Từ trái nghĩa là gì? Ví dụ và bài tập chi tiết

Những từ như thế nào được gọi là từ trái nghĩa, phân loại và tác dụng mà từ trái nghĩa trong giao tiếp, văn bản. Trong bài viết này, THPT Phạm Hồng Tháisẽ giải thích từ trái nghĩa là gì chi tiết và đầy đủ nhất.

Video các từ trái nghĩa là gì ?

Khái niệm từ trái nghĩa là gì?

a – Khái niệm thế nào là từ trái nghĩa ?

  • Từ trái nghĩa là những từ có ý nghĩa trái ngược nhau hoàn toàn, có nghĩa đối lập nhau, tương phản nhau về màu sắc, hình dáng, kích thước… 
  • Trái nghĩa là những từ ngược nhau, dùng để so sánh sự vật, sự việc, hiện tượng trong cuộc sống.
  • Đặc điểm của từ trái nghĩa : Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau. Có nghĩa là từ một từ có nghĩa gốc có thể suy ra được nhiều từ có nghĩa chuyển trái nghĩa nhau và liên quan với nghĩa gốc đó.

Phân loại từ trái nghĩa : 

+ Từ trái nghĩa hoàn toàn:

– Là những từ luôn mang nghĩa trái ngược nhau trong mọi trường hợp. Chỉ cần nhắc tới từ này là người ta liền nghĩ ngay tới từ mang nghĩa đối lập với nó.

Ví dụ: dài – ngắn; cao – thấp; xinh đẹp – xấu xí; to – nhỏ; sớm – muộn; yêu – ghét; may mắn – xui xẻo; nhanh – chậm;…

+ Từ trái nghĩa không hoàn toàn:

– Đối với các cặp từ trái nghĩa không hoàn toàn, khi nhắc tới từ này thì người ta không nghĩ ngay tới từ kia.

Ví dụ: nhỏ – khổng lồ; thấp – cao lêu nghêu; cao – lùn tịt;…

Tìm các từ trái nghĩa với những từ in nghiêng trong các cụm từ sau - văn 7 tập 1 - Tech12h

b – Tác dụng của từ trái nghĩa 

  • Từ trái nghĩa có tác dụng làm nổi bật sự vật, sự việc, các hoạt động, trạng thái, màu sắc đối lập nhau.
  • Từ trái nghĩa là một yếu tố quan trọng khi chúng ta sử dụng biện pháp tu từ so sánh.
  • Nó giúp làm nổi bật những nội dung chính mà tác giả, người viết muốn đề cập đến.
  • Giúp thể hiện cảm, tâm trạng, sự đánh giá, nhận xét về sự vật, sự việc.
  • Có thể sử dụng cặp từ trái nghĩa để làm chủ đề chính cho tác phẩm, đoạn văn đó.
  • Đây là một biện pháp nghệ thuật mà khi viết văn nghị luận, văn chứng minh chúng ta cần vận dụng một cách hợp lý để tăng tính gợi hình, gợi cảm cho văn bản.

c – Ví dụ từ trái nghĩa 

Thế nào là từ trái nghĩa cho ví dụ ? cho ví dụ từ trái nghĩa dưới đây :

Ví dụ 1: Các cặp từ trái nghĩa trong ca dao, tục ngữ Việt Nam

  • Gần mực thì đen – Gần đèn thì sáng ( cặp từ trái nghĩa là đen – sáng)
  • Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng ( cặp từ trái nghĩa là mua – bán)
  • Chân cứng đá mềm ( từ trái nghĩa là cứng – mềm)
  • Lá lành đùm lá rách ( lành – rách)
  • Bán anh em xa mua láng giềng gần ( cặp từ trái nghĩa bán – mua )
  • Mẹ giàu con có, mẹ khó con không. ( giàu – khó )

Ví dụ 2: Những cặp từ trái nghĩa thường sử dụng trong giao tiếp

Đẹp – xấu, giàu – nghèo, mạnh – yếu, cao – thấp, mập – ốm, dài – ngắn, bình minh – hoàng hôn, già – trẻ, người tốt – kẻ xấu, dũng cảm – hèn nhát, ngày – đêm, nóng -lạnh…

Ví dụ 3: Những từ trái nghĩa trong thơ ca Việt Nam

  • Thân em vừa trắng lại vừa tròn – Bảy nổi ba chìm với nước non ( Trích tác phẩm Bánh Trôi Nước – Hồ Xuân Hương) Cặp từ trái nghĩa là nổi – chìm
  • Chỉ có biển mới biết Thuyền đi đâu, về đâu ( Trích tác phẩm Thuyền và Biển – Xuân Quỳnh) Cặp từ trái nghĩa là đi – về
  • Trăm năm trong cõi người ta, Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau ( cặp từ trái nghĩa là tài – mệnh).

Bài tập ví dụ từ trái nghĩa 

Dưới đây là bài tập sử dụng từ trái nghĩa :

Câu hỏi bài tập 1

Tìm từ trái nghĩa trong các đoạn ca dao, tục ngữ sau đây:

(1) Số cô chẳng giàu thì nghèo – Ngày ba mươi tết thịt treo đầy nhà.

(2) Ba năm được một chuyến sai – Áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê.

(3) Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng – Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

Tim hieu ve tu trai nghia la gi va cac vi du minh hoa cu the Tim hieu ve tu trai nghia la gi va cac vi du minh hoa cu the

Đáp án bài tập 1: 

  • Câu 1: Cặp từ trái nghĩa là giàu – nghèo
  • Câu 2: Ngắn – dài là cặp từ trái nghĩa.
  • Câu 3: Sáng – tối là 2 từ trái nghĩa nhau.

Câu hỏi bài tập 2:

Hãy tìm những từ trái nghĩa với các từ sau: Hòa bình, yêu thương, đoàn kết, dũng cảm

Đáp án bài tập 2:

  • Từ Hòa bình >< chiến tranh, xung đột, mâu thuẫn..
  • Yêu thương >< căm ghét, căm thù, ghim, ghét…
  • Đoàn kết >< Chia rẽ, bè phái, xung khắc…
  • Dũng cảm >< nhút nhát, nhu nhược…

Kết luận: Đây là đáp án cho câu hỏi từ trái nghĩa là gì? Ví dụ và bài tập minh họa chi tiết nhất.

Từ khóa tìm kiếm : từ trái nghĩa là từ,từ trái nghĩa với từ trong,từ trái nghĩa khái niệm,vd về từ trái nghĩa,trái nghĩa với từ đi,từ trái nghĩa được sử dụng,tuừ trái nghĩa,trái nghĩa của từ,đặc điểm từ trái nghĩa,hai cặp từ trái nghĩa,thế nào từ trái nghĩa,những cặp từ trái nghĩa trong tiếng việt,2 cặp từ trái nghĩa,định nghĩa từ trái nghĩa,từ trái nghĩa là những từ có nghĩa,cho biết đâu là cặp từ trái nghĩa,nêu tác dụng của từ trái nghĩa,từ trái nghĩa vd

Đánh Giá

9.6

100

HƯớng dẫn oke ạ !

User Rating: 5 ( 1 votes)

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *