Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học là gì?

Với đề bài ngữ văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học chúng ta cần làm như thế nào để đạt điểm số cao trong các kỳ thi? Hãy cùng THPT Phạm Hồng Thái tìm hiểu chi tiết dạng văn nghị luận bàn về một ý kiến văn học này nha Vậy nghị luận văn học là gì ?

Khái niệm nghị luận về một  ý kiến văn học là gì ?

Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học là người viết sử dụng các thao tác lập luận để bày tỏ quan điểm của mình ý kiến được nêu ra trong đề bài. Các quan điểm, lập luận đó phải có tính thuyết phục được người nói, người nghe.

Văn nghị luận : Khái niệm văn nghị luận là gì và cách làm bài đạt điểm cao
khái niệm văn nghị luận là gì và cách làm bài đạt điểm cao

Đối tượng nghị luận về một ý kiến là gì?

Thường trong đề thi văn nghị luận bàn về một ý kiến bàn về văn học có 4 đối tượng chính cần nghị luận gồm:

  • Văn sử học: Bàn về một thời kỳ văn học, một trào lưu văn học nổi bật trong giai đoạn đó như phong trào thơ mới…
  • Nghị luận văn học: Bàn về giá trị của văn học, tiếp nhận văn học hay đặc trưng thể loại…
  • Lý luận văn học: Tập trung vào vấn đề nghị luận phong cách sáng tác của các tác giả mà chúng ta đã học trong chương trình ngữ văn.
  • Tác phẩm văn học: Như khía cạnh nội dung, nghệ thuật, hình tượng nhân vật trong các tác phẩm văn học hay những hình ảnh,câu nói đặc biệt…

Tham khảo thêm: Các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận

Cách làm bài văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.

Các bạn cần làm bài văn theo cấu trúc 3 phần gồm:

Hãy theo dõi dàn ý bài văn nghị luận về một ý kiến văn học :

a – Phần mở bài

  • Dẫn dắt vấn đề nghị luận.
  • Nêu xuất xứ và trích dẫn nguyên văn ý kiến cần nghị luận từ đâu, được lấy từ nguồn nào và lựa chọn các đoạn trích dẫn thích hợp nhất.
  • Nêu phạm vi nghị luận: Cần xác định đúng phạm vi cần nghị luận để tránh trường hợp lạc đề, sai yêu cầu của đề.

b – Thân bài nội dung chính khi nghị luận về một ý kiến bàn về văn học là gì?

Dưới đây là ý kiến trong văn bản nghị luận là gì ?

b.1 – Giới thiệu khái quát về tác giả – tác phẩm

  • Xuất xứ của tác phẩm, vị trí của đoạn trích, đoạn thơ trong tác phẩm đó.
  • Thông tin về tác giả, phong cách sáng tác…
  • Chủ đề của bài thơ, tóm tắt ngắn gọn hoàn cảnh dẫn đến đoạn trích cần nghị luận.

b.2 – Giải thích ý kiến 

  • Cần giải thích từng từ có ý nghĩa hàm ẩn, mang ý ẩn dụ trong các ý kiến mà đề bài đã cho.
  • Và cần chốt lại câu kết luận là ý kiến đó bàn về vấn đề gì?

b.3 – Bàn luận về ý kiến 

  • Cần bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến đó là đúng hay sai, đúng hoàn toàn hay đúng một phần, đồng tình hay phản đối ý kiến đó.
  • Phân tích, chứng minh cho quan điểm của người viết về ý kiến cần bàn luận: Cần đưa ra nhiều luận điểm, luận cứ và chứng minh các luận điểm đó sao thuyết phục nhất.
Văn nghị luận : Khái niệm văn nghị luận là gì và cách làm bài đạt điểm cao
khái niệm văn nghị luận là gì và cách làm bài đạt điểm cao

b.4 – Đánh giá ý kiến 

  • Cần đánh giá về mối quan hệ giữa các vấn đề được đặt ra trong ý kiến đó.
  • Nêu ý nghĩa, tác dụng của ý kiến đó đối với văn học, đời sống.
  • Đối với văn học: giúp người đọc hiểu rõ thêm điều gì về tác phẩm, phong cách nghệ thuật của nhà văn…
  • Đối với đời sống: ý kiến giúp người đọc rút ra bài học gì có ý nghĩa với bản thân, với gia đình và xã hội.

c – Phần kết bài

Cần đánh giá khái quát về ý kiến mà đề yêu cầu bình luận như mức độ đúng đắn, thể hiện cái nhìn sâu sắc về đối tượng hay chưa, hay ý kiến đó có toàn diện không.

Cuối cùng là mở rộng, nâng cao vấn đề đó.

Những lưu ý khi làm bài văn nghị luận về một ý kiến văn học.

Để đạt điểm cao và tránh những lỗi bị trừ điểm khi làm văn nghị luận về ý kiến văn học các bạn cần ghi nhớ những lưu ý sau:

a – Cần xác định chính xác nhất vấn đề nghị luận là gì

  • Cần xác định ý kiến bàn về vấn đề nghị luận thuộc phương diện nào như văn học, lịch sử, tác phẩm hay tác giả văn học…
  • Ý kiến đó bàn về khía cạnh nào của đối tượng trên.
  • Ý kiến đó đúng hay sai, toàn diện hay chưa toàn diện?
  • Vấn đề đó nên triển khai bằng những luận điểm nào?

b – Cần xác định chính xác thao tác cần lập luận

  • Sử dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận như giải thích, phân tích, chứng minh…
  • Đặc biệt, sự sâu sắc của bài viết được thể hiện qua thao tác bác bỏ nếu ý kiến đó sai hoặc chưa hoàn chỉnh.

c – Cần xác định được phạm vi dẫn chứng

  • Tránh lỗi đi vào phân tích toàn bộ tác phẩm, các bạn chỉ nên tập trung vào đúng ý kiến cần bàn luận đó.
  • Tránh trường hợp lựa chọn quá ít / quá nhiều dẫn chứng không tiêu biểu.
  • Cần kết hợp việc phân tích các dẫn chứng và đưa ra các nhận định, đánh giá của bản thân.
  • Cần trở đi trở lại ý kiến, cuối mỗi luận điểm cần nhắc lại vấn đề nghị luận.

d – Cần có sự sáng tạo

  • Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận, có những cách diễn đạt mới mẻ, độc đáo.
  • Về nội dung: Cần liên hệ, so sánh với những vấn đề tương đồng, phân tích tác phẩm kết hợp với vận dụng kiến thức lý luận văn học.
  • Về hình thức: Cần lập luận chặt chẽ, chuyển đoạn linh hoạt, sử dụng các biện pháp tu từ, văn phong giàu cảm xúc.

Kết luận:

Đây là toàn bộ câu trả lời cho câu hỏi nghị luận về một ý kiến bàn về văn học là gì? Các bước làm một bài văn nghị luận về ý kiến văn học chi tiết nhất. Trường THPT Phạm Hồng Thái hy vọng qua các giải nghĩa trên sẽ giúp ích các bạn. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết. Để hiểu hơn về giới trẻ cũng như các từ ngữ mới, mời các bạn truy cập vào mục “Là gì” của THPT Phạm Hồng Thái.

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *