Lá xông trị cảm: Cách nấu và xông trị cảm hiệu quả

Phương pháp đun các loại lá để xông giải cảm đã được dân gian áp dụng lâu đời để chữa cảm mạo giai đoạn đầu. Việc xông hơi giúp kích thích tuyến mồ hôi hoạt động, đào thải các chất độc trong cơ thể ra ngoài, từ đó giúp sức khỏe nhanh hồi phục.

Sau khi xông hơi xong, bạn sẽ thấy người nhẹ nhàng, thoải mái và thở dễ dàng hơn.

Các loại lá xông giải cảm thường dùng

Dưới đây là 9 loại lá xông giải cảm quen thuộc, dễ tìm được nhiều người sử dụng làm dược liệu xông hơi.

Loại lá Công dụng
Lá tre Chứa các chất có tính kháng sinh thực vật, giúp hạ nhiệt, an thần
Lá bưởi Có chứa alpha-pinen, limonene alpha-terpineol… có tác dụng giảm đau, sát trùng vùng mũi họng, hạ nhiệt, giảm ho.
Lá kinh giới Giúp kháng khuẩn, chống co thắt, giảm đau, giúp ra mồ hôi.
Cây bạc hà Chứa tinh dầu menthol, α – β pinen, menthol… có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn, loãng đờm.
Cây hương nhu trắng (hoặc tím) Chứa tinh dầu eugenol và methyl eugenol, giúp kháng khuẩn, hạ nhiệt, giảm đau.
Lá ngũ trảo Có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau, chống viêm, giúp ra mồ hôi.
Cành và lá cây hoắc hương Có khả năng làm giảm tình trạng viêm cấp, ức chế sự phát triển của tụ cầu khuẩn vàng, trực khuẩn lỵ.
giảm tình trạng viêm cấp Chứa tinh dầu citral, geraniol… có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, hạ nhiệt, chống ho.
Gừng Có tác dụng giảm đau, giảm ho, chống co thắt cơ trơn, chống nôn.

Cách nấu lá xông

Lấy các loại lá xông dễ tìm mua như lá sả, lá chanh, lá bưởi, gừng, lá tre… Mỗi loại khoảng 10 lá. Tổng lượng lá dùng cho một lần xông khoảng 600 – 1.000g.

Rửa sạch các loại lá và cho vào nồi, đổ ngập nước. Đun sôi khoảng 10 phút là được.

la xong 1 la xong 1

Cách xông hơi giải cảm

  • Người bệnh cởi bỏ quần áo. Dùng chăn rộng trùm kín cả người và nồi xông.
  • Người xông ngẩng đầu và nghiêng sang một bên để tránh hơi nóng.
  • Mở nắp nồi từ từ cho hơi nước thoát ra, sao cho độ nóng vừa phải.
  • Sau khi xông khoảng 10 – 20 phút, toàn thân đã toát ra mồ hôi thì dừng lại.
  • Dùng khăn sạch lau hết mồ hôi, mặc quần áo sạch sẽ.
  • Uống một cốc nước nóng, có thể uống nước trà, đường, chanh…

Những điều cần lưu ý khi xông hơi

Mỗi lần xông không quá 20 phút, và thực hiện 1 lần trong ngày là đủ.

Khi bị cảm mà tăng tiết mồ hôi quá nhiều nên tránh xông hơi toàn thân, có thể sử dụng liệu pháp xông hơi cục bộ.

Những người không nên xông hơi gồm người bị mất nước do tiêu chảy, người bị sốt cao kéo dài, người bị sốt xuất huyết, người bị sốt do siêu vi, phụ nữ có thai, người suy nhược sau khi bệnh nặng, người mắc bệnh tim mạch, huyết áp cao…

Trong quá trình xông, cần cẩn thận đề phòng bị bỏng.

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *