Trong câu ngoài hai thành phần chính và chủ ngữ và vị ngữ, còn có nhiều thành phần phụ khác giúp bổ sung, giải thích nghĩa cho câu. Một trong số thành phần phụ đó là trạng ngữ, vậy trạng ngữ là gì? Phân loại và cách sử dụng trạng ngữ trong tiết Việt sẽ được thuvienhoidap.net giải thích chi tiết trong bài viết này.
Video thế nào là trạng ngữ ?
Khái niệm trạng ngữ là gì?
a – Khái niệm
- Trạng ngữ là một thành phần phụ trong câu, có nghĩa là một câu hoàn chỉnh có thể có hoặc không có trạng ngữ. Trạng ngữ giúp bổ sung, nhấn mạnh, bổ nghĩa và giải thích cho chủ ngữ và vị ngữ trong câu.
- Trạng ngữ là những từ để chỉ thời gian, nơi chốn, mục đích, địa điểm, cách thức và phương tiện sử dụng…. nhằm giải thích nghĩa cho các tình huống giao tiếp, trò chuyện, nguyên nhân, kết quả, mục đích, lý do, điều kiện của sự vật, sự việc nào đó.
b – Tác dụng của trạng ngữ
Dưới đây là câu trả lời tác dụng của trạng ngữ là gì :
- Trạng ngữ giúp giải thích rõ thời gian, địa điểm cụ thể trong một tình huống giao tiếp, giúp người dùng hiểu rõ hơn về nội dung câu chuyện đó.
- Giúp giải thích nguyên nhân và kết quả trong câu.
- Là thành phần phụ nòng cốt trong câu, giúp người viết, người đọc có thể truyền đạt đầy đủ nội dung.
c – Ví dụ trạng ngữ trong tiếng Việt
Ví dụ 1: Hà nội là thủ đô nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Từ “ Hà Nội “ là trạng ngữ chỉ địa điểm.
Ví dụ 2: Mùa xuân, những chồi non đang phát triển xanh mơn mởn.
Từ “ Mùa xuân “ là trạng ngữ chỉ thời gian.
Ví dụ 3: Vì xe bị hỏng nên tôi đến trường muộn.
Từ “ Vì “ là trạng ngữ chỉ nguyên nhân.
Chức năng của trạng ngữ
- Công dụng:Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung cho nòng cốt câu, tức là bổ nghĩa cho cả cụm chủ vị trung tâm. Trạng ngữ thường là những từ chỉ thời gian, địa điểm nơi chốn, mục đích, phương tiện, cách thức… để biểu thị các ý nghĩa tình huống: thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, kết quả, phương tiện,..
- Đặt câu : Hôm qua, trời mưa rất lớn.
- Trạng ngữ được dùng trong câu trên là hôm qua, có tác dụng xác định thời gian.
Ý nghĩa của trạng ngữ
- Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung cho nòng cốt câu, tức là bổ nghĩa cho cả cụm chủ vị trung tâm. Trạng ngữ thường là những từ chỉ thời gian, địa điểm nơi chốn, mục đích, phương tiện, cách thức… để biểu thị các ý nghĩa tình huống: thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, kết quả, phương tiện, …
- Trạng ngữ có thể là một từ, một ngữ hoặc một cụm chủ vị.
Đâu là dấu hiệu về hình thức để phân biệt trạng ngữ với các thành phần khác
Về vị trí
- Đây là dấu hiệu hình thức quan trọng nhất để phân biệt trạng ngữ với bổ ngữ và định ngữ. + Trạng ngữ có vị trí linh hoạt trong câu (có thể đứng trước hoặc sau chủ ngữ). + Bổ ngữ: chỉ đứng sau động từ trung tâm (trừ bổ ngữ chỉ cách thức). + Định ngữ: chỉ đứng sau danh từ trung tâm.
Về chức năng
- Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, nó bổ sung nghĩa thời gian/nơi chốn cho cả nòng cốt câu nên thuộc cấu trúc của câu.
- Bổ ngữ, định ngữ là thành phần phụ của cụm từ, chúng nằm trong cấu trúc của cụm từ: bổ ngữ làm rõ nghĩa cho động từ trung tâm của cụm động từ, định ngữ làm rõ nghĩa cho danh từ trung tâm của cụm danh từ.
Về mối quan hệ với các thành phần khác trong cụm từ, trong câu
- Trạng ngữ không quan hệ trực tiếp với riêng thành phần nào của câu, nó có quan hệ với toàn bộ kết cấu C – V của câu.
- Bổ ngữ chỉ quan hệ trực tiếp với động từ trung tâm, định ngữ quan hệ với danh từ trung tâm.
Trạng ngữ là thành phần gì của câu
- Trạng ngữ là thành phần phụ của câu xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích,… của sự việc nêu ở trong câu.
Tác dụng liên kết câu của trạng ngữ
- Trong văn nghị luận: Trạng ngữ giúp sắp xếp các luận cứ, luận điểm trong văn nghị luận theo trình tự không gian, thời gian hoặc quan hệ nguyên nhân – kết quả, khiến câu văn, đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau, làm cho văn bản rõ ràng, mạch lạc
Các loại trạng từ trong tiếng Việt
Dưới đây là các loại trạng ngữ :
- Có mấy loại trạng ngữ : Trong tiếng Việt, trạng từ được chia thành 4 loại gồm: trạng ngữ chỉ thời gian, trạng ngữ chỉ nơi chốn, trạng ngữ chỉ nguyên nhân và trạng ngữ chỉ mục đích.
a – Trạng từ chỉ nơi chốn
Định nghĩa: Là loại trạng từ chỉ chính xác hay khái quát vị trí, địa điểm, khu vực địa lý, địa chỉ được nói đến trong câu.
Nó thường kết hợp với các từ “ ở đâu, nơi nào, chỗ nào, vị trí nào, nước nào, đường nào…” trong câu nghi vấn, câu hỏi trong giao tiếp.
Trạng từ chỉ nơi chốn giúp người nói, người nghe tìm hiểu được vị trí, địa điểm mà mình cần biết.
Ví dụ trạng ngữ chỉ nơi chốn
- Ví dụ 1: Phương nói về quê định cư luôn rồi Tấn.
- Ví dụ 2: Đội bóng đá nam Việt Nam sẽ gặp Thái Lan tại sân vận động Mỹ Đình chiều nay.
- Ví dụ 3: Ngôi nhà của gia đình tôi tuy nhỏ nhưng rất gọn gàng và sạch sẽ.
- Ví dụ 4: Con ở Miền Nam ra thăm lăng Bác.
b – Trạng ngữ chỉ thời gian
Định nghĩa: Là loại trạng ngữ được sử dụng nhiều nhất trong giao tiếp xã hội, dùng để chỉ thời gian chính xác hoặc tương đối trong ngày, tuần, tháng, năm, mùa…
Tác dụng của trạng ngữ chỉ thời gian
- Nó thường kết hợp với các câu hỏi như “ mấy giờ, bao giờ, khi nào, bao lâu rồi, lúc nào, năm nào, tháng nào, ngày nào…”
- Trạng từ chỉ thời gian giúp chúng ta xác định được mốc thời gian mà mình đang cần tìm hiểu.
Ví dụ trạng ngữ chỉ thời gian:
- Ví dụ 1: Hôm nay, Việt Nam ghi nhận số ca mắc covit 19 với con số kỷ lục.
- Ví dụ 2: Chiều nay, trời mưa to.
- Ví dụ 3: Năm ngoái, tôi đã từng đi du lịch ở Sapa.
- Ví dụ 4: Bao giờ cho tới tháng năm?
c – Trạng ngữ chỉ mục đích
Định nghĩa: Là loại trạng từ mục đích, mục tiêu, kết quả, nguyên nhân, điều kiện của sự vật, sự việc.
Nó thường kết hợp với các câu hỏi như “ như thế nào, để làm gì, vì điều gì, mục đích gì, nguyên nhân gì, hành động gì, điều kiện gì…”
Ví dụ trạng ngữ chỉ mục đích
- Ví dụ 1: Anh làm điều ngu ngốc đó vì mục đích gì?
- Ví dụ 2: Bạn mượn nhiều tiền để làm gì?
- Ví dụ 3: Vì điều gì mà em chia tay với anh?
d – Trạng ngữ chỉ nguyên nhân
Định nghĩa: Dùng để hỏi những lý, do nguyên nhân mà mình thắc mắc hay những kiến thức mà mình không biết.
Nó thường kết hợp với những câu hỏi gồm “ Vì sao, tại sao, do đâu, vì đâu, tại đâu…”
Ví dụ trạng ngữ chỉ nguyên nhân:
Ví dụ 1: Vì sao nước biển lại mặn?
Ví dụ 2: Tại sao con chim có thể bay được?
Đặc điểm và chức năng liên kết câu của trạng ngữ
Vì trong tiếng Việt có rất nhiều thành phần phụ, nên các bạn cần hiểu rõ vị trí, dấu hiệu nhận biết và số lượng trạng ngữ trong câu.
a – Trạng ngữ đứng ở vị trí nào trong câu
Trạng ngữ có thể đứng đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu đều được. Thường thì trạng ngữ chỉ thời gian, mục đích đứng ở đầu và cuối câu. Trạng ngữ chỉ địa điểm đứng ở bất kỳ vị trí nào trong câu. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân thường đứng ở đầu câu.
- Ví dụ 1 : Mùa xuân người cầm súng – lộc giắt đầy trên lưng.
- Ví dụ 2: Ao thu lạnh lẽo nước trong veo.
b – Dấu hiệu nhận biết trạng ngữ trong câu
Dấu hiệu đơn giản nhất để nhận biết trạng ngữ trong câu là thành phần này thường ngăn cách với cách thành phần chính ( chủ ngữ, vị ngữ) bằng dấu phẩy.
- Ví dụ: Ngày mai, tôi đi học.
c – Số lượng trạng ngữ trong câu
Trong một câu đơn, câu ghép thì số lượng trạng ngữ không giới hạn, có thể có 1 hay nhiều trạng ngữ.
Ví dụ: Ngay từ sáng sớm, cụ Chánh đã có điểm tâm độ vài chục điếu ở nhà Lý trưởng, cho nên cụ rất tỉnh táo. Nghiêm nghị, cụ lên giọng kẻ cả ( Trích tác phẩm Tắt đèn – Ngô Tất Tố)
d – Những lưu ý khi sử dụng trạng ngữ
- Khi thay đổi vị trí trạng ngữ trong câu thì nội dung của câu không thay đổi.
- Cách thêm trạng ngữ cho câu phụ thuộc vào nội dung của câu văn, đúng với mục đích của người nói, người viết và tạo liên kết với các câu văn đoạn văn khác.
- Nên phân tích và tránh nhầm lẫn giữa thành phần trạng ngữ với thành phần biệt lập trong câu.
Bài tập trạng ngữ trong sách giáo khoa
Câu hỏi bài tập 1: Tìm trạng ngữ trong cách câu sau:
a – Ngày xưa, Rùa có một cái mai láng bóng.
b – Trong vườn, muôn loài hoa đua nở.
c – Từ tờ mờ sáng, cô Thảo đã dậy tắm rửa đi về làng. Làng cô ở cách làng Mỹ Lý hơn mười lăm cây số. Vì vậy, mỗi năm cô chỉ về làng chừng hai ba lượt.
Đáp án bài tập 1:
Câu a: Trạng ngữ là từ “ ngày xưa”.
Câu b: Trạng ngữ là từ “ trong vườn “.
Câu c: “ Tờ mờ sáng, mỗi năm, vì vậy “ là trạng ngữ.
Câu hỏi bài tập 2: Xác định trạng ngữ và nêu ý nghĩa của chúng trong đoạn văn sau:
Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp.
Tre với người như thế đã mấy nghìn năm. Một thế kỷ văn minh, khai hóa của thực dân cũng không làm ra được một tấc sắt. Tre vẫn phải còn vất vả mãi với người. Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc.
Đáp án bài tập 2:
- Dưới bóng tre xanh: Trạng ngữ chỉ nơi chốn.
- Đã từ lâu đời: Trạng ngữ chỉ thời gian.
- Đời đời kiếp kiếp: TN chỉ thời gian.
- Từ nghìn đời nay: TN chỉ thời gian.
Kết luận: Đây là đáp án cho câu hỏi trạng ngữ là gì? Phân loại, cách sử dụng và cách thêm trạng ngữ trong câu.
Từ khóa tìm kiếm : định nghĩa trạng ngữ,chức năng của trạng ngữ là gì,cách tìm trạng ngữ,những trạng ngữ,cách xác định trạng ngữ,trạng ngu,có mấy trạng ngữ,traạng ngữ,vị trí của trạng ngữ,vị trí của trạng ngữ trong câu,trang ngu la j,thành phần trạng ngữ là gì,đặc điểm của trạng ngữ,xác định trạng ngữ trong câu,trạng ngữ là gì lớp 6,phân loại trạng ngữ,trạng ngữ là như thế nào,tác dụng của trạng ngữ trong câu,tìm trạng ngữ trong câu,đặc điểm và chức năng liên kết câu của trạng ngữ
Đánh Giá
9.7
100
Hướng dẫn oke ạ !
User Rating:
3.2
( 7 votes)