Bảng đơn vị đo khối lượng: cách ghi nhớ, quy đổi Dễ Dàng, Chính Xác
Bảng đơn vị đo khối lượng cũng như cách ghi nhớ, quy đổi các đơn vị có trong bảng và nhiều bài tập vận dụng khác sẽ được Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội chia sẻ trong bài viết dưới đây. Đây là nguồn tư liệu Toán 4 thiết yếu cho thầy cô cũng như học sinh phục vụ cho việc dạy và học được tốt hơn.
I.LÝ THUYẾT CHUNG
1. Đơn vị đo khối lượng là gì ?
Đơn vị là một đại lượng dùng để đo lường, được sử dụng trong các lĩnh vực toán học, vật lý, hóa học, và trong cuộc sống.
Khối lượng là lượng chất chứa trong vật đó khi ta cân được. Như vậy để đo khối lượng ta cần phải dùng cân.
Đơn vị đo khối lượng là một đơn vị dùng để cân 1 sự vật cụ thể. Chúng ta thường dùng cân để đo khối lượng của một đồ vật.
Ví dụ: Bạn An cân nặng 42kg; bao ngô nặng 5 yến.
2. Bảng đơn vị đo khối lượng
3. Cách đọc và ghi nhớ bảng đơn vị đo khối lượng
Bảng đơn vị đo khối lượng được xép theo thứ tự từ lớn đến bé:
Cụ thể các đơn vị khối lượng như sau:
- Đơn vị đo khối lượng Tấn (viết là “tấn”): 1tấn = 10 tạ = 1000kg
- Đơn vị đo khối lượng Tạ (viết là “tạ”): 1 tạ = 10 yến = 100kg
- Đơn vị đo khối lượng Yến (viết là “yến”) 1 yến = 10kg
- Đơn vị đo khối lượng Ki-lô-gam (viết là “kg”) : 1kg = 10hg = 1000g
- Đơn vị đo khối lượng Hec-tô-gam (viết là “hg”): 1hg = 10dag = 100g
- Đơn vị đo khối lượng Đề-ca-gam (viết là “dag”): 1dag = 10g
- Đơn vị đo khối lượng Gam (viết là “g”)
Nếu muốn ghi nhớ nhanh bảng đơn vị đo khối lượng này, trước hết bạn phải đọc đi đọc lại nhiều lần đã. Sau khi đã ghi nhớ được rồi, thỉnh thoảng bạn cần ôn lại. Hay bạn cũng có thể “chế” thành vài câu hát rồi “nghêu ngoao” hằng ngày cho dễ nhớ và cũng khó quên.
4. Cách quy đổi giữa các đơn vị với nhau trong bảng
Cách quy đổi cũng dễ dàng thôi. Chỉ cần bạn nắm rõ quy tắc của nó được:
Quy tắc 1: Khi đổi từ đơn vị lớn hơn xuống đơn vị bé hơn liền kề, thì ta thêm vào số đó 1 chữ số 0 (nhân số đó với 10). Nếu cách một đơn vị ở giữa ta thêm 2 số 0 và cách 2 đơn vị ta thêm 3 số 0 và tương tự ….
Ví dụ:
3 tấn = 30tạ = 300yến = 3000kg
25kg = 250hg = 2500dag = 25000g
Quy tắc 2: Muốn đổi từ đơn vị nhỏ hơn sang đơn vị lớn hơn liền kề, thì chia số đó cho 10 (hay bớt số đó đi 1 chữ số 0)
Ví dụ:
3000g=300dag=30hg=3kg
50.000kg=5000 yến = 500 tạ = 50 tấn
II. CÁC DẠNG BÀI TOÁN VỀ BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG
Dạng 1: Đổi các đơn vị trong bảng đơn vị đo khối lượng
Phương pháp giải:
Phương pháp giải của dạng này cũng đơn giản. Chỉ cần học sinh nắm vững thứ tự các đơn vị trong bảng và cách quy đổi như chúng tôi đã giới thiệu ở trên sẽ dễ dàng giải bài toán thôi.
15 tạ = …. kg 100 tấn = … g 70 tạ = …. hg
44 kg = … dag 7 tạ 32 kg = … kg 91 tấn 5 kg = … kg
Dạng 2: Thực hiện phép so sánh
Phương pháp giải:
- Khi so sánh các đơn vị đo giống nhau, ta so sánh tương tự như so sánh hai số tự nhiên.
- Khi so sánh các đơn vị đo khác nhau, trước hết ta phải đổi về cùng một đơn vị đo sau đó thực hiện phép so sánh bình thường.
a, 600 g và 60 dag
b, 6 kg và 7000 g
c, 4 tấn 3 tạ 5 yến và 4370 kg
d, 623 kg 300 dag và 6 tạ 35 kg
Gợi ý: Ở đây các đơn vị không giống nhau, các bạn phải đổi về cùng đơn vị mới so sánh được.
a, đổi 60dag = 600 g. Vậy 600g = 60dag
b, đổi 6kg = 6000g. Vậy 6kg bé hơn 7000kg
c, đổi 4 tấn 3 tạ 5 yến = 4350kg. Vậy 4 tấn 3 tạ 5 yến nhỏ hơn 4370kg
d, đổi 623 kg 300 dag = 62600dag
6 tạ 35 kg = 635kg= 63500dag
Vậy 623 kg 300 dag bé hơn 6 tạ 35 kg
Dạng 3: Các phép tính với đơn vị đo khối lượng
Phương pháp giải:
- Khi thực hiện phép tính cộng hoặc trừ các khối lượng có kèm theo các đơn vị đo giống nhau, ta thực hiện tương tự như các phép tính với số tự nhiên, sau đó thêm đơn vị đo khối lượng vào kết quả.
- Khi thực hiện phép tính có kèm theo các đơn vị đo khác nhau, ta quy đổi về cùng một đơn vị đo, sau đó thực hiện phép tính bình thường.
Ví dụ : 29 tấn + 26kg = ?
Đổi: 29 tấn = 29000kg
29000 kg + 26kg = 29026kg
Dạng 4: bài toán có lời văn
Phương pháp giải:
- Học sinh phải đọc kĩ đề xem trong bài giải nếu cùng đơn vị thì không phải đổi
- Nếu khác đơn vị phải đổi về cùng đơn vị mới có thể thực hiện được các bước giải bài toán
- Nếu các dữ kiện bài toán cho cùng đơn vị nhưng lại hỏi đơn vị khác thì học sinh cứ giải bài toán rồi cuối cùng đổi ra đơn vị bài toán hỏi để đáp số.
Ví dụ 1: An có cân nặng là 32kg, Hoa có cân nặng là 340hg, Huyền có cân nặng là 41000g. Hỏi tổng số cân nặng của ba bạn là bao nhiêu ki-lô-gam?
Giải: Đổi: 340 hg = 34 kg
41 000 g = 41 kg
Tổng số cân nặng của ba bạn là: 32 + 34 + 41 = 107 (kg)
Đáp số: 107 kg
Ví dụ 2: Bao thứ nhất đựng 500kg thóc, bao thứ hai đựng nhiều hơn bao thứ nhất 100 kg. Hỏi cả hai bao đựng bao nhiêu tạ thóc?
Giải: Bao thứ hai đựng số kg thóc là: 500 + 100 = 600 (kg)
Cả hai bao đựng số tạ thóc là: 600 + 500 = 1100(kg) = 11 tạ
Đáp số: 11 tạ tạ
III. BÀI TẬP VỀ BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG
Câu 1:
Viết các số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 21 yến = ….kg
130 tạ = ….kg
44 tấn = …. kg
b) 320 kg = …. yến
4600 kg = …. tạ
19 000 kg = …. tấn
c) 3 kg 125 g = …. g
2 kg 50 g = …. g
d) 1256 g = …. kg ….g
6005 g = …. kg ….g
Đáp án:
a) 21 yến = 210kg
130 tạ = 13 000kg
44 tấn = 44 000 kg
b) 320 kg = 32 yến
4600 kg = 46 tạ
19 000 kg = 19 tấn
c) 3 kg 125 g = 3125 g
2 kg 50 g = 2050 g
d) 1256 g = 1kg 256g
6005 g = 6kg 5 g
Câu 2:
Đúng ghi Đ, sai ghi S:
a) 2 kg 60 g = 260g ……
b) 7030 kg > 7 tấn 3 kg ……
c) 21 kg 65 g < 21kg 605 g ……
d) 1/4 tấn < 30 kg ……
Đáp án:
a. S
b. Đ
c. Đ
d. S
Câu 3:
Một cửa hàng có 2 tấn đường. Ngày đầu bán được 400kg. Ngày thứ hai bán được số đường bằng 3/5 số đường bán được trong ngày đầu.
Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu ki-lô-gam đường?
Đáp án:
2 tấn = 2000 kg
Ngày thứ hai cửa hàng bán được số đường là:
400 x = 240 (kg)
Cả hai ngày cửa hàng bán được số đường là:
400 + 240 = 640 (kg)
Cửa hàng còn lại số đường là:
2000 – 640 = 1360 (kg)
Đáp số: 1360 kg
b) 2 tạ 2kg … 220 kg
c) 4kg 3dag … 43 hg
d) 8 tấn 80kg … 80 tạ 8 yến
Đáp án:
1kg 512g = 1512g ; 1kg 5hg = 1500g ;
1kg 51dag = 151 Og ; 10hg 50g = 1050g.
Sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn : 1050 ; 1500 ; 1510 ; 1512.
Từ đó sắp xếp các số đo khối lượng theo thứ tự từ bé đến lớn :
10hg 50g ; 1kg 5hg ; 1kg 51dag ; 1 kg 512g.
a) 115 tạ + 256 tạ b) (3kg + 7kg) x 2
4152g – 876g (114 tạ-49 tạ) : 5
4 tấn x 3 3 tấn 5 tạ + 2 tấn 3 tạ
2565kg : 5 4kg 500g – 2kg 500g
Đáp án:
a) 115 tạ + 256 tạ = 371 tạ b) (3kg + 7kg) x 2 = 10kgx 2 = 20kg
4152g – 876g = 3276g (114 tạ – 49 tạ): 5 = 65 tạ : 5 = 13 tạ
tấn x 3 = 12 tấn 3 tấn 5 tạ + 2 tấn 3 tạ = 5 tấn 8 tạ
2565kg : 5 = 513kg 4kg 500g – 2kg 500g = 2kg
c) 30 phút – 15 phút = 15 phút
12 giây + 45 giây = 57 giây
3 giờ x 2 = 6 giờ
69 giờ : 3 = 23 giờ
Câu 7: Tính
- 2 yến + 150 hg + 5 kg = ?
- 3 tạ 2 kg + 1500 dag = ?
- 2500 kg + 12 tạ = ?
- 1kg 1/10 hg + 1 dag = ?
Hướng dẫn:
2 yến + 150 hg + 5 kg = 200 hg + 150 hg + 50 hg = 400 hg
- 3 tạ 2 kg + 1500 dag = 30000 dag + 200 dag + 15000 dag = 31700 dag
- 2500 kg + 12 tạ = 25 tạ +12 tạ = 37 tạ
- 1kg 1/10 hg + 1 dag = 100 dag + 1 dag + 1 dag = 102 dag
Câu 8: Số ?
- 18 yến = ………. kg 430 kg = ……… yến
200 tạ = ………. kg 25000 kg = ……. tạ
- 2kg 326 = ……. g 4008g = …… kg …….g
6kg 3g = ……… g 9050kg = …… tấn ……kg
- 1 tấn 230 kg = ……… tấn 2 tấn 35 kg = ………… tấn
Hướng dẫn:
- 18 yến = 180 kg 430 kg = 43 yến
200 tạ = 20.000 kg 25000 kg = 25 tạ
- 2kg 326 = 2326 g 4008g = 4 kg 8g
6kg 3g = 6003 g 9050kg = 9 tấn 50 kg
- 1 tấn 230 kg = 1 23/100 tấn 2 tấn 35 kg = 2 7/200 tấn
Câu 9:: Liên đội trường Hòa Bình thu gom được 1 tấn 300kg giấy vụn. Liên đội trường Hoàng Diệu thu gom được 2 tấn 700kg giấy vụn. Biết rằng cứ 2 tấn giấy vụn thì sản xuất được 50.000 cuốn vở học sinh. Hỏi từ số giấy vụn mà cả hai trường đã thu gom được có thể sản xuất được bao nhiêu cuốn vở học sinh?
Hướng dẫn:
Khối lượng giấy vụn cả hai trường thu gom được là:
1 tấn 300kg + 2 tấn 700kg = 4 tấn
Số vở sản xuất được từ 4 tấn giấy thu gom được là:
( 4 : 2 ) x 50000 = 100.000 ( cuốn )
Đáp số: 100.000 cuốn
Câu 10: Một thùng dầu cân nặng 15 kg. Sau khi dùng ½ lượng dầu trong thùng thì thùng dầu còn lại cân nặng 8 kg. Hỏi thùng không có dầu cân nặng mấy ki – lô – gam?
Hướng dẫn:
½ lượng dầu đã dùng ứng với 7 kg
Lượng dầu trong thùng là
7 : ½ = 14 ( ki – lô – gam )
Thùng không còn dầu nặng là:
15 – 14 = 1 ( kg )
Đáp số: 1 kg
Vậy là Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội đã giới thiệu cùng các bạn chuyên đề về Bảng đơn vị đo khối lượng: cách ghi nhớ, quy đổi Dễ Dàng, Chính Xác nhất và các dạng bài tạp liên quan. Hi vọng, đây là nguồn tài tiệu hữu ích cho quý thầy cô cũng như các bạn học sinh. Bảng đơn vị đo độ dài cũng đã được chúng tôi giới thiệu rất chi tiết. Bạn tìm hiểu thêm nhé !