Đề bài: Tìm hiểu truyện ngắn Người trong bao
Tìm hiểu truyện ngắn Người trong bao
Bài soạn: Tìm hiểu truyện ngắn Người trong bao
Câu 1: (Trang 70 SGK Ngữ Văn 11, tập 2)
– Bê-li-cốp được miêu tả như là một con người kỳ lạ, cứng nhắc, giáo điều thậm chí với nhiều người, ông ta là một tên nhà giáo dị hợm chẳng giống ai khiến cho cuộc sống của những người xung quanh trở nên ngột ngạt khó chịu.
– Một số chi tiết miêu tả nhân vật này:
+ luôn đi giày cao su, cầm ô, nhất thiết mặc áo bành tô ấm cốt bông, khuôn mặt luôn giấu sau cổ áo, đeo kính râm, luôn kéo mui xe ngựa bất kể thời tiết.
+ tất cả đồ vật của hắn đều được để trong bao: Ô, dao gọt bút chì
+ phòng ngủ chật chội tối tăm, luôn lấy chăn trùm kín đầu khi ngủ
+ thích ca ngợi những chuyện xưa cũ hoặc không có thật, hay nói giáo điều lạc hậu
– Bê-li-cốp đã gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân ở thành phố:
+ “Bọn giáo viên chúng tôi đều sợ hắn. Thậm chí cả hiệu trưởng cũng sợ hắn”
+ “Các bà cô tối thứ bảy không dám tổ chức diễn kịch tại nhà”
+ “Giới tu hành khi có mặt hắn không dám ăn thịt và đánh bài”
=> “Dân chúng trong thành phố đâm ra sợ tất cả, sợ nói to sợ gửi thư, sợ làm quen, sợ đọc sách, sợ giúp đỡ người nghèo, sợ dạy chữ,…”
Câu 2:(Trang 70 SGK Ngữ Văn 11, tập 2)
– Bê-li-cốp chết vì “cái tiếng cười âm vang lảnh lói “ha-ha-ha” của Va-ren-ca người con gái hắn yêu thầm, chấm dứt tất cả chuyện cưới xin và cuộc đời hắn nữa, hắn chết vì cảm thấy quá xấu hổ và nhục nhã.
– Khi Bê-li-cốp còn sống: Mọi người đối với hắn là thái độ sợ hãi, dè chừng, cảm thấy phiền phức và ngột ngạt. Sau khi Bê-li-cốp chết lòng của mọi người đều cảm thấy nhẹ nhõm, thoải mái, nhưng không lâu sau cuộc sống vẫn lại trở nên bế tắc chán nản và tẻ nhạt.Điều ấy chứng tỏ rằng vẫn còn có rất nhiều người đang sống trong cái bao, cái vỏ bọc vô hình của mình và chúng ta không thể sống mãi như thế được.
Câu 3:(Trang 70 SGK Ngữ Văn 11, tập 2)
– Biểu tượng “cái bao” là ẩn dụ của lối sống thu mình, hèn nhát và mãi chìm đắm trong quá khứ, họ luôn muốn đi một con đường an toàn, sống một cuộc sống an toàn bất di bất dịch, đầy lạc hậu và tối tăm. Chính “cái bao” vô hình ấy đã bao trùm lên xã hội Nga lúc bấy giờ khiến xã hội chìm trong bầu không khí tăm tối, ngột ngạt, kìm hãm sự vận động phát triển của con người.
– Chủ đề tư tưởng của cả câu chuyện nhằm phê phán lối sống trong “bao” đầy ích kỷ và hèn nhát, phê phán tư tưởng cố thủ trong lạc hậu và sợ hãi, đồng thời thức tỉnh những con người trong xã hội lúc bấy giờ một cách sâu sắc “Không thể sống mãi như thế được” nếu không kết cục cũng chẳng khác gì Bê-li-cốp, chết mà khiến người ta nhẹ nhõm.
Câu 4:(Trang 70 SGK Ngữ Văn 11, tập 2)
– Ngôi kể: Nhân vật Bu-rơ-kin đóng vai trò là “tôi” – ngôi thứ nhất và là người trong cuộc để kể về Bê-li-cốp nhằm tăng tính khách quan và chân thực cho câu chuyện. Riêng tác giả giữ ngôi thứ ba để kể bao trùm câu chuyện nhằm thể hiện cái nhìn khái quát về số phận của từng nhân vật và thái độ của họ.
– Giọng kể bình thản, trầm ngâm, như nói một câu chuyện phiếm, đồng thời trong đó thấy có những nỗi day dứt, những nỗi trăn trở xung quanh câu chuyện.
– Hình tượng nhân vật độc lạ gây ấn tượng sâu sắc cho người đọc vừa có tính khái quát dẫn dắt đến chủ đề câu chuyện.
– Hình tượng “cái bao” mang ý nghĩa biểu tượng nghệ thuật sâu sắc, ẩn dụ đầy sâu xa về cuộc sống của con người xã hội đương thời.
Câu 5: (Trang 70 SGK Ngữ Văn 11, tập 2)
– Truyện có ý nghĩa thời sự cao, thậm chí giá trị còn lưu giữ đến ngày hôm nay, phê phán một số bộ phận trong xã hội có lối sống hèn nhát, ích kỷ, không cầu tiến, ngại thay đổi, thích nói giáo điều, phê phán và chỉ trích người khác nhưng chưa một lần nhìn lại bản thân mình.
– Theo đó khuyến khích con người từ bỏ cái vỏ bọc của mình tiến ra xã hội thử sức những cái mới, sống bao dung chan hòa và lành mạnh hơn góp phần giúp xã hôi ngày càng phát triển.
Xem thêm các bài viết cùng chủ để trên Taimienphi.vn
– Tóm tắt truyện Người trong bao
– Soạn văn lớp 11 – Người trong bao
– Phân tích và nêu cảm nghĩ về Người trong bao của Sê-khốp
Bản quyền bài viết thuộc trường Trường THPT Phạm Hồng Thái. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường THPT Phạm Hồng Thái (thpt-phamhongthai.edu.vn)