Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ)

Bài ca ngất ngưởng là một trong những tác phẩm hát nói xuất sắc nhất của Nguyễn Công Trứ. Tác phẩm thể hiện cá tính tài tử của chính bản thân ông.

Cùng Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội đón đọc và bổ sung các kiến thức cơ bản, phân tích và tìm hiểu chi tiết hơn về  tác phẩm này…

I Nội dung Bài ca ngất ngưởng

Vũ trụ nội mạc phi phận sự
Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng
Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng
Lúc bình Tây, cờ đại tướng
Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên
Đô môn giải tổ chi niên
Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng
Kìa núi nọ phau phau mây trắng
Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi
Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng
Được mất dương dương người tái thượng
Khen chê phơi phới ngọn đông phong
Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng
Không Phật, không tiên, không vướng tục
Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú
Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung
Trong triều ai ngất ngưởng như ông!

hoa cuc rs650 hoa cuc rs650

II Tìm hiểu chung về tác phẩm

Những kiến thức về tác giả và tác phẩm các bạn cần nắm vững:

1. Tác giả Nguyễn Công Trứ

a. Cuộc đời, con người

– Sinh năm 1778 mắt năm 1858

– Sinh ra trong một nhà nho nghèo ở Hà Tĩnh

– Lúc nhỏ chăm học nhưng thi cử lận đận, năm 41 tuổi mới đỗ đạt

– Con đường làm quan dưới triều Nguyễn không bằng phẳng: thăng chức, giáng chức liên tục

– Là người tài năm trên nhiều lĩnh vực. có nhân cách đáng quý,. đáng trọng.

b. Sự nghiệp văn học

– Sáng tác chủ yếu bằng chữ Nơm, thể loại yêu thích nlaf hát nói.

– Nội dung: thể hiện rõ cốt cách của một người tài tử cá tính, dám vượt lên trên những luật lệ của lễ giáo phong kiến.

2. Tác phẩm Bài ca ngất ngưởng

– Hoàn cảnh ra đời: khoảng năm 1848

– Thể loại: hát nói

– Đại ý: tổng kết cuộc đời đầy sóng gó của tác giả

– Bố cục

+ 6 câu đầu: “Ngất ngưởng” khi hành đạo

+ 10 câu tiếp: “Ngất ngưởng” khi cáo quan về quê

+ 3 câu cuối: tổng kết cuộc đời

Để nắm vững hơn các kiến thức quan trọng của bài học, các banj có thể tham khảo thêm tài liệu hướng dẫn soạn bài Bài ca ngất ngưởng gồm phần chi tiết và ngắn gọn nhất được Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội biên soạn.

Trích đoạn trong Bài ca ngất ngưởng

III Phân tích tác phẩm Bài ca ngất ngưởng

Phân trích trọn vẹn các nôi dung quan trọng về tác phẩm cần ghi nhớ để hoàn thành tốt các câu hỏi cùng những đề văn liên quan đến bài thơ này:

1. Cảm hứng chủ đạo

– Tập trung qua hai từ “ngấn ngưởng” – tư thế cao hơn thực tế nhưng lắc lư, nghiêng ngả, không bền vững

– Nghĩa ẩn dụ: – thái độ sống nghông nghênh, vượt ra ngoài , coi thường khuôn phép của xã hội phong kiến.

→ Tư tưởng sống của người có tài, có nhân cách.

2. Hình ảnh ông ngất ngưởng

a. Ngất ngưởng khi làm quan

– Quan niệm sống tiến bộ:

“Vũ trụ nội mạc phi nhân sự”

→ Tự tin, ý thức sâu sắc về vai trò, trách nhiệm và tài năng của bản thân.

– Cách xưng danh “ông Hi Văn”

→ ý thức cá nhân rõ nét, với ông làm quan là một sự trói buộc nhưng đó là điều kiện để thực hiện hoài bão, tài năng

– Khoe tài năng hơn người

+ giỏi văn chương

+ giỏi dùng binh

– Khoe danh vị hơn người, thay đổi chức vị liên tục

⇒ Cách chơi ngông dựa trên tài năng và sự nghiệp của bản thân, đằng sau sự khoe tài danh là ý thức cao độ về tài năng, danh vị của bản thân.

b. Ngất ngưởng khi về hưu

– Việc làm khác người khi về hưu

+ Cưỡi bò vàng, đeo dạc ngữa

+ Chuyển đổi cuộc đời: kiếm cung → từ bi

+ Lên chùa, dần theo đào hát

– Quan niệm sống

+ sống hết mình giữa cuộc đời

+ Sống thỏa thích theo ý mình

+ Không coi trọng chuyện được mất, khen, chê, những lời đàm tiếu, thị phi

c. Lời tổng kết cuộc đời

– Xếp mình ngang hàng với tài năng, chí khí trong lịch sử Trung Quốc.

– Khẳng định mình là bề tôi trung quân ái quốc

→ Tự hào về lối sống thẳng thắn, không khom lưng, quỳ gối trước danh lợi tầm thường.

– Kết lại bằng lời thách thức cả triều đình.

Bốn câu cuối Bài ca ngất ngưởng

IV Tổng kết nội dung và nghệ thuật

1. Nội dung

Chân dung của một con người có tài, cá tính, bản lĩnh, nhân cách cao đẹp

2. Nghệ thuật

– Cách tân trong thi pháp trung đại: sử dụng nhiều khẩu ngữ, xưng danh

– đối thoại ngầm

– lời thơ tự do, phóng khoáng.

Xem đầy đủ hơn: Dàn ý và các bài văn mẫu phân tích Bài ca ngất ngưởng hay nhất.

Cuối bài bài ca ngất ngưởng

Trên đây là toàn bộ nội dung tác phẩm Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ và những kiến thức trọng tâm và phân tích bài thơ.

Chúng tôi chắc chắn rằng tài liệu này giúp các em học tốt hơn bài học này nói riêng và môn ngữ văn lớp 11 nói chung.

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *