Vòng đời của giun đũa dài bao lâu?

Giun là loại động vật kí sinh trên cơ thể người và các loại động vật bậc cao, chúng có nhiều loại như giun tóc, giun kim, giun đũa, giun dẹp… Vậy vòng đời của giun đũa dài bao lâu? Cấu tạo của loài giun này sẽ được thuvienhoidap.net giải thích chi tiết trong bài viết thuộc chủ đề sinh học này.

Định nghĩa giun đũa là gì?

Giun đũa hay còn gọi là giun tròn là loài giun có hình dáng tròn dài. Chúng có chiều dài khác nhau từ vài mm đến hai mét. Giun đũa thường gặp ở các nước nhiệt đới như Việt Nam. Trẻ em thường bị ảnh hưởng bởi giun đũa hơn người lớn. Vì có hình dáng dài như chiếc đũa nên người ta gọi tên loài giun kí sinh này là giun đũa. 

Nơi sống của giun đũa thường kí sinh ở ruột non con người, nhất là ở trẻ em và gây đau bụng, đôi khi gây tắc đường ruột và ống mật.

Cấu tạo giun đũa

Chúng ta cùng tìm hiểu cấu tạo bên trong và bên ngoài của giun đũa gồm:

a – Cấu tạo bên ngoài 

  • Giun đũa có hình dáng dài bằng chiếc đũa và dài khoảng 25cm. 
  • Có lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể luôn căng tròn, có tác dụng như bột áo giáp, giúp giun đũa không bị tiêu hủy bởi các dịch tiêu hóa trong ruột non của con người.
  • Giun đũa cái có kích thước to, dài hơn giun đũa đực vì lý do là giun đũa cái mang nhiều trứng và giúp chúng sinh sản nên kích thước to hơn giun đũa đực.
  • Giun đũa đực có hình dáng nhỏ, ngắn, đuôi hơi cong.

b – Cấu tạo bên trong cơ thể giun đũa 

  • Bên trong cơ thể giun đũa có dạng hình ống.
  • Thành cơ thể có lớp biểu bì và lớp cơ dọc phát triển.

Bên trong là khoang cơ thể chưa chính thức và gồm các thành phần:

  • Ống tiêu hóa bắt đầu từ lỗ miệng ở phía trước cơ thể giữa ba môi bé và kết thúc ở lỗ hậu môn.
  • Các tuyến sinh dục dài và cuộn khúc như bút chì trắng ở xung quanh ruột.
  • Cơ quan sinh dục giun đũa đực và cái đều ở dạng ống, giun cái có 2 ống, giun đực một ống và dài hơn chiều dài cơ thể chúng.
  • Giun đũa thụ tinh trong, con cái để số lượng trứng rất lớn, lẫn vào phân người, số lượng trứng cụ thể tương đương khoảng 200,000 trứng mỗi ngày.

Trình bày vòng đời của giun đũa

  1. Trứng do giun đũa cái đẻ ra theo phân ra ngoài môi trường gặp điều kiện thời tiết ẩm, thoáng khí và phát triển thành dạng ấu trùng trong trứng. 
  2. Khi con người ăn phải trứng giun đũa khi chúng bám vào các loại thực phẩm tươi sống như rau quả và trứng giun đũa sẽ được tiêu hóa và đi đến ruột non.
  3. Sau đó trứng giun đũa sinh ra ấu trùng và đi vào máu, đi qua gan, tim, phổi rồi về lại ruột non lần thứ hai mới chính thức kí sinh ở đây vĩnh viễn.

Cấu tạo trứng giun đũa gồm 2 phần là nó có lớp vỏ dày, tế bào trứng mang ấu trùng.

Tóm tắt chu kỳ phát triển của giun đũa:

Trứng giun đũa -> qua đường tiêu hóa vào ruột non -> sinh trưởng và phát triển trong ruột non con người.

Nguyên nhân con người bị giun đũa kí sinh

Nguyên nhân chính là việc ăn uống không vệ sinh sạch sẽ, không ăn chín, uống sôi, thực phẩm tươi sống như rau, củ không rửa sạch qua nước.

Các nguồn cung cấp đất và nước có thể bị nhiễm trứng giun đũa ở những nơi điều kiện vệ sinh kém. Nhiều loài giun đũa có vòng đời phức tạp bao gồm cả vật chủ chính (động vật có vú lớn như người hoặc lợn) và vật chủ trung gian (động vật nhỏ như ốc sên). Do đó, một số trường hợp nhiễm giun đũa xảy ra do ăn thức ăn bị nhiễm khuẩn chưa nấu chín.

Trứng giun đũa có thể tồn tại nhiều năm trong đất ẩm. Trong đất, trứng phát triển thành sâu non nhỏ (ấu trùng). Ấu trùng có thể xâm nhập vào ruột người nếu bạn ăn chúng với thực phẩm bị ô nhiễm. Chúng đi vào máu và được đưa đến các bộ phận khác của cơ thể như phổi.

Các triệu chứng khi bị nhiễm giun đũa kí sinh

  • Nhiễm giun đũa nặng ở trẻ em có thể gây ra các vấn đề dinh dưỡng dẫn đến tăng trưởng kém và sức khỏe kém hơn những trẻ em khác.
  • Ấu trùng trong phổi đôi khi có thể gây ra các triệu chứng như thở khò khè, ho và các vấn đề về hô hấp khác.
  • Các triệu chứng khác đặc trưng cho các loài giun đũa khác nhau. Ví dụ, bệnh ung thư mắt có thể gây ra các tổn thương ở mắt, có thể gây mất thị lực toàn bộ.
  • Đôi khi, giun đũa gây ra một bệnh nặng như số lượng lớn giun có thể gây tắc nghẽn đường ruột. Ở một số người, giun đũa gây nhiễm trùng nghiêm trọng cho gan hoặc tuyến tụy, hoặc các triệu chứng dị ứng nghiêm trọng.

Các triệu chứng khác mà giun đũa gây ra gồm:

  • Cảm thấy buồn nôn, giảm cân hoặc tiêu chảy.’
  • Phát ban dị ứng (mày đay).
  • Các vấn đề về thần kinh.
  • Thường xuyên bị đau bụng.
  • Đôi khi bị sốt nhẹ.

Những kiến thức khác về giun đũa

Giun đũa di chuyển như thế nào?

Vì cơ thể chỉ có cơ dọc phát triển nên giun đũa di chuyển hạn chế, chúng chỉ cong cơ thể lại và duỗi ra. Cấu tạo này thích hợp với động tác chui rúc trong môi trường kí sinh.

Thức ăn của giun đũa là gì?

Giun đũa ăn những thức ăn mà con người đã tiêu thụ và tiêu hóa trong thành ruột non. Thức ăn đi một chiều theo ống ruột thẳng từ miệng tới hậu môn. Hầu phát triển giúp hút chất dinh dưỡng vào nhanh và nhiều.

Nếu giun đũa thiếu lớp vỏ cuticun thì số phận chúng sẽ như thế nào?

Nếu giun đũa không có lớp vỏ cuticun bảo vệ thì chúng sẽ bị men tiêu hóa của con người tiêu diệt và phân hủy như một món ăn bình thường.

Nhờ đặc điểm nào mà giun đũa chui vào được ống mật con người?

Nhờ khả năng di chuyển của giun đũa là cong cơ thể lại và duỗi ra vì vậy mà chúng có thể luồn lách vào được ống mật của con người. 

Kết luận: Đây là đáp án cho câu hỏi giun đũa là gì? Vòng đời của giun đũa như thế nào? chi tiết và đầy đủ nhất.

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *