Sơ đồ tư duy Vội vàng – Xuân Diệu

Nhằm giúp các em hệ thống kiến thức và dễ dàng tiếp thu, vận dụng vào làm bài, Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội gửi đến tài liệu sơ đồ tư duy Vội vàng của Xuân Diệu với hệ thống luận điểm, sơ đồ tư duy chi tiết các đề bài về bài thơ Vội vàng. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tập hiệu quả và đạt kết quả cao.

*******

Sơ đồ tư duy Vội vàng lớp 11

Sơ đồ tư duy Vội vàng của Xuân Diệu

Luận điểm 1: Tình yêu thiên nhiên tha thiết và niềm say mê cuộc sống nơi trần thế

+ Khát vọng lạ lùng của thi nhân

+ Bức tranh thiên nhiên mùa xuân nồng nàn, tươi mới, tràn đầy sức sống

Luận điểm 2: Nỗi trăn trở trước thời gian và cuộc đời

+ Sự tiếc nuối trước dòng chảy thời gian của thi nhân

+ Quan niệm mới mẻ về thời gian – tình yêu – tuổi trẻ

Luận điểm 3: Tâm trạng vội vàng, thái độ sống gấp gáp và tuyên ngôn về lẽ sống.

+ Lời đề nghị và biểu hiện của cách sống vội vàng

+ Tuyên ngôn về lẽ sống, quan niệm sống của tác giả.

>> Xem chi tiết: Dàn ý phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

so do tu duy phan tich bai tho voi vang cua xuan dieu so do tu duy phan tich bai tho voi vang cua xuan dieu

Tác giả vui sướng xen lẫn nỗi lo lắng, hoài nghi. Ông sợ hãi tuổi trẻ sẽ qua đi nhanh như thời gian vô tình. “Xuân đang tới nghĩa là xuân đang qua” câu thơ nghe tưởng như vô lý nhưng lại là quan điểm nhân sinh khéo léo được tác giả lồng ghép vào thơ, mỗi mùa “xuân” tới mang theo bao niềm tin, hy vọng nhưng cũng là nỗi buồn hiu quạnh của con người nhưng “xuân” cũng mang đi tuổi thanh xuân của ta. Đâu đó từng có câu hát vang vọng: “Mỗi mùa xuân sang mẹ tôi già đi một tuổi”, lòng người thì bao la nhưng không thắng nổi quy luật tạo hoá, mùa xuân thì cứ đi rồi tới, chỉ có con người là già đi theo thời gian. Những câu thơ có chút giọng hờn trách của nhà thơ: “Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn/Nếu tuổi trẻ chằng hai lần thắm lại”, thời gian thì dài bất tận mà đời người lại chỉ là phù du, rồi ai cũng trở về với cát bụi. Mối quan hệ đối kháng giữa thiên nhiên vĩnh hằng và con người bé nhỏ, Xuân Diệu sớm đã nhận ra được quy luật tất yếu ấy, ông đau khổ, tuyệt vọng và ôm trong mình mộng ước được sống mãi với cuộc đời. Nghệ thuật điệp từ “xuân”, phép đối xứng “rộng”, “chật” tạo cho mạch thêm thêm dồn dập, gấp gáp, tăng sức biểu cảm lôi cuốn người đọc. Những từ ngữ: “Tiếc, chia phôi, tiễn biệt, đứt, phai tàn”,… kết hợp với những dấu chấm than, dấu hỏi, các cặp vần gieo liên tiếp, tạo nên cả một khoảng trời buồn bã, ảm đạm, đau khổ và đầy nuối tiếc.

Xuân Diệu nhận ra không thể thay đổi quy luật tạo hoá, những câu thơ cuối bài như lời khuyên của tác giả với độc giả: Mỗi người chỉ có một lần để sống vậy nên hãy sống cuộc đời ý nghĩa, cháy hết mình với đam mê, khát khao của bản thân để không phải nuối tiếc về sau. Đó chính là khát khao sống cháy bỏng, mong muốn được giao cảm với cuộc đời.

Sơ đồ tư duy cảm nhận bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Luận điểm 1: Tình yêu cuộc sống tha thiết, đắm say của Xuân Diệu

Luận điểm 2: Quan niệm mới về thời gian của Xuân Diệu

Luận điểm 3: Giải pháp tận hưởng vẻ đẹp của cuộc đời

Sơ đồ tư duy cảm nhận bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Nếu ai có bảo “xuân vẫn tuần hoàn”, thì Xuân Diệu sẽ đáp lại ngay “tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”. Đúng vậy, xuân đi rồi xuân lại về, nhưng liệu cuộc đời có ai mà hai lần tuổi trẻ không? Nên điều mà Xuân Diệu băn khoăn và mãi tiếc nuối chính là thanh xuân của một đời người vốn hữu hạn, chẳng đủ cho ông yêu, ông tận hưởng hết niềm vui thú nhân gian, chẳng đủ để ông sống và yêu trong say đắm ngọt ngào. Chết là về với cát bụi “Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi”, Xuân Diệu sống trong “bâng khuâng, tôi tiếc cả đất trời”, cái niềm tiếc nuối của nhà thơ là vô tận, ông tiếc hết tất thảy, cả trời đất cũng đưa vào cái tâm hồn tiếc nuối rộng lớn của ông. Triết lý thời gian sâu sắc hiện hữu trong từng vần thơ, thông qua cơn gió với “nỗi hờn phải bay đi”, tiếng chim “sợ độ phai tàn sắp sửa”. Xuân Diệu đang chứng minh rằng chẳng phải riêng ông mà cả đất trời đều sợ thời gian trôi qua mau, xuân chóng tàn.

>> Xem chi tiết: Cảm nhận bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Sơ đồ tư duy 13 câu thơ đầu bài Vội vàng

Luận điểm 1: Khao khát lưu giữ vẻ đẹp của thiên nhiên (4 câu đầu)

Luận điểm 2: Bức tranh mùa xuân tuyệt đẹp (7 câu tiếp)

Luận điểm 3: Tâm trạng của thi sĩ (2 câu tiếp)

Sơ đồ tư duy 13 câu thơ đầu bài Vội vàng

Đây là mùa để ấp ủ, gieo mầm gặp gỡ, giao hòa của vạn vật và là nơi nảy nở tình yêu của mỗi cá thể. Ông quan niệm rằng: “Tình không tuổi và xuân không ngày tháng” (Xuân không mùa) nhưng cuộc vui nào cũng đến hồi kết thúc, hoa nở rồi cũng tàn theo quy luật của tạo hóa. Dường như biết trước được quy luật khắc nghiệt ấy nên Xuân Diệu “không chờ nắng hạ mới hoài xuân”. Nhà thơ đã nhận ra được bước đi vô tình mà tàn nhẫn của thời gian nên ông không chờ một điều gì đó qua đi mới cảm thấy hối tiếc, ông không đợi mùa xuân đi hết chặng đường của mình rồi mới nhớ thương, tiếc nuối.

Tham khảo dàn ý chi tiết và các bài văn mẫu:

  • Dàn ý phân tích 13 câu thơ đầu bài thơ Vội vàng
  • Phân tích 13 câu thơ đầu bài thơ Vội vàng

Sơ đồ tư duy khổ cuối bài thơ Vội vàng – Xuân Diệu

Luận điểm 1: Bức tranh thiên nhiên được hiện lên một lần nữa

Luận điểm 2: Biểu hiện của cách sống vội vàng, hối hả, cuồng nhiệt

Luận điểm 3: Sự cảm nhận của tác giả qua các giác quan của cơ thể.

Sơ đồ tư duy khổ cuối bài thơ Vội vàng Xuân Diệu

“Với những nguồn cảm hứng mới, yêu đương và tuổi xuân, dù lúc vui hay lúc buồn, Xuân Diệu cũng ru thanh niên bằng giọng yêu đời, thấm thía”. Và khúc thơ cuối trong “Vội vàng” là một trong những khúc thơ tiêu biểu trong giọng thơ yêu đời nhất. Đọc đoạn thơ, ta như nghe thấy giọng nói, hơi thở, nhịp đập sôi nổi bồng bột trong trái tim thi sĩ. Qua bài thơ “Vội vàng”, ta thấy được phần nào cái nhịp sống vội vàng, niềm say mê cuộc đời mãnh liệt của Xuân Diệu. Đồng thời, ta còn thấy được một thông điệp vô cùng ý nghĩa, sâu sắc của Xuân Diệu: Hãy sống hết mình trong những khoảnh khắc tuyệt đẹp nhưng lại mong manh của tuổi thanh xuân bởi thời gian trôi đi sẽ kéo theo mùa xuân và tuổi trẻ, cả những ước mơ, khát vọng.

Tác giả Xuân Diệu và bài thơ Vội vàng

I. Tác giả Xuân Diệu

– Xuân Diệu (1916-1985), tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu

– Sau khi tốt nghiệp tú tài, ông đi dạy học tư và làm viên chức ở Mĩ Tho, sau đó ra Hà Nội sống bằng nghề viết văn

– Tham gia Cách mạng ông hăng say hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật

– Các tác phẩm chính:

+ 15 tập thơ, mở đầu là tập Thơ thơ

+ một số tập văn xuôi: Phấn thông vàng

+ một số tập tiểu luận, phê bình nghiên cứu văn học

– Phong cách nghệ thuật:

+ trước Cách mạng tháng Tám Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới

• Một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới: khao khát giao cảm với đời, yêu đời ham sống đến bồng bột

• Quan niệm sống mới: sống mãnh liệt hết mình, thời gian một đi không trở lại⇒ hối thúc sống vội vàng

• Quan niệm thẩm mĩ mới: chỉ có con người giữa tuổi trẻ tình yêu là đẹp nhất (thời xưa thiên nhiên là chuẩn mực của cái đẹp)

• Những cách tân nghệ thuật táo bạo: câu từ rất lạ rất tây

+ sau cách mạng tháng Tám có nhiều thay đổi

– Vị trí:

+ là ông Hoàng thơ tình Việt Nam

+ là nhà thơ lớn có phong cách nghệ thuật độc đáo

II. Tác phẩm Vội vàng (Xuân Diệu)

1. Xuất xứ

– Rút ra trong tập Thơ Thơ

– Là thi phẩm kết tinh vẻ đẹp thơ Xuân Diệu trước Cách mạng

2. Bố cục

– Phần 1 (câu 1 đến câu 29): lí do phải sống vội vàng

– Phần 2 (còn lại): biểu hiện của cách sống vội vàng

3. Giá trị nội dung

– Bài thơ là lời giục giã hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, hãy quý trọng từng phút, từng giây của cuộc đời mình nhất là những năm tháng tuổi trẻ của một hồn thơ yêu đời ham sống đến cuồng nhiệt

4. Giá trị nghệ thuật

– Hình thức nghệ thuật điêu luyện: sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa mạch cảm xúc và mạch lí luận, gọng điệu say mê, sôi nổi, những sáng tạo độc đáo về ngôn từ và hình ảnh thơ

Tham khảo thêm một số tài liệu:

  • Tuyển tập mở bài Vội vàng
  • Biện pháp nghệ thuật, tu từ sử dụng trong bài thơ Vội vàng

*****

Trên đây là sơ đồ tư duy Vội vàng của Xuân Diệu do Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội biên soạn. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học và ôn tập môn Văn tốt hơn. Đừng quên tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu 11 được cập nhật đầy đủ tại Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội em nhé. Chúc các em luôn học tốt.

Tham khảo ngay sơ đồ tư duy Vội vàng của Xuân Diệu, hệ thống kiến thức về bài thơ Vội vàng ngắn gọn, dễ hiểu giúp học sinh lớp 11 học và ôn tập tốt môn Ngữ Văn.

Bản quyền bài viết thuộc trường Trường THPT Phạm Hồng Thái. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường THPT Phạm Hồng Thái (thpt-phamhongthai.edu.vn)

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *