Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lý lớp 11 năm 2021 – 2022

Đề cương ôn tập cuối kì 2 môn Địa lí 11 năm 2021 – 2022 là tài liệu cực kì hữu ích, tóm tắt lý thuyết và các dạng bài tập trắc nghiệm và tự luận kèm theo đề thi minh họa.

Đề cương ôn thi học kì 2 Địa lý 11 là tài liệu vô cùng quan trọng giúp cho các bạn học sinh có thể ôn tập tốt cho kì thi học kì 2 sắp tới. Đề cương ôn thi HK2 Địa lí 11 được biên soạn rất chi tiết, cụ thể với những dạng bài, lý thuyết và cấu trúc đề thi được trình bày một cách khoa học. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Đề cương Địa lí 11 học kì 2, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Bạn đang xem bài: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lý lớp 11 năm 2021 – 2022

I. Lý thuyết ôn thi học kì 2 Địa lí 11

ĐÔNG NAM Á (TỰ NHIÊN – DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI)

1. Lãnh thổ và vị trí địa lí.

2. Điều kiện tự nhiên (ĐNÁ lục địa và ĐNÁ biển đảo)→ đánh giá thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên đến sự phát triển kinh tế khu vực.

3. Dân cư (số dân ; mật độ dân số; cơ cấu dân số)

4. Xã hội.

ĐÔNG NAM Á (KINH TẾ)

1. Cơ cấu kinh tế: xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của khu vực ĐNÁ.

2. Các ngành:

a. Công nghiệp: ( xu hướng phát triển; đặc điểm; các ngành công nghiệp chính và phân bố).

b. Dịch vụ: các ngành dịch vụ chính ở khu vực ĐNÁ.

c. Nông nghiệp: (trồng lúa nước; cây công nghiệp; cây ăn quả; chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản)

ĐÔNG NAM Á (HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á)

1. ASEAN ( sự ra đời; quá trình phát triển; mục tiêu; cơ chế hợp tác.)

2. Thành tựu của ASEAN.

3. Khó khăn và thách thức đối với ASEAN.

4. Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập ASEAN.

ĐÔNG NAM Á (TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA ĐÔNG NAM Á)

Nhận xét hoạt động thương mại của ASEAN.

Ô-XTRÂY-LI-A

1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của Ô-xtr ây-li-a.

2. Dân cư, xã hội của Ô-xtr ây-li-a.

3. Kinh tế (khái quát; dịch vụ; công nghiệp; nông nghiệp)

II. Phần thực hành ôn thi học kì 2 Địa lí 11

1. Chọn nhận xét đúng nhất hoặc không đúng qua biểu đồ.

2. Dựa vào bảng số liệu hãy chọn biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện một đối tượng địa lí.

3. Tính tỉ trọng của một đại lượng qua bảng số liệu đã cho.

4. Phần lý thuyết của các mục trên cần học trên các bản đồ ở trong sách giáo khoa.

5. Chọn nhận xét đúng nhất hoặc không đúng qua bảng số liệu.

6. Tính mật độ dân số, bình quân chi tiêu mỗi lượt khách du lịch, cán cân thương mại…

III. Đề thi minh họa học kì 2 môn Địa lý 11

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Câu 1. Diện tích tự nhiên của Trung Quốc đứng

A. thứ hai thế giới sau Liên bang Nga.

B. thứ ba thế giới sau Liên bang Nga và Canađa.

C. thứ tư thế giới sau Liên bang Nga, Canađa và Hoa Kỳ.

D. thứ năm thế giới sau Liên bang Nga, Canađa, Hoa Kỳ và Braxin.

Câu 2. Khu vực Đông Nam Á nằm ở nơi tiếp giáp giữa hai đại dương nào?

A. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.

B. Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

C. Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương.

D. Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương.

Câu 3. Trung Quốc có hai đặc khu hành chính nằm ở ven biển là

A. Hồng Công và Thượng Hải.

B. Hồng Công và Ma Cao.

C. Hồng Công và Quảng Châu.

D. Ma Cao và Thượng Hải.

Câu 4. Quốc gia duy nhất ở khu vực Đông Nam Á không có diện tích giáp biển.

A. Lào. B. Mi-an-ma.

C. Cam-pu-chia.

D. Thái Lan.

Câu 5. Quốc gia có số dân đông nhất thế giới hiện nay là

A. Hoa Kì

B. Ấn Độ

C. Trung Quốc

D. Liên Bang Nga

Câu 6. Cây lương thực truyền thống và quan trọng của khu vực Đông Nam Á là

A. Lúa mì.

B. Ngô.

C. Lúa gạo.

D. Lúa mạch.

Câu 7. Nhật Bản nằm ở khu vực nào của châu Á?

A. Đông Nam Á.

B. Nam Á

C. Đông Á.

D. Bắc Á.

Câu 8: Khu vực Đông Nam Á hiện nay có tất cả bao nhiêu quốc gia?

A. 8

B. 10

C. 11

D. 12

Câu 9.Đảo nào có diện tích lớn nhất Nhật Bản?

A. Hô-cai-đô.

B. Hôn-su .

C. Kiu – xiu.

D. Xi-cô-cư.

Câu 10.Đây là đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á biển đảo

A. Ít đồng bằng, nhiều đồi, núi và núi lửa.

B. Chủ yếu núi trung bình và núi thấp.

C. Có nhiều đồng bằng lớn được hình thành bởi phù sa sông.

D. Địa hình chia cắt mạnh bởi các dãy núi hướng tây bắc- đông nam.

Câu 11.Khu vực Đông Nam Á là cầu nối giữa hai lục địa nào?

A. Lục địa Á và lục địa Âu.

B. Lục địa Á-Âu và lục địa Phi.

C. Lục địa Á -Âu và lục địa Bắc Mĩ.

D. Lục địa Á-Âu và lục địa Ô-xtrây-li-a.

Câu 12. Trung Quốc là một đất nước rộng được chia thành hai miền khác nhau, miền Tây của Trung Quốc có khí hậu gì?

A. Khí hậu ôn đới hải dương.

B. Khí hậu cận xích đạo.

C. Khí hậu cận nhiệt đới.

D. Khí hậu ôn đới lục địa.

II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1.(4 điểm)

a. Trình bày đặc điểm dân cư – xã hội Trung Quốc.

b. Nêu mục tiêu chung của ASEAN. Tại sao ASEAN lại nhấn mạnh đến sự ổn định?

Câu 3. (3 điểm) Cho bảng số liệu:

Tốc độ tăngGDP của Nhật Bản

Năm 1990 1997 1999 2003 2005
Tăng GDP 5,1 1,9 0,8 2,7 2,5

a. Vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng GDP của Nhật Bản giai đoạn 1990- 2005.

b. Nhận xét tốc độ phát triển kinh tế Nhật Bản giai đoạn trên.

……………….

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm Đề cương Địa lí 11 học kì 2

Trích nguồn: TH Văn Thủy
Danh mục: Lớp 11

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *