Al + O2 → Al2O3 được Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội biên soạn hướng dẫn các bạn viết phương trình đốt cháy nhôm trong oxi. Sau thí nghiệm nhôm tác dụng với oxi tạo ra nhôm oxit. Mời các bạn tham khảo nội dung tài liệu dưới đây.
>> Mời các bạn tham khảo thêm một số phản ứng liên quan
1. Phương trình phản ứng thí nghiệm nhôm tác dụng với oxi
4Al + 3O2 2Al2O3
2. Điều kiện thí nghiệm nhôm tác dụng với oxi
Nhiệt độ
3. Hiện tượng nhôm tác dụng với oxi
Hiện tượng: Có những hạt loé sáng do bột nhôm tác dụng với oxi, phản ứng toả nhiều nhiệt.
Chất tạo thành màu trắng sáng là nhôm oxit Al2O3.
Giải thích: Vì ở điều kiện nhiệt độ này xảy ra phản ứng nhôm tác dụng với oxi trong không khí.
Trong phản ứng hóa học: nhôm đóng vai trò là chất khử.
4. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Cách nào sau đây không phá hủy các đồ dung bằng nhôm?
A. Dùng nước chanh để làm sạch bề mặt bằng nhôm
B. Rửa sach, lau khô và để chỗ khô ráo
C. Dùng đồ làm bằng nhôm để đựng nước vôi
D. Dùng đồ làm bằng nhôm để đựng nước biển
Câu 2. Có 3 kim loại Al, Mg, K. Chỉ cần dùng thuốc thử nào sau đây có thể nhận ra từng kim loại?
A. dung dịch H2SO4 đặc, nguội
B. Dung dịch Ca(OH)2
C. Nước
D. dung dịch CuCl2
Câu 3. Cho 5,4 gam Al vào dung dịch NaOH loãng, dư, sau phản ứng thu được V lít khí H2 (ở đktc)
A. 4,48 lít
B. 6,72 lít
C. 8,96 lít
D. 5,04 lít
nAl = 0,2 mol
2Al + 2H2O + 2NaOH → 2NaAlO2 + 3H2
0,2 mol →0,3 mol
=> VH2 = 0,3 .22,4 = 6,72 lít
Câu 4. Quặng boxit là nguyên liệu chính dùng để điều chế kim loại
A. Al
B. Fe
C. Cu
D. Zn
Câu 5. Các đồ vật làm bằng nhôm bền trong không khí và nước là do:
A. Có một lớp Al(OH)3 bên ngoài bảo vệ
B. Có một lớp Al2O3 bên ngoài bảo vệ
C. Nhôm không tan trong nước
D. Nhôm bền, không bị oxi hóa
Câu 6. Có 3 kim loại là Al, Fe và Na. Chỉ cần dùng thuốc thử nào sau đây có thể nhận ra từng kim loại?
A. Dung dịch H2SO4 đặc, nguội
B. Dung dịch Ca(OH)2
C. Nước
D. Dung dịch CuCl2
Cho từng kim loại hòa tan vào nước
Kim loại không tan là Al và Fe
Na tan có khí thoát ra
Na + H2O → NaOH + H2
Dùng dung dịch NaOH nhận biết 2 kim loại Al và Fe
Kim loại nào tan dần là Al
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
Không có hiện tượng gì là Fe
Câu 7. Cho 2,7 gam Al vào dung dịch NaOH loãng, dư, sau phản ứng thu được V lít khí H2 (ở đktc)
A. 4,48 lít
B. 6,72 lít
C. 8,96 lít
D. 3,36 lít
nAl = 0,1 mol
Phương trình phản ứng hóa học
2Al + 2H2O + 2NaOH → 2NaAlO2 + 3H2
0,1 mol →0,15 mol
=> VH2 = 0,15 .22,4 = 3,36 lít
Câu 8. Nhôm và nhôm hidroxit phản ứng được với cả hai dung dịch nào sau dây?
A. Na2SO4, KOH.
B. NaOH, HCl.
C. KCl, NaNO3.
D. NaCl, H2SO4.
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O.
………………………….
Trên đây Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội đã gửi tới bạn đọc nội dung phương phản ứng Al + O2 → Al2O3. Giúp các bạn học sinh học tập tốt hơn cũng như nâng cao khả năng giải bài tập. Mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Hóa học. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Ngữ văn 12, Tiếng Anh 12, Thi thpt Quốc gia môn Toán, Thi THPT Quốc gia môn Vật Lý,….
Ngoài ra, Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài Liệu Học Tập Lớp 12. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.
Chúc các bạn học tập tốt.