Lý thuyết về hình thoi. Cách chứng minh tứ giác là hình thoi hay nhất

Lý thuyết về hình thoi. Cách chứng minh tứ giác là hình thoi hay nhất

Lý thuyết về hình thoi và cách chứng minh tứ giác là hình thoi học sinh đã được tìm hiểu trong chương trình Toán 8, phân môn Hình học. Đây là một trong những phần kiến thức trọng tâm của chương trình. Bài viết hôm nay, Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội sẽ tổng hợp lại các kiến thức cần ghi nhớ về hình thoi và cách chứng minh hình thoi nhanh nhất. 

I. LÝ THUYẾT VỀ HÌNH THOI

1. Định nghĩa Hình thoi

hinh thoi hinh thoi

Hình thoi là tứ giác có bốn cạnh bằng nhau, là hình bình hành có 2 cạnh liền kề bằng nhau hoặc có đường chéo vuông góc với nhau.

Hình thoi là một hình bình hành đặc biệt.

2. Tính chất Hình thoi

Hình thoi là hình có

  • Các góc đối diện bằng nhau.
  • Hai đường chéo vuông góc với nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
  • Hai đường chéo chia các góc ra hình thoi thành 2 góc bằng nhau (đường phân giác).
  • Hình thoi có tất cả tính chất của hình bình hành.

3. Dấu hiệu nhận biết Hình thoi

Hình thoi là hình tứ giác đặc biệt

  • Tứ giác có bốn cạnh bằng nhau là hình thoi.
  • Tứ giác có 2 đường chéo là đường phân giác của cả bốn góc là hình thoi.
  • Tứ giác có 2 đường chéo là đường trung trực của nhau là hình thoi.

Hình thoi là Hình bình hành đặc biệt

Vì hình thoi là một dạng đặc biệt của một hình bình hành nên nó sẽ có đầy đủ tính chất của hình bình hành kèm thêm một số tính chất khác như:

  • Hình bình hành có hai cạnh bên bằng nhau là hình thoi.
  • Hình bình hành có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình thoi.
  • Hình bình hành có một đường chéo là đường phân giác của một góc là hình thoi.

II. CÁC CÁCH CHỨNG MINH TỨ GIÁC LÀ HÌNH THOI CỰC HAY

Để chứng minh một tứ giác là hình thoi, các bạn có thể áp dụng một trong những cách sau đây. Cách nào cũng hay, tùy vào từng bài để vận dụng cách chứng minh nhanh nhất nhé !

herfr0iamnzmquh4zoiggd1u1hljufgjasa06ywp 1 herfr0iamnzmquh4zoiggd1u1hljufgjasa06ywp 1

1. Cách 1: chứng minh tứ giác có 2 đường chéo là đường trung trực của nhau:

Ví dụ: Cho hình bình hành ABCD có AB = AC. Kéo dài trung tuyến AM của ΔABC và lấy ME = MA. Chứng minh tư giác ABEC là hình thoi.

tu-giac-co-hai-duong-cheo-la-trung-truc-cua-nhau-la-hinh-thoi

Theo bài ra, ta có:

ΔABC cân tại A có trung tuyến AM

=> AM đồng thời là đường trung trực của BC

=> Tứ giác ABEC là hình thoi do có 2 đường chéo là đường trung trực của nhau. (đ.p.c.m)

2. Cách 2: chứng minh tứ giác có bốn cạnh bằng nhau

Ví dụ: Chứng minh rằng các trung điểm của bốn cạnh của một hình chữ nhật là các đỉnh của hình thoi.

noi-trung-diem-cua-4-canh-hinh-chu-nhat-la-hinh-thoi

Xét tam giác ABD có E và H lần lượt là trung điểm của AB và AD

=> EH là đường trung bình của tam giác

=> EH = 1/2 BD (1)

Chứng minh tương tự ta có: EF = 1/2 AC; FG = 1/2 BD; HG = 1/2 AC (2)

Vì ABCD là hình chữ nhật nên AC = BD (3)

Từ (1), (2) và (3), ta suy ra EH = EF = HG = GF

=> Tứ giác EFGH là hình thoi do có bốn cạnh bằng nhau. (đ.p.c.m)

3. Cách 3: chứng minh tứ giác là hình bình hành có hai đường chéo vuông góc

Ví dụ: Gọi O là giao điểm hai đường chéo của hình bình hành ABCD. Chứng minh rằng giao điểm các đường phân giác trong của các tam giác AOB; BOC; COD và DOA là đỉnh của một hình thoi.

hinh-binh-hanh-co-hai-duong-cheo-vuong-goc-la-hinh-thoi

Gọi M, N, P, Q lần lượt là giao điểm các phân giác trong của các tam giác AOB, BOC, COD và DOA.

Do O là giao điểm hai đường chéo AC và BD của hình bình hành ABCD nên OA = OC và OB = OD.

Xét ΔBMO và ΔDPO có:

Góc B1 = D1 và Góc O1 = O2 ( đối đỉnh ) và OB = OD (gt)

=> ΔBMO = ΔDPO (g. c. g)

=> OM = OP và các điểm M, O, P thẳng hàng (6)

Chứng minh tương tự: ON = OQ và N, O, P thẳng hàng (7)

Từ (6) và (7) Suy ra: Tứ giác MNPQ là hình bình hành do các đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường. (8)

Mặt khác OM, ON là hai đường phân giác của hai góc kề bù nên OM ⊥ ON. (9)

Từ (8) và (9) suy ra: MNPQ là hình thoi do là hình bình hành có hai đường chéo vuông góc. (đ.p.c.m)

