Chuyển động tròn đều, Công thức tính Tốc độ góc, Tốc độ dài và Gia tốc hướng tâm – Vật lý 10 bài 5

Chuyển động tròn được chúng ta bắt gặp khá nhiều trong thực tế như chuyển động của kim đồng hồ, chuyển động của đu quay trong các công viên giải trí,…

Vậy chuyển động tròn đều là gì? Tốc độ góc, tốc độ dài, gia tốc hướng tâm của chuyển động tròn được tính theo công thức nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

I. Chuyển động tròn

1. Chuyển động tròn là gì?

Định nghĩa: Chuyển động tròn là chuyển động có quỹ đạo là một đường tròn.

2. Vận tốc trung bình trong chuyển động tròn

 Định nghĩa: Tốc độ trung bình trong chuyển động tròn

– Tốc độ trung bình = (Độ dài cung tròn mà vật đi được)/(Thời gian chuyển động)

3. Chuyển động tròn đều

 Định nghĩa: Chuyển động tròn đều là chuyển động có quỹ đạo tròn và có tốc độ trung bình trên mọi cung tròn là như nhau.
chuyển động tròn đều

II. Tốc độ góc và Tốc độ dài trong chuyển động tròn

1. Tốc độ dài trong chuyển động tròn

– Công thức tính tốc độ dài (độ lớn tức thời trong chuyển động tròn đều): 

– Trong chuyển động tròn đều, tốc độ dài của vật không đổi.

2. Vectơ vận tốc trong chuyển động tròn đều

Vận tốc trong chuyển động tròn đều– Với điều kiện cung tròn có độ dài rất nhỏ, có thể coi như một đoạn thẳng, người ta dùng một vectơ 1631524897e1ipr0cyi1 1631524897e1ipr0cyi1 vừa để chỉ quãng đường đi được vừa để chỉ hướng của chuyển động, 1631524897e1ipr0cyi1 1631524897e1ipr0cyi1 được gọi là vectơ độ dời.

 1631524897cs13oysvob 1631524897cs13oysvob

– Vì 1631524897e1ipr0cyi1 1631524897e1ipr0cyi1 trùng với một đoạn cung tròn tại M nên nó nên nó nằm dọc theo tiếp tuyến với đường tròn quỹ đạo tại M, 1631524898ylwzbkk2td 1631524898ylwzbkk2td cùng hướng với 1631524897e1ipr0cyi1 1631524897e1ipr0cyi1 nên nó cũng nằm theo tiếp tuyến tại M.

– Vectơ vận tốc trong chuyển động tròn đều luôn có phương tiếp tuyến với đường tròn quỹ đạo.

3. Công thức tính Tốc độ góc, chu kỳ, tần số trong chuyển động tròn đều

a) Tốc độ góc là gì?

Định nghĩa: Tốc độ góc của chuyển động tròn là đại lượng đo bằng góc mà bán kính OM quét được trong một đơn vị thời gian. Tốc độ góc của chuyển động tròn đều là đại lượng không đổi.

– Công thức: 

b) Đơn vị đo tốc độ góc

– Nếu Δα: đo bằng rađian; Δt: đo bằng giây thì đơn vị của ω là rad/s.

c) Chu kì của chuyển động tròn đều

– Chu kì T của chuyển động tròn đều là thời gian để vật đi được một vòng.

– Công thức liên hệ giữa Tốc độ góc ω và chu kỳ T: 16315248980h7zv81s1r 16315248980h7zv81s1r 

– Đơn vị của chu kỳ T là giây (s).

d) Tần số của chuyển động tròn đều

– Tần số f của chuyển động tròn đều là số vòng mà vật đi được trong 1 giây.

– Công thức liên hệ giữa chu kỳ T và tần số f: 16308751757inrlswafs 1631068748 1631524898 16308751757inrlswafs 1631068748 1631524898 

– Đơn vị của f là vòng/s hoặc héc (Hz).

e) Công thức liên hệ giữa tốc độ dài và tốc độ góc

– Công thức: 16308751755v9w37mqki 1631068749 1631524899 16308751755v9w37mqki 1631068749 1631524899

Hay học hỏi dn1

III. Gia tốc hướng tâm trong chuyển động tròn đều

1. Hướng của vectơ gia tốc trong chuyển động tròn đều

– Trong chuyển động tròn đều, vân tốc tuy có độ lớn không đổi, nhưng hướng luôn thay đổi, nên chuyển động này có gia tốc. Gia tốc trong chuyển động tròn đều luôn hướng vào tâm của quỹ đạo nên gọi là gia tốc hướng tâm.

2. Độ lớn của gia tốc hướng tâm

– Công thức tính gia tốc hướng tâm: 1631524899ko557857ed 1631524899ko557857ed

IV. Bài tập vận dụng v, ω, T, f trong chuyển động tròn đều.

– Như vậy để vận dụng nội dung lý thuyết của chuyển động tròn đều để tính các chỉ số: Vận tốc góc, vận tốc dài, chu kỳ, tần số chúng ta cần ghi nhớ những ý chính sau:

• Chuyển động tròn đều là chuyển đọng có các đặc điểm:

 – Quỹ đạo là một đường tròn

 – Tốc độ trung bình trên mọi cung tròn là như nhau.

• Vectơ vận tốc của vật chuyển động tròn đều có:

 – Phương tiếp tuyến với đường tròn quỹ đạo

 – Độ lớn (vận tốc dài): 

• Tốc độ góc: 1631524900bdncorcego 1631524900bdncorcego là góc mà bán kính nối từ tâm đến vật quét được trong thời gian , đơn vị tốc độ góc là rad/s.

• Công thức liên hệ giữa tốc độ dài và tốc độ góc: v = rω 

• Chu kỳ của chuyển động tròn đều là thời gian để vật đi được 1 vòng. Công thức liên hệ giữa chu kỳ và tốc độ góc là: 16315248980h7zv81s1r 16315248980h7zv81s1r

• Tần só của chuyển động tròn đều là số vòng mà vật đi được trong 1 giây. Đơn vị tần số là vòng/s hoặc héc (Hz). Công thức liên hệ giữa chu kỳ và tần số là: 16308751757inrlswafs 1631068748 1631524898 16308751757inrlswafs 1631068748 1631524898

• Gia tốc trong chuyển động tròn đều luôn hướng vào tâm quỹ đạo và có độ lớn là: 1631524899ko557857ed 1631524899ko557857ed

* Bài 8 trang 34 SGK Vật Lý 10: Chuyển động của vật nào dưới đây là chuyển động tròn đều?

A. Chuyển động của một con lắc đồng hồ.

B. Chuyển động của một mắt xích xe đạp.

C. Chuyển động của cái đầu van xe đạp đối với người ngồi trên xe, xe chạy đều.

D. Chuyển động của cái đầu van xe đạp đối với mặt đường, xe chạy đều.

° Lời giải bài 8 trang 34 SGK Vật Lý 10: 

– Chọn đáp án: C. Chuyển động của cái đầu van xe đạp đối với người ngồi trên xe, xe chạy đều.

* Bài 9 trang 34 SGK Vật Lý 10: Câu nào đúng?

A. Tốc độ dài của chuyển động tròn đều phụ thuộc vào bán kính qũy đạo.

B. Tốc độ góc của chuyển động tròn đều phụ thuộc vào bán kính qũy đạo.

C. Với v và ω cho trước, gia tốc hướng tâm phụ thuộc vào bán kính qũy đạo.

D. Cả ba đại lượng trên không phụ thuộc vào bán kính qũy đạo.

° Lời giải bài 9 trang 34 SGK Vật Lý 10: 

– Chọn đáp án: C. Với v và ω cho trước, gia tốc hướng tâm phụ thuộc vào bán kính qũy đạo.

– Vì ta có: 16315249015gsvb4fy7n 16315249015gsvb4fy7n

* Bài 10 trang 34 SGK Vật Lý 10: Chỉ ra câu sai. Chuyển động tròn đều có đặc điểm sau:

A. Quỹ đạo là đường tròn.

B. Vectơ vận tốc không đổi.

C. Tốc độ góc không đổi.

D. Vectơ gia tốc luôn hướng vào tâm.

° Lời giải bài 10 trang 34 SGK Vật Lý 10: 

– Chọn đáp án: B.Vectơ vận tốc không đổi.

– Vì Vectơ vận tốc trong chuyển động tròn đều có độ lớn không đổi nhưng có hướng luôn thay đổi, do đó vectơ vận tốc thay đổi.

* Bài 11 trang 34 SGK Vật Lý 10: Một quạt máy quay với tần số 400 vòng/ phút. Cách quạt dài 0,8m. Tính tốc độ dài và tốc độ góc của một điểm ở đầu cánh quạt.

° Lời giải bài 11 trang 34 SGK Vật Lý 10: 

– Ta có: f = 400 (vòng/phút) = 400/60 = 20/3 (vòng/s).

– Tốc độ góc của một điểm bất kì ở đầu cánh quạt là:

 16315249017m3sskjmfb 16315249017m3sskjmfb

– Tốc độ dài của điểm trên đầu cánh quạt là: V = R.ω = 0,8.41,867 = 33,493 (m/s).

* Bài 12 trang 34 SGK Vật Lý 10: Bánh xe đạp có đường kính 0,66 m. Xe đạp chuyển động thẳng đều với vận tốc 12 km/h. Tính tốc độ dài và tốc độ góc của một điểm trên vành bánh đối với người ngồi trên xe.

° Lời giải bài 12 trang 34 SGK Vật Lý 10: 

– Ta có bán kinh của xe đạp là: R=d/2 = 0,66/2 = 0,33(m).

– Khi xe đạp chuyển động thẳng đều, một điểm M trên vành bánh xe đối với người quan sát ngồi trên xe chỉ chuyển động tròn đều, còn đối với mặt đất, điểm M còn tham gia chuyển động tịnh tiến khi đó tốc độ dài của M bằng tốc độ dài của xe: v = 12 km/h = 12000(m)/3600(s) = 10/3 (m/s).

– Tốc độ góc của một điểm trên vành bánh đối với người ngồi trên xe là: 1631524901bomo8ukd6v 1631524901bomo8ukd6v

* Bài 13 trang 34 SGK Vật Lý 10: Một đồng hồ treo tường có kim phút dài 10 cm và kim giờ dài 8 cm. Cho rằng các kim quay đều. Tính tốc độ dài và tốc độ góc của điểm đầu hai kim.

° Lời giải bài 13 trang 34 SGK Vật Lý 10: 

– Ta thấy, khi kim phút quay 1 vòng được 1h → Chu kì quay tròn của điểm đầu kim phút là: Tp = 1h = 3600 s

– Kim giờ quay 1 vòng hết 12 h → Chu kì quay tròn của điểm đầu kim giờ là: Tg = 12h = 43200 s.

– Áp dụng công thức liên hệ giữa tốc độ dài và tốc độ góc: 1631524901zwl1vln5e8 1631524901zwl1vln5e8

◊ Như vậy:

– Tốc độ dài của kim phút là: 163152490154ve4d3npt 163152490154ve4d3npt

– Tốc độ góc của kim phút là: 1631524902sppvg5vljb 1631524902sppvg5vljb

– Tốc độ dài của kim giờ: Ta có, bán kính R=8cm=0,08m, kim giờ quay 1 vòng hết 12 nên chu kỳ quay của kim giờ là Tg = 12h = 43200(s), nên:

 1631524902kob4rugk38 1631524902kob4rugk38

 16315249029qiib8ve7t 16315249029qiib8ve7t

* Bài 14 trang 34 SGK Vật Lý 10: Một điểm nằm trên vành ngoài của một lốp xe máy cách trục của xe 30 cm. Xe chuyển động thẳng đều. Hỏi bánh xe phải quay bao nhiêu vòng thì số chỉ trên đồng hồ tốc độ của xe sẽ nhảy một số ứng với 1 km.

° Lời giải bài 14 trang 34 SGK Vật Lý 10: 

– Ta có, R = 30(cm) = 0,3(m).

– Khi bánh xe quay được một vòng thì xe đi được quãng đường bằng chu vi của bánh xe. Quãng đường mà một vòng đi được là chu vi của vòng tròn:

 s = C = 2πR = 2. 3,14. 0,3 = 1,884(m).

⇒ Vậy để đi được 1km = 1000m thì bánh xe phải quay số vòng là: 163152490288kuq2unbd 163152490288kuq2unbd (vòng).

* Bài 15 trang 34 SGK Vật Lý 10: Một chiếc tàu thủy neo tại một điểm trên đường xích đạo. Hãy tính tốc độ góc và tốc độ dài của tàu đối với trục quay của Trái Đất . Biết bán kính của Trái Đất là 6400 km.

° Lời giải bài 15 trang 34 SGK Vật Lý 10: 

– Bán kính của Trái Đất là: R = 6400km = 6,4.10-6(m).

– Trái đất quay một vòng quanh trục hết 24h  Chu kì quay của 1 điểm nằm trên đường xích đạo quanh trục Trái Đất là: T = 24h = 24.3600 = 86400 (s).

Tốc độ góc của tàu đối với trục quay của Trái Đất là:

1631524903r8dv6h20go 1631524903r8dv6h20go

– Tốc độ dài của tàu đối với trục quay của Trái Đất là:

 V = ω.R = 7,269.10-5. 6,4.106 = 465 (m/s).

Hy vọng với bài viết chi tiết về Chuyển động tròn đều, Công thức tính Tốc độ góc, Tốc độ dài và Gia tốc hướng tâm và bài tập vận dụng ở trên hữu ích cho các em. Mọi góp ý và thắc mắc các em vui lòng để lại bình luận dưới bài viết để HayHocHoi.Vn ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tập tốt.

¤ Các bài viết xem nhiều:

¤ Xem thêm các bài viết khác:

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *