Thơ 7 chữ là thể thơ gì? Hướng dẫn cách làm thơ 7 chữ hay

Đối với những người yêu thích thơ ca thì thơ 7 chữ là một trong những thể thơ quen thuộc. Với vần điệu ngắn gọn cùng nhiều chủ đề khác nhau, dạng thơ này luôn chiếm được tình cảm của rất nhiều người. Vậy thơ 7 chữ là thể thơ gì? Hãy cùng Trường THPT Phạm Hồng Thái giải đáp thắc mắc thông qua bài viết sau.

Mục lục bài viết [Ẩn]

26180351 1 26180351 1

Thơ 7 chữ là thể thơ gì?

Thể thơ 7 chữ là một dạng thơ ra đời khá sớm trong lịch sử văn học dân tộc.  Dạng chuẩn của thể thơ này là thất ngôn bát cú, gồm 8 câu, mỗi câu có 7 chữ. Ngoài ra, còn có dạng thất ngôn tứ tuyệt, gồm 4 câu, mỗi câu có 7 chữdạng tự do không hạn định số câu, mỗi câu có 7 chữ.

Đặc biệt, thể thơ thất ngôn tứ tuyệt và thất ngôn bát cú của Đường luật có các quy luật nghiêm ngặt về luật, niêm và vần (theo bằng trắc) và có bố cục rõ ràng. Trong quá trình phát triển, các quy luật này được mở rộng để có thể thể hiện tâm tư và cảm xúc của tác giả một cách rõ ràng hơn.

26180406 3 26180406 3

1. Thơ 7 chữ 4 câu là thể thơ gì?

Thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt (七言四絶) là thể thơ mỗi bài gồm 4 câu, mỗi câu đều có 7 chữ. Theo đó, các câu 1, 2 và 4 hoặc chỉ các câu 2 và 4 cùng hoặp vần ở chữ cuối. Thể thơ này ra đời vào thời kỳ nhà Đường tại Trung Quốc, và chỉ có 28 chữ trong mỗi bài thơ.

26180537 6 26180537 6

2. Thơ 7 chữ 8 câu là thể thơ gì?

Thể thơ Thất ngôn bát cú (七言八句) là một loại cổ thi của Trung Quốc, nhưng chỉ được quy định rõ ràng vào thời nhà Đường. Mỗi bài thơ gồm 8 câu, mỗi câu có 7 chữ và chỉ có 56 chữ trong toàn bộ bài thơ. Thể thơ này được sử dụng trong việc lựa chọn nhân tài trong các cuộc thi cử.

26180546 7 26180546 7

Luật thơ 7 chữ hiện đại

Luật thơ: “Nhất Tam Ngũ bất luận, Nhị Tứ Lục phân minh”.

1. Luật làm thơ Thất ngôn tứ tuyệt

Thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt có hai thể là luật trắc vần bằng và luật bằng vần bằng. Đặc biệt, mỗi thể đều có một “Bảng Luật” là “công thức” căn bản mà người làm thơ phải tuân theo. 

Theo đó, ký hiệu T hoặc t được sử dụng cho luật trắc vần bằng, trong khi ký hiệu B hoặc b được sử dụng cho luật bằng vần bằng. Trong “Bảng Luật”, ký hiệu B (huyền hoặc không) được sử dụng cho vần trùng âm, trong khi ký hiệu T (sắc, nặng, hỏi hoặc ngã) được sử dụng cho vần khác âm.

Cách làm thơ 7 chữ theo luật “Trắc vần Bằng”: Thể thơ tứ tuyệt có luật “Trắc vần Bằng” với 3 vần (không đối) và có một Bảng Luật cụ thể như sau: T – T – B – B – T – T – B (vần)B – B – T – T – T – B – B (vần)B – B – T – T – B – B – TT – T – B – B – T – T – B (vần).

Ngoài ra, thể thơ cần phải tuân theo quy định là các chữ cuối của các câu 1-2-4 phải cùng vần với nhau, điều này tạo nên sự ăn ý và đồng điệu cho bài thơ. Ví dụ như bài thơ “Quê tôi thời thơ ấu” của tác giả Hoàng Thứ Lang đã sử dụng thành công luật này với các câu: Thuở ấy tuy còn tuổi ấu thơ, Mà sao vẫn nhớ đến bây giờ, Xuân về nũng nịu đòi mua pháo, Để đón giao thừa thỏa ước mơ.

Luật làm thơ 7 chữ “Bằng vần Bằng”: Thể thơ tứ tuyệt luật “Bằng vần Bằng” có 3 vần không đối, với Bảng Luật như sau: B – B – T – T – T – B – B (vần)T – T – B – B – T – T – B (vần)T – T – B – B – B – T – TB – B – T – T – T – B – B (vần).

26180237 2 26180237 2
Bảng luật cho thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

2. Luật làm thơ Thất ngôn bát cú

Thất ngôn bát cú là loại thơ gồm 8 câu, mỗi câu có 7 chữ, tổng cộng chỉ 56 chữ. Thơ này có 2 luật: luật bằng và luật trắc, và 2 loại vần: vần bằng và vần trắc. Tuy nhiên, thường thì các thi nhân thích sử dụng luật bằng vần bằng.

Luật bằng vần bằng: Luật bằng vần bằng là loại bài thơ có tiếng thứ hai của câu đầu tiên là tiếng bằng. Đồng thời, các tiếng cuối của các câu 1, 2, 4, 6 và 8 phải cùng vần với nhau và đều là vần bằng.

Luật trắc vần bằng: Cách làm thơ thất ngôn bát cú theo Luật trắc vần bằng yêu cầu tiếng thứ hai của câu đầu phải là tiếng trắc. Ngoài ra, các tiếng ở cuối các câu 1-2-4-6-8 phải vần với nhau và đều là vần bằng.

Bố cục bài thơ bát cú:

  • Câu đề: Mở bài (câu 1) gọi là câu phá đề và chuyển tiếp vào bài (câu 2) gọi là câu thừa đề.
  • Câu trạng: Giải thích đề tài cho rõ ràng (câu 3 và 4). Hai câu này được gọi là hai câu trạng (có nơi gọi thuật hay thực).
  • Câu luận: Bàn rộng nghĩa đề tài (câu 5 và 6) gọi là câu luận.
  • Câu kết: Tóm ý nghĩa cả bài (câu 7 và 8)
  • Bài thơ Thất Ngôn Bát Cú có thể ngắt thành 4 bài Tứ Tuyệt:

Bài 1: 4 câu đầu (1-4)

Bài 2: 4 câu cuối (5-8)

Bài 3: 4 câu giữa (3-6)

Bài 4: 2 câu đầu (1-2) và 2 câu cuối (7-8)

Bảng luật thơ 7 chữ Thất ngôn bát cú:

– Luật bằng vần bằng:

B – B – T – T – T – B – B (vần)

T – T – B – B – T – T – B (vần)

T – T – B – B – B – T – T (đối câu 4)

B – B – T – T – T – B – B (vần) (đối câu 3)

B – B – T – T – B – B – T (đối câu 6)

T – T – B – B – T – T- B (vần) (đối câu 5)

T – T – B – B – B – T – T

B – B – T – T – T – B – B (vần)

Ví dụ: 

TRUNG THU (Tác giả Hoàng Thứ Lang)

Trăng thu toả sáng nhớ xa xăm

Tháng tám chờ trông đến bữa rằm

Mẹ dán lồng đèn chơi suốt sáng

Cha làm trống ếch đánh quanh năm

Xa rồi cảnh cũ lòng se lạnh

Tiếc mãi ngày xưa lệ ướt dầm

Chiếc lá chao mình trong gió sớm

Nghe chừng vọng lại thoáng dư âm

– Luật trắc vần bằng:

T – T – B – B – T – T – B (vần)

B – B – T – T – T – B – B (vần)

B – B – T – T – B – B – T (đối câu 4)

T – T – B – B – T – T – B (vần) (đối câu 3)

T – T – B – B – B – T – T (đối câu 6)

B – B – T – T – T – B – B (vần) (đối câu 5)

B – B – T – T – B – B – T

T – T – B – B – T – T – B (vần)

Ví dụ: 

TRĂNG THỀ VƯỜN THÚY (Tác giả: Hoàng Thứ Lang)

Xót phận hồng nhan một Thúy Kiều

Trâm thề quạt ước lỗi hương yêu

Thanh lâu lịm kín đời xuân sắc

Kỷ viện vùi sâu nét diễm kiều

Gió Sở không vơi niềm tịch mịch

Mưa Tần chẳng bớt nỗi cô liêu

Xa xôi cách trở Kim lang hỡi

Có thấu lòng em tủi hận nhiều

Lưu ý: Luật thơ là cốt lõi của thể loại thơ thất ngôn bát cú. Ban đầu, nên tuân thủ luật để bài thơ có âm điệu tốt. Dù có hạn chế, nhưng sẽ trở nên dễ dàng hơn sau này.

Bảng Luật Bất Luận:




LUẬT TRẮC:


t – T – b – B – T – T – B

b – B – t – T – T – B – B

b – B – t – T – B – B – T

t – T – b – B – T – T – B

t – T – b – B – B – T – T

b – B – t – T – T – B – B

b – B – t – T – B – B – T

t – T – b – B – T – T – B

LUẬT TRẮC:


t – T – b – B – T – T – B

b – B – t – T – T – B – B

b – B – t – T – B – B – T

t – T – b – B – T – T – B

t – T – b – B – B – T – T

b – B – t – T – T – B – B

b – B – t – T – B – B – T

t – T – b – B – T – T – B

Lưu ý: Chữ b-t không cần tuân thủ luật, chữ B-T phải tuân thủ luật.

Đặc biệt, thơ Đường Luật chỉ sử dụng duy nhất một âm vần xuyên suốt cả bài thơ, không nên dùng thêm âm vần khác để tránh bị dở. Nên sử dụng Chính Vận để gieo vần và tránh dùng Thông Vận. Bởi vì bài thơ chỉ có 5 vần và đổi vần khó tìm. Tuy nhiên, nếu không thể tránh được, người làm thơ có thể dùng thông vận nhưng nên hạn chế tối đa.

26180857 8 26180857 8

3. Luật thơ 7 chữ hiện đại

Trong Luật Thơ 7 Chữ Hiện Đại, chỉ có các tiếng 2, 4, 6 phải tuân thủ luật bằng trắc, còn các tiếng 1, 3, 5 thì không cần.

Luật thơ 7 chữ được chia thành 2 loại: luật vần bằng và luật vần trắc.

Dựa vào chữ thứ 2 của câu đầu tiên trong bài thơ, ta có thể phân biệt được liệu bài thơ đó sử dụng luật vần bằng hay trắc. Trường hợp chữ thứ 2 của câu đó bắt đầu bằng 1 vần bằng (B), thì bài thơ sẽ tuân thủ theo luật vần bằng. Trường hợp chữ thứ 2 của câu đó bắt đầu bằng 1 vần trắc (T), bài thơ sẽ phải tuân thủ theo luật vần trắc.

Bên cạnh đó, các chữ thứ 2, 4, 6 trong bài thơ phải được phân định rõ ràng. Nếu chữ thứ 2 là vần bằng (B), thì chữ thứ 4 là vần trắc (T) và chữ thứ 6 là vần bằng (B), và ngược lại. Nếu chữ thứ 2 là vần trắc (T), thì chữ thứ 4 sẽ là vần bằng (B) và chữ thứ 6 là vần trắc (T).

Ngoài ra, trong thơ 7 chữ, câu 1 và 4, câu 2 và 3 được niêm với nhau. Tức có nghĩa là chúng áp dụng cùng một luật vần bằng hoặc trắc.

Cách ngắt nhịp: 4/3 hoặc 3/4

– Luật bằng: Chữ thứ 2 của câu 1 trong bài là vần bằng.

Câu 1: B (Bằng), T (Trắc), B (Bằng)

Câu 2: T – B – T

Câu 3: T – B – T

Câu 4: B – T – B

Ví dụ: 

Bài thơ Bẽn Lẽn – Tác giả Hàn Mặc Tử

Vô tình để gió hôn lên má

Bẽn lẽn làm sao, lúc nửa đêm

Em sợ lang quân em biết được

Nghi ngờ tới cái tiết trinh em

– Luật Trắc: Chữ thứ 2 của câu 1 trong bài là vần trắc.

Câu 1: T – B – T

Câu 2: B – T – B

Câu 3: B – T – B

Câu 4: T – B – T

Ví dụ: 

Bài thơ Âm Thầm – Tác giả Hàn Mặc Tử

Bên khóm thùy dương em thướt tha

Bên này bờ liễu anh trông qua

Say mơ vướng phải mùa hương ướp

Yêu cái môi hường chẳng nói ra

Ngoài ra, có thể sử dụng xen kẽ giữa luật bằng và trắc trong cùng một bài thơ 7 chữ.

Mùa Xuân Chín – Tác giả Hàn Mạc Tử

Trong làn nắng ửng khói mơ tan

Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng

Sột soạt gió trêu tà áo biếc

Trên giàn thiên lý – Bóng xuân sang.

Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời

Bao cô thôn nữ hát trên đồi:

-Ngày mai trong đám xuân xanh ấy

Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi

Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi

Hổn hển như lời của nước mây

Thầm thì với ai ngồi dưới trúc

Nghe ra ý vị và thơ ngây

Khách xa, gặp lúc mùa xuân chín

Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng:

-“Chị ấy năm nay còn gánh thóc

Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?”

Hướng dẫn cách làm thơ 7 chữ hay

Thơ bảy chữ (thất ngôn) sử dụng vần chân, thường có ba vần trong bài tứ tuyệt bốn câu. Trong Nàng Kiều của Nguyễn Du, câu thứ nhất, hai và tư mang vần, câu thứ ba không nhất thiết phải có vần, nhưng tiếng thứ bảy đối thanh với các tiếng mang vần khác. Ví dụ:

Mùa xuân xanh – Nguyễn Bính

Mùa xuân là cả một mùa xanh

Giời ở trên cao, lá ở cành

Lúa ở đồng tôi và lúa ở

Đồng nàng và lúa ở đồng anh.

Một số vần khác trong thơ bảy chữ:

– Có thể các vần chính trùng hoàn toàn nhau

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vấn giữ tấm lòng son.

– Vần thông, có thể không trùng nhau hoàn toàn

Đi, bạn ơi, đi! Sống đủ đầy

Sống trào sinh lực, bốc men say.

– Vần có thể bằng, cũng có thể trắc.

Mẹ ơi! Chiếc áo con đã rách

Con biết làm sao trở lại nhà

Để mẹ và giùm? Con thấy lạnh

Gió lùa nỗi nhớ thấm vào da.

Tuyển tập những bài thơ 7 chữ hay nhất

1. Bài thơ 7 chữ ngắn hay

Lang thang

Tác giả: chưa rõ

Lang thang khắp dãi đất miền Nam

Tìm sung tìm sướng cả cuộc đời

Ngẫm nghĩ quê mình sao nghèo thế

Hai bưa cơm cà chẳng có ăn

Lang thang khắp dãi đất miền Nam

Ngẫm nghĩ người ta sao giàu thế

Tiền tiêu không hết đem đi nhậu

Tối đến la cà quán bar sang

Lang thang khắp dãi đất miền Nam

Đã tiêu tiền như lá rụng mùa thu

Nhưng nghĩ lại được gì trong đó

Thôi ta về với quê mạ thương yêu

Dù quê mạ còn nghèo còn khổ

Nhưng tình người ấm áp bao dung

Che chở ta trong cơ hàn khó nhọc

Và nuôi ta khôn lớn nên người

Lẽ sống

Tác giả: Đặng Hải

Lẽ sống tình đời sống khắp nơi

Sống đời có ích tệ sống chơi

Ai làm trăm sự cho ta sống

Cớ sao tham sống chỉ hại đời.

Lẽ sống tình đời sống khắp nơi

Sống đẹp xem ai quyết xây đời

Tự tránh xa hoa nơi đàng điếm

Trần thế không nên sống ham chơi

Vui sao sống đẹp mãi sáng ngời

Ghi dấu sáng danh nghĩa tình đời

Nhân văn ghi chép thiên niên kỷ

Nghĩa tình cao cả với con người.

Sống

Tác giả: Long Giang Tử

Sống vì chính nghĩa nên ráng sống

Sống bao lâu không uổng công sinh

Sống làm đất nước thanh bình

Sống vì dân tộc quên mình lợi danh

Sống như thế sống thành muôn tuổi

Sống thơm danh, thác gọi anh hùng

Không tham nghìn tứ muôn chung

Sống nghèo, sống cực mà lòng thanh cao

Sống để nói những câu đạo đức

An ủi người cơ cực lầm than

Văn chương tô điểm giang san

Chết rồi vẫn sống muôn ngàn năm sau

Nhưng có kẻ sống thừa sống thải

Sống mà không đường lối lập trường

Sống vì tiền của bất lương

Sống trên vật chất phô trương lợi quyền

Sống ngu dốt cầu yên nương tựa

Sống làm thân trâu ngựa cho người

Sống vì danh lợi… ôi thôi!

Sống chi nhục nhã muôn đời chúng khính.

26180949 11 26180949 11

2. Thơ 7 chữ tự sáng tác ý nghĩa

Mưa Nhớ Tình Xưa

Tác giả: chưa rõ

Đêm trở gió, mưa buồn giăng mắc.

Trời vẫn mưa giăng khắp nẻo đường,

Cho lòng ai mãi vấn vương.

Nhớ người xưa ấy, lòng vương vấn lòng.

Mưa nhớ tình xưa

Tác giả: chưa rõ

Trời mưa ướt, trong lòng sướt mướt.

Nhớ ai nhiều, đẫm ướt bờ mi.

Tình mình nay đã chia ly

Mà sao em vẫn ôm ghì nhớ mong.

Trời mưa quá, nước long tong đổ.

Tái tê lòng, khắc khổ tim đau.

Vì đâu tim đã nát nhàu

Hay vì số phận mà đau nhói lòng.

Mưa buồn chiều nay

Tác giả: chưa rõ

Mưa đầu mùa chiều nay tầm tã

Khơi nỗi buồn thức dậy trong tôi

Đã qua rồi sao còn trở lại

Vẫn cợt đùa nỗi niềm nhớ thương .

Mưa chiều nay hình như rất lạ

Mắt cay cay, tim lại thổn thức.

Nhớ về người và mưa năm ấy

Ký ức xưa không ngủ hay sao.

Lại ùa về theo cơn mưa chiều

Đôi mắt biếc lạnh lòng mưa rớt

Tôi bàng hoàng ngồi ngắm những hạt mưa !!!!!

Quên lãng

Tác giả: chưa rõ

Hãy rũ bỏ những ngày đau khổ

Đến tương lai rạng rỡ nụ cười

Bình minh tỏa sáng muôn nơi

Sống sao cho thỏa ơn trời ban cho

Khi vấp ngã đừng lo bạn nhé

Hãy đứng lên bạn sẽ kiên cường

Nhìn về phía trước yêu thương

Mênh mông rộng lớn con đường mở ra

Nếu đã chót sa đà lầm lỗi

Hãy sửa sai khi chuyện vẫn còn

Bỏ qua không tính thiệt hơn

Lương tâm thanh thản cô đơn đẩy lùi

Xin đừng khóc vì sai lầm nữa

Một ngày gần cánh cửa rạng ngời

Kinh nghiệm ta có trong đời

Những ngày kế tiếp đẹp tươi muôn phần

Quên quá khứ làm thân hiện tại

Bao niềm vui sao phải đau buồn

Nước kia đâu có cạn nguồn

Đời người ta hãy luôn luôn mỉm cười.

3. Thơ 7 chữ về gia đình sâu sắc

Gia đình

Tác giả: Minh Loan

Nên một gia đình do trời định

Gặp nhau duyên số bà nguyệt se

Tình yêu vun đắp nén thành quả

Hạnh phúc vun vầy ta có ta

Giữ gìn hạnh phúc là do ta

Hãy cố cùng nhau sống hiền hòa

Tấm lòng nhân đức sẽ được hưởng

Gia đình sum vầy lại hòa ca.

Gia đình hạnh phúc

Tác giả: Tùng Nguyễn

Gia đình hạnh phúc vẹn toàn gia

Nội ngoại đôi bên sống thuận hòa

Gái thảo thay chồng an ủi mẹ

Rể hiền giúp việc động viên cha

Con ngoan nghĩa nặng vui lòng bố

Cháu giỏi tình thâm thỏa dạ bà

Cuộc sống tuy còn nhiều trắc trở

Tin rằng trái ngọt vẫn phần ta.

Gia đình

Tác giả: chưa rõ

Những ngày khốn khó đã qua đi

Nghĩ lại năm xưa mạch với mì

Vất vả thương cha sương bạc tóc

Gian nan xót mẹ lệ tràn mi

Công lao dưỡng dục lòng luôn nhớ

Ơn nghĩa sinh thành dạ mãi ghi

Ngẫm thấy gia đình trên tất cả

Lợi danh phú quý chẳng là gì.

Hạnh phúc gia đình

Tác giả: Lê Giang

Hạnh phúc gia đình mà êm ấm

Đêm đông giá lạnh vẫn ấm êm

Hạnh phúc gia đình mà đổ lát

Lửa cháy than hồng vẫn lạnh căm.

Hạnh phúc là đây

Tác giả: Phi Yến

Gia đình hạnh phúc chỉ là đây

Bọn trẻ còn cha mẹ đủ đầy

Mát dạ no lòng say giấc ngủ

Vui đời mạnh khỏe ấm vòng tay

Giành con tất cả lời âu yếm

Gửi bé bao điều mộng đắp xây

Chỉ có tình yêu hoài vọng mãi

Gia đình hạnh phúc chỉ là đây.

26181041 12 26181041 12

4. Thơ 7 chữ về tình yêu say đắm

Bến chờ hạnh phúc

Tác giả My Nhung

Anh vẫn yêu em suốt cuộc đời

Cho dù hạnh phúc, lúc đầy vơi

Hoặc khi cực khổ hay gian khó

Ta mãi bên nhau rộn tiếng cười.

Từ ngày hai đứa đã thành đôi

Hạnh phúc, đắng cay, những ngọt bùi

Nghĩa tình nồng mặn cùng san sẽ.

Góp sức chung tay xây cuộc đời.

Bây giờ tuy còn khó em ơi!

Nhưng hãy vững tin ….sẽ rạng ngời

Bởi ta quyết chí cùng vươn tới

Tổ ấm yêu thương đang gọi mời.

Cho dù cuộc sống giản đơn thôi

Có phải không em cũng tuyệt vời

Gia đình hạnh phúc vui phơi phới

Yêu biết bao nhiêu tiếng con cười.

Mãi yêu thương

Tác giả: My Chau Nguyen

Đã nguyện bên em đến cuối đời

Cho dù thế sự có đầy vơi

Bao người ban tặng lời chúc phúc

Dẫu khó mai sau chẳng thể dời

Đi nhé em yêu trọn đường tình

Cho dù kiếp sống có điêu linh

Sắc cầm đôi lứa tròn duyên ước

Ta sẽ về nơi chốn thanh bình

Mặc cho mưa gió lạnh lùng bay

Yêu thương hai đứa vẫn đong đầy

Mong lần ước hẹn là sau cuối

Ân ái bên nhau suốt đêm ngày

Thương mến trao nhau mãi cứ đầy

Như rượu uống dần men rượu say

Gọi nhau thắm thiết”mình ơi” nhé

Mãi mãi yêu thương trọn kiếp này.

Chiều vắng

Tác giả: Ngọc Liên

Ngọn gió heo may thoảng giữa đời

Cho niềm tiếc nhớ mãi không vơi

Tình em gửi trọn về phương ấy

Nguyện ước hôm nao quyết chằng dời.

Cùng đắp xây nha giấc mộng tình

Mơ vần hạnh phúc chẳng điêu linh

Niềm yêu một thuở nào phai úa

Chốn cũ còn đây chuyện chúng mình.

Mộng nhé xin đừng vỗ cánh bay

Tình ơi hãy rót mãi cho đầy

Vần thơ em dệt chiều hôm ấy

Có cả hương hoa sợi nhớ gầy.

Tình đó trong em vẫn ngập đầy

Bao mùa kỷ niệm cứ hoài say

Chiều nay lối cũ sầu hiu hắt

Bởi vắng anh rồi gió lắt lay !

Bến tình

Tác giả: Hoàng Hôn Tím

Em hứa yêu anh trọn một đời

Chân tình tha thiết chẳng hề vơi.

Mình sẽ trao nhau niềm hạnh phúc.

Dẫu bao gian khó chẳng đổi dời.

Ta sánh vai nhau giữa bến tình,

Cho duyên đôi lứa đẹp lung linh.

Yêu thương trao nhé niềm mơ ước

Được mãi chung đôi sống an bình.

Mây trắng lưng trời mây trắng bay

Tình ta như nắng ấm ươm đầy

Cùng dìu nhau đi về bến cuối.

Gắn bó sắt son những tháng ngày.

Tình ái trao nhau vẫn đong đầy,

Ta cùng bồi đắp mối duyên say.

Trọn kiếp chúng mình yêu nhau nhé,

Ký ức trong tim đậm dấu này.

26181146 13 26181146 13

5. Thơ tình 7 chữ lãng mạn nhất

Quán trọ buồn

Tác giả: chưa rõ

Chiều qua sông con đò quay lại

Đón một người chìm nổi bên kia

Hỡi người ơi! xin đừng nghi ngại

Ta với người không nỡ cách chia

Nhớ em

Tác giả: Võ Sơn Lâm

Ước một ngày kia đến với em

Chung đôi gối mộng thả buông rèm

Xây niềm hạnh phúc tình mong nhớ

Để khắc trong tim mãi vẫn chờ

Những tháng năm dài dệt ước mơ

Trào dâng ký ức cách đôi bờ…

Tâm hồn trĩu nặng niềm nhung nhớ

Khát vọng mong hoài thoả ước mơ

Nhớ quá em ơi nhớ hững hờ…

Mong sao hạnh phúc đẹp như mơ

Xua tan nỗi nhớ bao chờ đợi

Đẹp mãi tâm hồn những áng thơ.!…

Tuyệt tình thơ

Tác giả: Phạm Thành

Hương yêu thuở ấy thật say nồng

Ở đó bây giờ có nhớ không?

Chớ để tâm hồn thêm trống rỗng

Sao tình lại cứ ngỡ mùa đông.

Đã quá yêu rồi muốn có nhau

Mai sau cuộc sống dẫu phai màu

Còn đâu có chỗ mà nương náu

Để lại trong lòng những nỗi đau

Trao nhau cháy bỏng nụ hôn đầu

Chửa biết sau này sẽ tới đâu?

Nghĩ đến tương lai mà dạ nẫu

Tình mình vẫn thắm thiết dài lâu

Dạo ấy yêu em quá ngọt lành

Đêm nào cũng đợi đến sang canh

Tình ta nếu được thêm đôi cánh

Chốn cũ bay về sẽ thật nhanh

Tình yêu đã có thật nồng nàn

Kỷ niệm trong lòng vẫn chứa chan

Cách biệt xa xôi đừng có nản

Đôi mình mãi mãi chẳng lìa tan !

Hỡi người yêu

Tác giả: Chuong Nguyen

Người yêu nhỏ bé của anh ơi!

Đem đến yêu thương để gọi mời

Riêng em nơi đó buồn đơn lạnh

Anh ở chốn này cũng đơn côi

Ta ở hai đầu trên lối xa

Mong ước mai sau chung mái nhà

Cùng nắm tay nhau dìu chân bước

Đắp bù mong nhớ tháng năm qua

Anh ở bên này lấp gió sương

Kiếp sống bơ vơ kẻ lỡ đường

Thân gầy, túi cạn, sầu nhung nhớ

Hành trang mang nặng nỗi buồn vương

Em ở quê nhà có biết không?

Trao em nguyên vẹn cả tấm lòng

Chờ anh em nhé ngày tao ngộ

Mai này ta sống thật thong dong.

Ký ức yêu thương

Tác giả: Lê Đình Vân

Thoảng nghe ký ức gọi trong đêm

Yêu thương theo gió hát bên thềm

Ngân vang mãi khúc tình ca ấy

Ta đã bên nhau ấm môi mềm.

Hỡi người yêu dấu của ta ơi

Dệt chi mộng thắm quá xa vời.

Riêng ta đêm đen sầu quạnh quẽ

In dấu trong tim một bóng người.

Giấc mơ hôm nào vẫn quanh đây

Tình mau phai nhạt nét môi nầy

Kỷ niệm hôm nào trôi xa ngái

Thu buồn nghiêng bóng dệt vầng mây

Tình ái hôm nào vẫn trong tôi

Câu hát yêu thương vẫn gọi mời

Sao em đành lòng trong lặng lẽ

Cất bước theo chồng…để sầu khơi??

Bên anh

Tác giả: Diệp Ly

Em sẽ trở về trong nắng mai

Đêm chẳng còn nghe tiếng thở dài

Một giấc mơ đời bừng sống lại

Thương nhớ đong đầy một vòng tay.

Em sẽ trở về trên nẻo xưa

Đường quen lối cỏ thoảng hương đưa

Ngàn hoa nghe tiếng lòng hai đứa

Cây lá reo mừng trong nắng trưa.

Em sẽ cùng anh ngắm ráng chiều

Tim mình thổn thức giữa mùa yêu

Hoàng hôn nhuộm tím màu chung thủy

Vai sát kề vai vẫn nhớ nhiều.

Ta sẽ cùng nhau đợi bóng đêm

Vầng trăng năm cũ bỗng tròn thêm

Mình đếm ý tình trong đáy mắt

Mãi mãi muôn đời anh có em.

26181159 14 26181159 14

6. Thơ 7 chữ về thầy cô lắng đọng

Công ơn thầy cô

Tác giả: chưa rõ

Bồi dưỡng cho đời vạn ý thơ

Nhân soi sáng tỏa trí không mờ

Đắp vun câu chữ tình luôn mở

Nghĩa vẫn dùng xây dựng bến bờ

Đò chuyển lời hay người mãi nhớ

Tâm hòa ý đẹp kẻ hoài mơ

Chở bao kiến thức về muôn thuở

Sửa lễ rèn văn lối hạnh chờ

Chúc thầy cô mãi hoài vui vẻ

Tác giả: chưa rõ

CHÚC tụng ngàn lời cảm mến trao

MỪNG thay sức khỏe cứ dồi dào

THẦY năng mỗi sớm dòng thơ chảy

CÔ vẫn từng đêm nét nhạc trào

MÃI thúc trò ngoan câu khiết tịnh

HOÀI mời bạn tốt chữ thanh cao

VUI say đối họa dài năm tháng

VẺ đẹp tinh tuyền trọng xiết bao

Người lái đò

Tác giả: chưa rõ

Ngưỡng mộ lòng ai tiếng chẳng màng

Nâng từng nét ngọc ủ hành trang

Nhiều hôm gọt ngữ hồn khơi sáng

Những buổi rèn nhân trí dệt vàng

Nảy nghĩa ươm bồi tâm chiếu rạng

Nuôi tình ửng thắm vọng lời vang

Ngàn năm vẫn nhớ thầy cô giảng

Nguyện khảm vào tim chớ phũ phàng

Ơn nghĩa thầy cô

Tác giả: chưa rõ

Bến đậu ngàn năm trải nghĩa thầy

Bao đời gọi trẻ ý vàng xây

Bền tâm vững dạ thuyền nhân đẩy

Biển sắc rừng hương chữ đạo vầy

Bện ngữ chân thành cho kẻ lấy

Ban lời thiện chí để người gây

Bàn tay vẽ thắm điều răn dậy

Bảng phấn hằn in dưỡng mộng đầy.

Tôn sư trọng đạo

Tác giả: chưa rõ

Xã hội tôn vinh gọi tiếng thầy.

Tôn sư trọng đạo tự xưa nay

Tâm trong trí sáng tình sâu nặng.

Dạ thẳng lòng ngay nghĩa cả dày.

Dạy dỗ cháu con bao chuyện tốt.

Khuyên răn tuổi nhỏ lắm điều hay.

Bảo giông sóng gió không hề nản.

Đưa khách sang sông cứ mỗi ngày.

7. Thơ 7 chữ về học trò hay nhất

Hoài niệm

Tác giả: Hàn Phong Tử

Xào xạc lá vàng bay trong gió,

Sân trường vắng lặng tiếng đùa vui.

Mình tôi bước giữa sân trường cũ,

Nghe tiếng ve buồn gọi hè sang!

Nhặt cánh phượng rơi lòng xao xuyến,

Bâng khuâng nhớ lại kỷ niệm xưa!

Bóng dáng thầy cô cùng bạn học,

Giờ đây chẳng biết ở nơi nao?

Ôi thời đi học

Tác giả: Nguyễn Thành

Vẫn nhớ thời xưa chuyện mái trường

Trăm trò nghịch dại.. Ấy mà thương

Vào nhìn lớp lại nhanh chân bước

Đến điểm danh xong nhẹ gót chuồn

Buổi thực hành thì tâm phấn khởi

Hôm thi cử bỗng mặt u buồn

Bao năm cũng đã già thêm tuổi

Vẫn nhớ thời xưa chuyện mái trường.

Dòng lưu bút

Tác giả: Quốc Phương

Dòng lưu bút…sổ tay còn đó

Hè lại về… phượng đỏ sân trường

Người nay tóc đã điểm sương

Mà bao kỉ niệm vấn vương trong lòng

Có những lúc… ước mong trở lại

Cái thời mà… dưới mái trường xưa

Cùng nhau đùa nghịch sớm trưa

Thương thầm nhớ trộm đón đưa cuối chiều

Tình khờ dại… cô liêu lẻ bóng

Chỉ đơn phương…ca vọng khúc tình

Rằng người thiếu nữ dáng xinh

Yêu mà không dám tỏ tình là sao

Dòng lưu bút… đi vào tâm trí

Bao năm rồi.. ngự trị trong tim

Nổi trôi cuộc sống kiếm tìm

Mỗi mùa phượng nở đắm chìm nhớ nhung.

26181259 15 26181259 15

8. Thơ 7 chữ về tình bạn độc đáo

Bạn đến chơi nhà

Tác giả: Nguyễn Khuyến

Đã bấy lâu nay bác tới nhà.

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.

Ao sâu nước cả, khôn chài cá,

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.

Cải chửa ra cây, cà mới nụ,

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.

Đầu trò tiếp khách, trầu không có,

Bác đến chơi đây ta với ta.

Bạn tôi

Tác giả: chưa rõ

Bạn bè ly cách muốn sang thăm

Như ánh bình minh ngóng nguyệt rằm

Vó ngựa Sỹ Nguyên xa nẻo Thục

Tiếng đàn Du Thụy vắng tri âm

Chợt tuôn trước cửa, cơn mưa ngạt

Thoáng nhớ bên song, ngọn khói trầm

Hôm hẹn gặp nhau, lòng thổn thức

Đến nay, đã được mấy mươi năm…

Còn gặp nhau

Tác giả Tôn Nữ Hỷ Khương

Còn gặp nhau thì hãy cứ say

Say tình say nghĩa bấy lau nay

Say thơ say nhạc say bè bạn

Quên cả không gian lẫn tháng ngày.

Ta đem trái đất ngâm thành rượu

Ta lấy càn khôn nướng thành mồi

Ước chi ta gặp người tri kỷ

Đem rượu mồi ra túy lúy say.


Tình bạn gắn kết bao người lại

Có nhiều bạn tốt đáng tự hào.

Tôi nợ bạn

Tác giả: chưa rõ

Tôi còn nợ bạn hai cân mận

Định cuối xuân này sẽ trả xong

Ngờ đâu hôm ấy mình tới lớp

Bạn ốm ở nhà có tiếc không

Nhà bạn ở bên kia sông Đuống

Tôi ở bên này cách quá xa

Ngờ đâu cái tên lớp trưởng

Hát những gì mỗi lúc đi qua

Ngày tháng lần lượt rủ nhau đi

Chồi non lộc biếc lá xanh rì

Định đến cuối xuân mình trả nợ

Lại sợ người ta… tưởng tượng gì!

26181326 16 26181326 16

Qua những thông tin ở trên, hy vọng bài viết giúp bạn giải đáp được thắc mắc thơ 7 chữ là thể thơ gì. Từ đó, biết thêm nhiều bài thơ hay về dạng thể thơ này cũng như sáng tác được những bài thơ 7 chữ ý nghĩa dành tặng người thân yêu.

999+ tài khoản Chat GPT miễn phí, Acc OpenAI Free 100% đăng nhập thành công

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *