Chân thành hay trân thành: từ nào mới là đúng chính tả?
Bạn đã từng thắc mắc khi muốn thể hiện sự cảm ơn hết lòng thì phải nói chân thành hay chân thành hay chưa? Đây là một vấn đề khá phổ biến mà rất nhiều người gặp phải. Đôi khi những lỗi chính tả nhỏ sẽ đem đến những chuyện phiền phức không đáng có cho chính cuộc sống và ảnh hưởng tới sức khỏe của mối quan hệ trong giao tiếp. Hãy cùng Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội books tìm hiểu chân thành hay trân thành mời là đúng chính tả qua bài viết dưới đây nhé.
Nội dung chính
Chân thành là gì?
Chân là chân thật, không dối gian còn thành là thành thật, thành tâm. Chân thành được hiểu là sự trân trọng, đối đãi hết lòng đối với đối phương, không lọc lừa, không vụ lợi. Từ này được dùng phổ biến trong đời sống hàng ngày của mỗi chúng ta. Khi muốn thể hiện lòng biết ơn với một ai đó người ta thường nói “chân thành cảm ơn”. Cũng như khi muốn xin lỗi vì vô tình gây ra tổn thương cho một ai chúng ta cũng nói “chân thành xin lỗi’.
Trân thành là gì?
Hệ thống tiếng Việt vốn vô cùng phong phú và có rất nhiều từ đồng nghĩa. Tuy nhiên trân thành lại không phải là từ đồng nghĩa của chân thành. Nhiều người vẫn lầm tưởng từ trân có nghĩa là trân quý, trân trọng nên trân thành cũng có nghĩa tương tự chân thành. Trên thực tế thì từ trân thành không có nghĩa và không hề phù hợp sử dụng trong giao tiếp ứng xử.
Dùng chân thành hay trân thành mới đúng?
Qua những định nghĩa trên cũng đã làm sáng tỏ vấn đề nên dùng chân thành hay trân thành trong giao tiếp hàng ngày. Chân thành mới là từ đúng chính tả, thể hiện sự chân tâm của bạn đối với người đối thoại. Còn trân thành là từ sai chính tả không nên sử dụng vì dễ gây ra sự hiểu lầm.
Nguyên nhân nào dẫn đến sự nhầm lẫn phổ biến trong chính tả
Cách phát âm riêng của mỗi vùng miền là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc phát làm sai chính tả. Cũng nguyên nhân này khiến cho rất nhiều người không thể phân biệt chân thành và trân thành mới là đúng. Ở miền Bắc các từ có âm l thường bị nhầm với n, âm s bị nhầm với x. Còn ở miền Nam các từ có âm gi hay bị nhầm với các từ có âm d, v. Không chỉ có người bình thường không nắm vững ngữ pháp mới sai chính tả mà đôi khi những tờ báo lớn cũng mắc phải những lỗi này.
Đừng để lỗi chính tả nhỏ dẫn đến những hiểu lầm
Trên thực tế thì những sai lầm nhỏ nhặt có thể dẫn đến những hậu quả lớn. Ví dụ như bạn muốn xin lỗi và nói “trân thành xin lỗi” thì sẽ khiến mọi chuyện trở nên nghiêm trọng hơn. Lời xin lỗi bị sai chính tả sẽ khiến đối phương cảm thấy bị thiếu sự tôn trọng. Nhiều khả năng họ sẽ không tha thứ cho bạn. Và khi ấy sự xin lỗi không thể hóa giải mâu thuẫn và bị phản tác dụng.
Để không phải nói sai chính tả thì cách tốt nhất là thường xuyên đọc sách để trau dồi vốn từ. Những từ nào bạn không biết thì hãy tra từ điển tiếng Việt online và ghi nhớ nó để sau này có dịp còn sử dụng. Đây là cách tốt nhất giúp bạn không mắc phải những lỗi chính tả nữa. Khi ấy nên dùng chân thành hay trân thành và các lỗi chính tả khác sẽ không còn là vấn đề nữa.
Tóm lại, chân thành mới là từ đúng chứ không phải là trân thành nhé các bạn. Những lỗi chính tả tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng có lúc sẽ vô tình làm tổn thương người nghe. Và đôi khi cũng khiến bạn mất mặt với mọi người vì không nắm vững ngữ pháp. Vì thế các bạn đừng mãi chạy theo việc học tiếng Anh mà lơ đễnh tiếng Việt nhé.
Nội dung tham khảo: Chân thành hay trân thành: từ nào mới là đúng chính tả