánh được với kích thước tới hạn của các vật liệu khác nhau.
Từ đây, các tính chất khác biệt cũng được lộ rõ. Giúp người nghiên cứu, sử dụng ứng dụng dễ dàng nhận biết hơn.
Những ứng dụng của công nghệ Nano trong đời sống
Công nghệ Nano ra đời như một bước phát triển nhảy vọt cho ngành công nghiệp, nông nghiệp, y tế, hàng tiêu dùng, thực phẩm… Có thể những chia sẻ ở trên hơi trừu tượng và khiến cho bạn cảm thấy khó hiểu. Tuy nhiên, những ứng dụng của công nghệ Nano lại vô cùng thực tế. Thậm chí lại quen thuộc với chúng ta trong cuộc sống hàng ngày.
1. Công nghệ Nano trong y học
Nói đến công nghệ Nano trong y học, chúng ta không thể bỏ qua các thao tác điều trị ung thư. Nhờ các hạt nano vàng mà các tế bào ung thư bị triệt tiêu hiệu quả. Đặc biệt, loại công nghệ này còn không gây ảnh hưởng đến các tế bào lành tính lân cận.
Không chỉ dừng lại ở đó, các nhà khoa học còn nghiên cứu một dự án gọi là Nano Robot vô cùng đặc biệt. Với những chú robot có kích thước siêu nhỏ. Có thể đi vào bên trong cơ thể con người để đưa thuốc điều trị đến những bộ phận cần thiết. Việc cung cấp thuốc một cách trực tiếp như vậy chắc chắn sẽ làm tăng khả năng cũng như hiệu quả trong điều trị.
2. Công nghệ Nano trong lĩnh vực điện tử
Máy tính, điện thoại di động,… hay nhiều thiết bị khác mà chúng ta sử dụng hàng ngày có thể hoạt động được chính là nhờ vật liệu Nano.
Bạn có thể nhìn thấy ứng dụng của công nghệ này rất rõ nét qua các sản phẩm công nghệ như chuột, bàn phím, pin,… Hầu hết các vật liệu này đều được trang bị các lớp nano kháng khuẩn. Đồng thời với đó nó cũng giúp thiết bị lưu trữ điện năng tốt hơn.
3. Công nghệ Nano trong mỹ phẩm
Hiện nay, nhiều công nghệ làm đẹp, sản phẩm làm đẹp được ứng dụng công nghệ Nano. Để làm tăng hiệu quả điều trị cũng như tính an toàn cho người sử dụng và người trực tiếp trải nghiệm.
Nếu như trước đây chúng ta cần phải phủ một lượng lớn sản phẩm. Và sự tác động từ những yếu tố bên ngoài khác các dưỡng chất mới mới có thể thẩm thấu sâu vào da. Thì ngày nay, với công nghệ Nano với kích thước hạt siêu nhỏ. Giúp các thành phần dưỡng chất trong mỹ phẩm thẩm thấu sâu hơn vào bên trong da dễ dàng hơn trước rất nhiều.
4. Công nghệ Nano trong may mặc
Trong ngành may mặc, công nghệ Nano được ứng dụng để diệt khuẩn trên quần áo hoặc trong quá trình vò giặt. Nhờ ứng dụng này mà các vấn đề khử mùi, diệt mùi hôi cũng trở nên đơn giản và dễ dàng hơn các phương pháp khác rất nhiều.
5. Công nghệ Nano trong nông nghiệp
Trong ngành nông nghiệp, công nghệ Nano cũng được ứng dụng triệt để để tăng hiệu suất, phòng trừ sâu bệnh.
Nhiều sản phẩm thuốc trừ sâu, phân bón có khả năng kháng khuẩn mạnh mẽ. Mang đến nguồn dinh dưỡng vi lượng. Tránh tình trạng cây bị ngộ độc do dư thừa chất trong đất hiện được đánh giá rất cao.
Công nghệ Nano và tương lai?
Các nhà khoa học đều khẳng định về vai trò của công nghệ Nano. Thế nhưng, không phải bất cứ lĩnh vực nào chúng ta cũng có thể áp dụng công nghệ này được. Bởi đằng sau nó là một loạt những liên quan về yếu tố đạo đức (khi sử dụng nanotech để can thiệp vào việc biến đổi gen). Yếu tố xã hội và cả yếu tố con người nữa.
Chính vì thế mà hiện nay, nước Anh đã nhanh chóng cho nghiên cứu các khả năng phát triển của loại hình công nghệ này. Và đưa chúng vào các điều luật ứng dụng chặt chẽ.
Tuy nhiên, giới khoa học đều dự báo rằng trong tương lai không xa. Công nghệ Nano sẽ chiếm lĩnh hầu hết các lĩnh vực khoa học chủ đạo của con người. Liệu rằng những dự báo này có đúng hay không? Có lẽ chỉ có tương lai mới có thể trả lời chúng ta được mà thôi!
Như vậy, trên đây là những thông tin vô cùng hữu ích về công nghệ Nano mà mình đã chia sẻ với các bạn. Mong rằng những chia sẻ này. Sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu về công nghệ Nano nhé.
Giúp các bạn sẽ hiểu được công nghệ Nano là gì cũng như ứng dụng công nghệ Nano trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta ra sao. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian quan tâm theo dõi bài viết! Chúc các bạn một ngày tốt lành!