4. Cách 4: chứng minh tứ giác là hình bình hành có hai cạnh kề bằng nhau

Ví dụ: Cho tam giác ABC, lấy các điểm D, E theo thứ tự trên các cạnh AB, AC sao cho BD = CE. Gọi M, N, I, K lần lượt là trung điểm của BE, CD, DE, BC. Chứng minh rằng: IMNK là hình thoi.

hinh-binh-hanh-co-hai-canh-ke-bang-nhau-la-hinh-thoi

Theo giả thiết ta có: M là trung điểm của BE và I là trung điểm của DE

=> MI là đường trung bình của ΔBDE

=> MI // BD và MI = 1/2 BD

Chứng minh tương tự, ta có:

NK // BD và NK= 1/2 BD

Do có MI // NK và MI = NK nên tứ giác MINK là hình bình hành (4)

Chứng minh tương tự, ta có: IN là đường trung bình của ΔCDE

=> IN = 1/2 CE mà CE = BD (gt) => IN = IM (5)

Từ (4) và (5) => Tứ giác MINK là hình thoi do là hình bình hành có hai cạnh kề bằng nhau. (đ.p.c.m)

III. BÀI TẬP CHỨNG MINH TỨ GIÁC LÀ HÌNH THOI

Bài 1: Cho hình bình hành ABCD có AC  CD. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AD và BC. Chứng minh rằng tứ giác AMCN là hình thoi.

Bài giải:

1.

screenshot 529 screenshot 529

Áp dụng định nghĩa và giả thiết vào hình bình hành ABCD ta được:

AB // CD

AC  CD

ABAC. Do đó ΔABC vuông ở A, ΔACD vuông ở C.

Do M, N là trung điểm của AD, BC theo giả thiết nên AN, CM thứ tự là trung tuyến ứng với cạnh huyền của hai tam giác vuông ABC và ACD

Do đó AN = 12BC; CM = 12AD

Mà AD = BC; AM = MD; BN = NC

 AM = MC = CN = NA

Tứ giác AMCN có bốn cạnh bằng nhau nên là hình thoi.

Bài 2: Cho hình thoi ABCD. Trên hai cạnh BC, CD lần lượt lấy hai điểm M và N sao cho BM = DN. Gọi P, Q thứ tự là giao điểm của AM và AN với đường chéo BD. Chứng minh rằng tứ giác APCQ là hình thoi.

screenshot 528 screenshot 528

Tứ giác APCQ là hình thoi.

Giải thích:

ΔABM = ΔADN (c.g.c)

A1ˆ=A4ˆ, do đó A2ˆ=A3ˆ.

Gọi O là giao điểm của AC và BD thì AC  BD

ΔAPQ có đường cao AO là đường phân giác nên OP = OQ

Tứ giác APCQ có OP = OQ; OA = OC và AO là tia phân giác của PAQˆ nên tứ giác APCQ là hình thoi.

Bài 3: Cho ΔABC cân tại A, đường cao BD và CE. Gọi M là trung điểm của BC, H và K lần lượt là chân đường vuông góc kẻ từ M đến AB và AC, I là trung điểm của DE. Tứ giác MHIK là hình gì? Vì sao?

screenshot 527 screenshot 527

Xét ΔBDC và ΔCEB là 2 tam giác vuông có:

chung BC

DCBˆ=EBCˆ (ΔABC cân tại A)

 ΔBDC = ΔCEB

 EB = DC (1)

Dễ thấy ED // BC nên tứ giác DEBC là hình thang. (2)

Từ (1), (2) ta được tứ giác DEBC là hình thang cân.

Có: MK  AC; BD  AC nên MK // BD.

ΔBDC có M là trung điểm của BC; MK // BD nên MK là đường trung bình của ΔBDC

 K là trung điểm của DC và MK = 12DB

Ta lần lượt chứng minh MH, HI, IK cũng là đường trung bình của các tam giác ΔBEC, ΔBED, ΔEDC

 HM = 12EC; HI = 12BD; IK = 12EC.

Mà EC = BD (do DEBC là hình thang cân)

 HI = IK = KM = MH

Vậy tứ giác HUKM là hình thoi.

Bài 4: Chứng minh rằng các trung điểm bốn cạnh của một hình chữ nhật là các đỉnh của một hình thoi.

Hướng dẫn:

screenshot 525 screenshot 525

Xét hình chữ nhật ABCD có M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, BC, CD, DA. Ta cần chứng minh tứ giác MNPQ là hình thoi

Vì ABCD là hình chữ nhật nên AAˆ=Bˆ=Cˆ=Dˆ=90 (1)

Áp dụng tính chất về cạnh và giả thiết vào hình chữ nhật ABCD ta được:

  • AM = MB; CP = PD
  • AQ = QD; BN = NC
  • AB = CD; AD = BC

 MA = MB = PC = PD và AQ = BN = CN = DQ (2)

Từ (1) và (2) suy ra bốn tam giác vuông MAQ, MBN, PCN, PDQ bằng nhau

 MN = NP = PQ = QM

Tứ giác MNPQ có 4 cạnh bằng nhau nên là hình thoi.

Bài 5:Cho tam giác ABC vuông tại A có góc ABC = 60 độ. Kẻ tia Ax song song với BC, trên tia Ax lấy D sao cho AD = DC.
a) Tính góc BAD và góc DAC.
b) Chứng minh tứ giác ABCD là hình thang cân.
c) Gọi E là trung điểm của BC. Chứng minh tứ giác ADEB là hình thoi.

Vậy là các bạn vừa được tìm hiểu về chuyên đề hình thoi từ lý thuyết đến cách chứng minh một tứ giác là hình thoi hay nhất. Hi vọng, chia sẻ cùng bài viết, bạn nắm chắc hơn phần kiến thức Hình học 8 vô cùng quan trọng này. Cách chứng minh hình vuông cũng đã được Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội giới thiệu. Bạn tìm hiểu thêm nhé !

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *