Ngay từ ngày 01/01/2020, luật phòng chống tác hại rượu bia chính thức có hiệu lực. Việc điều khiển phương tiện giao thông khi trong máu có nồng độ cồn bị cấm hoàn toàn và đang là tâm điểm của dư luận.
Nhiều người đang thực sự lo ngại trước chế tài xử phạt nghiêm khắc việc lái xe sau khi uống rượu bia giờ đã nặng hơn trước. Vậy để có thể biết được việc sau khi uống rượu bia bao lâu thì được lái xe, bạn có thể xem một số lưu ý dưới đây.
Thời gian được lái xe sau khi uống rượu bia là bao lâu?
Thông thường, sau khi uống bia, rượu từ 6 – 12 tiếng đồng hồ, nồng độ cồn vẫn đo được trong máu. Từ 12 – 24 tiếng sau khi sử dụng rượu bia, nồng độ cồn vẫn còn trong khí thở. Và sau 36 tiếng vẫn có thể đo được cồn trong nước tiểu và sau 72 tiếng thì vẫn đo được khi xét nghiệm mẫu tóc.
Qua đây chúng ta mới biết rằng, nồng độ rượu bia lưu lại trên cơ thể chúng ta khá lâu, dù các bạn chỉ sử dụng một lượng rượu bia nhỏ.
Thời gian tồn tại của cồn trong khí thở phụ thuộc vào mức rượu, bia và nồng độ cồn bạn đã tiêu thụ. Nếu bạn uống nhiều rượu bia từ 20h tối hôm trước, thì đến 20h hôm sau vẫn có thể tồn dư cồn trong khi thở. Chỉ cần uống 1 chén rượu nhỏ thì nghĩa là trong khí thở đã có cồn và bạn vẫn bị phạt.
Một phép tính lượng rượu nguyên chất ví dụ như sau, một chai rượu 1000ml có nồng độ cồn là 42% (42 độ). Thể tích là 1 lít nên sẽ có 420ml rượu nguyên chất. Trọng lượng riêng của rượu là 0,79g/ml, suy ra 1ml rượu sẽ nặng 0,79g. Ta lấy 420ml nhân với 0,79g sẽ có 331,8g rượu nguyên chất.
Dựa vào đó bạn có thể tính cụ thể cho từng loại bia rượu. Ví dụ như một lon bia 330ml có nồng độ cồn chỉ 5%. Lượng bia nguyên chất sẽ là (trọng lượng riêng x thể tích x nồng độ cồn chia cho 100) 0,79x330x5:100 = 13,035g. Qua công thức này bạn đã biết lượng rượu, bia nguyên chất đã uống.
Tiếp theo nếu bạn muốn biết công thức tính nồng độ cồn trong máu thì đơn giản nhất hãy làm theo: A = W(C.10:1,056)r, trong đó:
A: Khối lượng rượu nguyên chất đã uống (g).
C: Nồng độ cồn trong máu (g/100ml).
W: là trọng lượng cơ thể (cân)
r: Hằng số hấp thụ rượu theo giới tính với 0,7 là nam và 0,6 dành cho nữ.
Ví dụ, bạn nặng khoảng 60 kg và uống lon bia có 5% độ cồn sẽ đạt C = 0,05g trong 100ml máu. Thì số lượng bia nạp vào cơ thể sẽ được tính như sau.
A = W(C.10:1,056)r = 60x(0,05×10:1,056)x0,7 = 20g.
Tiếp theo tính thể tích bia mà bạn đã uống theo công thức tính khối lượng rượu nguyên chất sẽ là: A = 0,79V.c:100. Từ công thức này ta có thể suy ra thể tích bia cần uống V = 100A:(0,79c) = 100x20g:(0,79×5) = 506ml.
Cơ thể của chúng ta trung bình loại bỏ 0,015g cồn/100ml máu trong 1 giờ. Theo đó bạn có thể tính công thức như sau.
Ci = C – 0,015t
- C: nồng độ cồn trong máu khi uống xong
- Ci: nồng độ cồn trong máu tại thời điểm xác định
VÍ dụ bạn nặng 65kg và uống rượu trắng 42 độ cồn và có 200ml. Uống xong lúc 10 giờ đêm, ngủ đến 7 giờ sáng. Nồng độ cồn tính theo công thức trên sẽ còn khoảng 15miligam trong 100ml máu và phải để đến 8 giờ sáng mới hết cồn trong hơi thở.
Nhiều người cho rằng mức phạt đó quá nặng vì uống rượu từ tối hôm trước mà sáng hôm sau lái xe vẫn bị phạt. Nhưng điều đó chỉ ra một thực tế mà chúng ta buộc phải công nhận rằng, rượu bia tồn tại trong cơ thể lâu như thế nào và nó ảnh hưởng đến sự tỉnh táo của người điều khiển phương tiện giao thông lâu ra sao.
Hiện tại, cảnh sát giao thông đo nồng độ cồn của người tham gia giao thông bằng cách đo qua ống thở. Cho nên dù bạn đã uống rượu từ nhiều giờ đồng hồ trước đó vẫn có thể bị phát hiện và xử phạt, tốt nhất là nếu đã uống rượu bia thì bạn không nên lái xe. Và sau khi uống rượu bia (tùy theo lượng) mà từ 12-24 giờ hãy điều khiển phương tiện tham gia giao thông.