Đề bài: Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về tính kiêu căng và tự mãn
Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về tính kiêu căng và tự mãn
I. Dàn ý Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về tính kiêu căng và tự mãn (Chuẩn)
1. Mở bài:
– Giới thiệu về vấn đề
2. Thân bài:
a. Giải thích:
– “Kiêu căng”: tự cho rằng mình tài giỏi mà coi thường người khác, là sự kiêu ngạo một cách lộ liễu, gây khó chịu cho người khác.
– “Tự mãn”: bằng lòng với những gì mình có, cho rằng mình không cần cố gắng nữa.
→ Tự mãn và kiêu căng là hai tính xấu cần phải thay đổi.
b. Biểu hiện:
– Luôn cho rằng mình là nhất, cái tôi lớn
– Không để ý, quan tâm tới suy nghĩ của người khác
– Huênh hoang, tự đắc, ích kỉ, nhỏ nhen
c. Tác hại:
– Bị xã hội, cộng đồng xa lánh, cô lập, không ai để ý
– Không được mọi người tin tưởng, quan tâm, để ý và giúp đỡ.
d. Dẫn chứng:
– Nhà bác học Lê Quý Đôn cho rằng mình đã đọc hết sách trong thiên hạ
– Ông cho treo bảng thách đố, đến khi bị thách đố thì không giải được.
– Từ đó, ông bỏ tính kiêu căng, và chăm chỉ học tập trở thành một nhà bác học.
e. Phản đề:
– Một số người trong xã hội còn tỏ ra kiêu căng tự mãn
– Cần sửa đổi để tốt hơn, xã hội tốt hơn.
3. Kết bài:
– Khẳng định lại ý nghĩa của việc bỏ tính tự mãn, kiêu căng.
II. Bài văn mẫu Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về tính kiêu căng và tự mãn
1. Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về tính kiêu căng và tự mãn, mẫu 1 (Chuẩn)
Con người có quyền tự hào về những điều mình đạt được. Nhưng tự hào không có nghĩa là tự mãn và kiêu căng. Tự mãn là thuật ngữ chỉ những người luôn thoả mãn với những gì mình đạt được, cho rằng mình không cần phải cố gắng thêm nữa. Còn kiêu căng là chỉ sự kiêu ngạo một cách lộ liễu làm cho người khác phải khó chịu. Tự mãn và kiêu căng luôn đi liền với nhau trong một con người, nó làm cho họ luôn cảm thấy bản thân mình là tốt nhất, mà không bao giờ quan tâm hay để ý đến những người xung quanh. Với họ, không có ai có thể vượt qua bản thân mình, họ cũng thường hay huênh hoang về những thành tựu đã đạt được, sống trong sự nhỏ nhen và ích kỉ. Chính vì thế, khi ở gần một người có tính kiêu căng, tự mãn, chúng ta thường cảm thấy khó chịu và tránh xa. Những người có tính kiêu căng, tự mãn sẽ bị mọi người xung quanh sự cô lập, xa lánh, không muốn kết giao bạn bè. Họ cũng không nhận được sự tin tưởng, tín nhiệm hay giúp đỡ từ người khác. Bởi không phải ai cũng có thể chịu nổi tính cách của họ. Nhà bác học Lê Quý Đôn từng cho rằng mình đã đọc hết sách trong toàn thiên hạ, vậy nên treo bảng mà thách thức người đời. Đến khi có ông cụ – bạn của bố ông tới thách đố, ông mới dần bỏ được tính kiêu căng, tự mãn và cố gắng học hỏi, trở thành một nhà bác học tài ba như ta biết ngày nay. Vậy nên, con người phải luôn trau dồi, hoàn thiện bản thân, đừng trở thành một kẻ kiêu căng tự mãn bởi như ông cha ta luôn dạy rằng:”Núi cao còn có núi cao hơn”.
2. Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về tính kiêu căng và tự mãn, mẫu 2 (Chuẩn)
Con người sinh ra đều bắt đầu từ con số không, chính vì vậy để hiểu biết, tiến lên, ta cần phải học hỏi. Kiến thức là đại dương mênh mông mà không ai có thể hiểu biết hết được. Vậy nhưng cũng vẫn có những con người luôn kiêu căng, tự mãn với những thành quả mình đạt được mà quên đi câu nói của cha ông “Núi cao còn có núi cao hơn”. Kiêu căng là chỉ sự kiêu ngạo đến lộ liễu, khiến cho người khác khó chịu. Còn tự mãn là người luôn bằng lòng với những gì mình đạt được và cho rằng mình là nhất, không cần phải cố gắng thêm nữa. Kiêu căng, tự mãn là hai tính cách xấu của con người bởi nó sẽ khiến cho con người giậm chân tại chỗ, không thể tiến lên, khiến cho họ luôn trong vòng luẩn quẩn mà họ chính là cái “rốn”. Họ sẽ không quan tâm tới suy nghĩ hay bất cứ điều gì từ những người khác, bỏ ngoài tai những lời khuyên răn. Dần dần, họ trở thành những kẻ huênh hoang, ích kỷ và nhỏ mọn. Hậu quả đến với những người đó là sự xa lánh của xã hội, sự cô lập giữa cộng đồng. Họ thường bị bỏ lại, không ai tin tưởng hay giúp đỡ những người kiêu căng tự mãn. Thay đổi, bỏ đi sự kiêu căng, tự mãn thì chúng ta mới tiến lên được, mới thành công được. Tuy vậy, vẫn còn nhiều bạn học sinh luôn có thái độ tự mãn trong học tập. Điều này gây ra những hệ luỵ xấu sau này, vậy nên hãy luôn phấn đấu, đừng nên bằng lòng với nỗ lực của mình để tương lai có thể trở thành một con người có ích cho xã hội
3. Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về tính kiêu căng và tự mãn, mẫu 3 (Chuẩn)
Mỗi con người tự có cách trau dồi cho bản thân mình những kĩ năng, kiến thức để bước vào đời. Nhưng không phải ai cũng đủ bản lĩnh để tránh xa những thói hư tật xấu, đặc biệt là tính kiêu căng, tự mãn. Kiêu căng là biểu hiện của sự kiêu ngạo một cách thái quá, lộ liễu, khiến người khác khó chịu. Còn tự mãn là biểu hiện của sự bằng lòng với chính mình, cho rằng mình không cần phải cố gắng thêm. Đây là hai tính xấu mà con người ta phải tránh trong cuộc sống bởi nó sẽ mang tới những hậu quả khôn lường. Người kiêu căng, tự mãn luôn cảm thấy mình là trung tâm, luôn cho rằng bản thân là phiên bản tốt nhất, không chịu tiếp tục cố gắng. Họ bỏ ngoài tai những lời khuyên của mọi người, không để ý, quan tâm tới xung quanh. Họ huênh hoang, tự đắc với chính mình, nhỏ nhen và ích kỉ nữa. Điều này sẽ tạo nên những tác hại như bị cô lập, bị xa lánh. Xã hội sẽ bỏ lại những kẻ tự mãn, kiêu căng, họ sẽ không được tín nhiệm cũng như không nhận được sự giúp đỡ từ người khác. Chúng ta, nên từ bỏ những tính xấu như kiêu căng, tự mãn thì mới có thể có được những thành công lớn trong tương lai.
—————-HẾT—————–
Chẳng ai biết sau này cuộc sống sẽ ra sao, sẽ như thế nào, nhưng nỗ lực và không ngừng cố gắng là thứ mà mỗi chúng ta luôn phải gắng sức thức hiện. Các bài viết tham khảo như: Nghị luận xã hội 200 chữ về ý thức tự hoàn thiện bản thân, Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về Vượt qua cám dỗ sẽ là những hành trang để chúng ta tự soi lại bản thân mình, Nghị luận xã hội 200 chữ về thanh niên trước cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, Nghị luận xã hội 200 chữ về vai trò của Internet trong cuộc sống hôm nay.
Bản quyền bài viết thuộc trường Trường THPT Phạm Hồng Thái. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường THPT Phạm Hồng Thái (thpt-phamhongthai.edu.vn)