Tiểu sử đồng chí Phạm Hồng Thái
- Tên Phạm Hồng Thái
- Tên thật là Phạm Thành Tích
- Năm sinh: 1896
- Ngày mất: 1924
Phạm Hồng Thái (1896 – 1924) là một nhà hoạt động trong Phong trào Đông Du và là người đặt bom ám sát toàn quyền Đông Dương Martial Merlin vào năm 1924. Tên thật là Phạm Thành Tích, quê xã Hưng Nhân, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, là con quan Huấn đạo Phạm Thành Mỹ.
Ông cùng với một nhóm thanh niên có tâm huyết theo Vương Thúc Oánh (thành viên Việt Nam Quang phục Hội) vượt biên qua Xiêm (Thái Lan) rồi sang Quảng Châu (Trung Quốc) khoảng cuối năm 1918. Tháng 4 năm 1924, ông gia nhập Tâm Tâm Xã do Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn thành lập. Nhóm này chủ trương bạo động.
Ngày 19 tháng 6 năm 1924, sau khi viết bảng cáo trạng tố cáo tội ác của thực dân Pháp đến nhân dân toàn thế giới, Phạm Hồng Thái giả dạng ký giả vào Khách sạn Victoria tại tô giới Sa Diện ở Quảng Châu để ám sát toàn quyền Đông Dương Martial Henri Merlin. Merlin lúc bấy giờ đang trên chuyến công du sang Nhật để điều đình việc trục xuất các nhà cách mạng Việt Nam.
Trên đường từ Nhật về Đông Dương, Merlin dừng lại thăm khu tô giới của Pháp ở Quảng Châu và định dự tiệc đêm 18 tháng 6 năm 1924. Tổ chức Tâm tâm xã muốn giết viên thực dân này để gây thanh thế. Phạm Hồng Thái, được sự hỗ trợ của Lê Hồng Sơn, đã nhận nhiệm vụ thực hiện sứ mạng này. Trong bữa tiệc ông đã quăng một quả bom nhỏ vào giữa bàn tiệc.
Tuy nhiên vụ mưu sát không thành, Merlin chỉ bị thương nhẹ và thoát chết; dù vậy có năm doanh nhân Pháp tử thương là Pelletier, Rougeau, Gérin và vợ chồng Desmarets. Phạm Hồng Thái thoát được khỏi khách sạn nhưng bị truy nã nên phải gieo minh xuống dòng Châu Giang tự tử khi chỉ mới 28 tuổi.
Sự kiện này được nêu tên gọi “Tiếng bom Sa Diện” (sách báo thường viết nhầm thành Sa Điện), đã làm chấn động thời sự trong vùng. Thi hài Phạm Hồng Thái được chính phủ Tôn Trung Sơn trân trọng chôn cất ở Đài liệt sĩ Hoàng Hoa Cương với 72 liệt sĩ Trung Quốc trong cuộc Cách mạng Tân Hợi 1911.
Hay tin Phạm Hồng Thái hy sinh, Trần Huy Liệu lúc đó đang làm báo ở Sài Gòn đã cảm khái.
- Ngồi trông non nước dạ ko đành
- Nên nhắc đồng cân chữ tử sinh
- Một tiếng lôi đình kinh vũ trụ
- Tấm gương trung nghĩa động thần minh
- Chiếc thân đã gửi cho dòng nước
- Trong sử còn ghi mãi tính danh
- Hết chuyện thương cho đồ chó chết
- Chết mà như bác chết quang vinh.
Đường Phạm Hồng Thái, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội
Thông tin tổng quan về Phạm Hồng Thái, Ba Đình, Hà Nội
Đường Phạm Hồng Thái thuộc địa phận phường Trúc Bạch quận Ba Đình, Hà Nội. đường Phạm Hồng Thái bắt đầu từ phố Hàng Than kéo dài đến phố Châu Long giao với một số tuyến phố như phố Yên Ninh, Hàng Bún, Cửa Bắc. Đường có chiều dài khoảng 550m.
Một số địa điểm nổi bật trên đường Phạm Hồng Thái:
Khách sạn May De Ville Hotel 2
Công Ty TNHH Tư Vấn Thiết Kế Kiến Trúc & Xây Dựng Do. house.
Phạm Hồng Thái là ai?
Phạm Hồng Thái (1884-1924) tên thật là Phạm Thành Tích hoặc Phạm Đài, ông quê ở làng Do Nha, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Năm 1916, ông học Trường Kỹ nghệ Hải Phòng. Năm 1919, tốt nghiệp xong, ông làm công nhân ở các nhà máy tại Vinh. Ông cùng với một nhóm thanh niên có tâm huyết theo Vương Thúc Oánh (thành viên Việt Nam Quang phục Hội) vượt biên qua Xiêm (Thái Lan) rồi sang Quảng Châu (Trung Quốc) vào khoảng cuối năm 1918. Tháng 1/1924, ông cùng Lê Hồng Phong rời quê hương ra đi tìm đường cứu nước. Hai người sang Xiêm, rồi sang Quảng Châu (Trung Quốc). Tháng 4 năm ấy, cả hai được kết nạp vào Tâm Tâm xã do Hồ Tùng Mậu và Lê Hồng Sơn lập ra từ năm 1923. Tới tháng 6, nhân toàn quyền Đông Dương là Méc-lanh (Merlin) sang Nhật trở về có ghé lại Quảng Châu. Tâm Tâm xã chủ trương giết tên trùm thực dân Pháp này để gây tiếng vang cho phong trào cách mạng Việt Nam. Người được giao nhiệm vụ đó là Phạm Hồng Thái. Tối ngày 19/6/1924, biết Méc-lanh sẽ tới dự tiệc ở khách sạn Vích-tô-ri-a (Victoria) tại Sa Điện, Phạm Hồng Thái cải trang là phóng viênnhiếp ảnh đi thẳng vào khách sạn này. Ông đã ném bom vào giữa bàn tiệc, nhưng chỉ có một số tên tùy tùng bị giết, còn Méc-lanh chỉ bị thương nhẹ. Sau khi hành động, Phạm Hồng Thái chạy ra bờ sông Châu Giang. Bị bọn lính Pháp đuổi gấp, ông nhảy xuống sông và hy sinh. Sau đó di hài ông được đem chôn ở núi Hoàng Hoa Cương bên cạnh mộ 72 liệt sĩ Trung Quốc đã hy sinh trong cuộc cách mạng Tân
Hợi (1911).
Đường Phạm Hồng Thái chạy qua (hoặc cũng có ở) 2 quận huyện của Thành phố Hà Nội:
Quận Ba Đình
Đường Phạm Hồng Thái – Thị xã Sơn Tây
Đường phố cùng tên Phạm Hồng Thái:
- Đường Phạm Hồng Thái – Quận Hải Châu – Thành phố Đà Nẵng
- Đường Phạm Hồng Thái – Thành phố Hải Dương – Tỉnh Hải Dương
- Đường Phạm Hồng Thái – Thành phố Hòa Bình – Tỉnh Hòa Bình
- Đường Phạm Hồng Thái – Thành phố Hưng Yên – Tỉnh Hưng Yên
- Đường Phạm Hồng Thái – Thành phố Rạch Giá – Tỉnh Kiên Giang
- Đường Phạm Hồng Thái – Thành phố Đà Lạt – Tỉnh Lâm Đồng
- Đường Phạm Hồng Thái – Thành phố Vinh – Tỉnh Nghệ An
- Đường Phạm Hồng Thái – Thành phố Nam Định – Tỉnh Nam Định
- Đường Phạm Hồng Thái – Huyện Hưng Nguyên – Tỉnh Nghệ An
- Đường Phạm Hồng Thái – Thành phố Đồng Hới – Tỉnh Quảng Bình