Để giao tiếp và làm bài tập làm văn đạt điểm số cao, các em cần hiểu rõ khái niệm danh từ là gì? Cách sử dụng và phân loại các dạng danh từ số ít, danh từ số nhiều. Hãy cùng thuvienhoidap.net tìm hiểu chủ đề văn học này nha.
Khái niệm danh từ là gì?
a – Khái niệm
Danh từ là những dùng để chỉ tên gọi, địa điểm, biệt danh, hiện tượng thiên nhiên, các khái niệm, đơn vị, tên ký hiệu khoa học, các định luật, tên vị trí, tên đường…Đơn giản thì danh từ là tên của người, sự vật, hiện tượng, khái niệm và đơn vị.
b – Ví dụ danh từ
- Ví dụ 1: Bà tôi có mái tóc bạc phê. Danh từ là “ Bà “ là danh từ chỉ người nói về người bà của mình.
- Ví dụ 2: Đường Lê Duẩn là con đường sầm uất nhất Sài Gòn. Trong ví dụ này có nói đến 2 danh từ chỉ địa điểm là Lê Duẩn và Sài Gòn.
- Ví dụ 3: Oxi là nguyên tố hóa học phổ biến nhất trên hành tinh. Oxi là danh từ chỉ tên nguyên tố hóa học.
- Ví dụ 4: Sông Hồng là dòng sông dài nhất Miền Bắc. Trong ví dụ này có 2 danh từ gồm Sông Hồng ( danh từ chỉ tên một con sông) và Miền Bắc ( danh từ chỉ địa điểm).
- Ví dụ 5: Nhóm nhạc K-ICM gồm mấy thành viên? Danh từ là K-ICM.
Phân loại danh từ trong tiếng Việt
Trong tiếng Việt, danh từ được chia làm 2 loại chính gồm danh từ riêng và danh từ chung và các danh từ chỉ hiện tượng, chỉ vật, chỉ người…
1 – Danh từ riêng
a – Khái niệm
Danh từ riêng là tên gọi riêng của một sự vật, tên gọi, biệt danh, địa điểm… và tên gọi riêng này không trùng lặp với nhau. Danh từ riêng luôn luôn được viết hoa chữ cái đầu tiên cho dù nó nằm ở bất kỳ vị trí nào trong câu.
b – Ví dụ danh từ riêng
- Ví dụ 1: Các danh từ tên tỉnh ở Việt Nam như Hà Nội, Khánh Hòa, Ninh Bình, Phú Yên… là các danh từ riêng chỉ địa điểm và không bao giờ bị trùng lặp với nhau để giúp phân biệt được các địa điểm này.
- Ví dụ 2: Nam, Hồng, Phương, Như Ý là 4 học sinh giỏi nhất lớp. Các danh từ riêng này là tên gọi của những người bạn trong lớp. Tuy nhiên loại danh từ này có thể trùng lặp vì nhiều người có tên giống nhau.
- Ví dụ 3: Thầu Chín, Tống Văn Sơ là những biệt danh của Bác Hồ. 3 danh từ Thầu Chín, Tống Văn Sơ và Bác Hồ là những biệt danh khác của Chủ Tịch Hồ Chí Minh kính yêu của dân tộc Việt Nam.
2 – Danh từ chung
a – Định nghĩa
Danh từ chung là loại danh từ được sử dụng để chỉ một sự vật, hiện tượng cụ thể nào đó. Danh từ chung được chia thành 2 loại chính gồm danh từ danh từ cụ thể và danh từ trừu tượng.
Danh từ cụ thể: Là những danh từ chỉ sự vật mà chúng ta có thể cảm nhận được bằng các giác quan trên cơ thể như mắt, tai, xúc giác…Khi viết chúng ta không cần viết hoa loại danh từ này.
Ví dụ danh từ cụ thể ( danh từ riêng): Sách, vở, mưa, nắng, gió, bão, bàn, ghế, xe máy, xe đạp…
Danh từ trừu tượng: Là các dạng danh từ chúng ta không thể cảm nhận được bằng các giác quan trên cơ thể và thường được đặt tên từ trước.
Ví dụ danh từ trừu tượng: Định nghĩa, khái niệm, công thức, phân số, hằng số, nguyên tố…
3 Các loại danh từ khác
Nhiều trường hợp chúng ta có thể nhận biết và phân loại danh từ dựa theo những kiểu sau:
a – Danh từ chỉ người
Là kiểu danh từ dùng để xưng hô, giao tiếp, phân biệt giữa người với người trong xã hội. Danh từ chỉ người không cần viết hoa chữ cái đầu dòng và sử dụng đúng đối tượng mà mình muốn mô tả.
Ví dụ danh từ chỉ người: Học sinh, giáo viên, công nhân, kỹ sư, ca sĩ, họa sĩ, bác sỹ, y tá, thầy giáo, cô giáo, bảo vệ, vệ sỹ…
b – Danh từ chỉ vật
Là loại danh từ dùng để chỉ các loài vật, các loài cây, các loài cá, các vật dụng, kiến trúc,công trình, phương tiện…. Mỗi loại vật trên thế giới đều có 1 tên gọi riêng để phân biệt với các loại khác.
Ví dụ danh từ chỉ vật:
- Hoa hồng, hoa mai, hoa cúc, hoa lan, hoa phượng ( các danh từ chỉ loài hoa)
- Vịt, gà, chim bồ câu, chim sẻ, chim đà điểu, chim sáo, chim họa mi ( các danh từ chỉ loài chim)
- Cá sấu, cá heo, cá voi, cá trê, cá chép ( các danh từ chỉ tên các loài cá )
- Mũ, áo, quần, giày, dép, balo ( các danh từ chỉ vật dụng cá nhân)
c – Danh từ chỉ hiện tượng
Là loại danh từ chỉ tất cả những hiện tượng thiên nhiên có thể xảy ra trên thế giới, đó có thể những hiện tượng do con người tạo ra.
Ví dụ danh từ chỉ hiện tượng: Nắng, mưa, động đất, sóng thần, thủy triều, triều cường, lốc xoáy…
d – Danh từ chỉ khái niệm
Là các dạng danh từ chỉ những khái niệm khoa học tự nhiên, khoa học xã hội hay các lĩnh vực khác trong giáo dục.
Ví dụ danh từ chỉ khái niệm: Định lý, định nghĩa, định luật, ý nghĩa, công thức, phương trình, chứng minh, giải thích…
e – Danh từ chỉ đơn vị
Là các loại danh từ chỉ các đơn vị đo thể tích, diện tích, trọng lượng, kích thước… Những vật gì có thể đo được đều có một hay nhiều đơn vị đo đặc trưng.
Ví dụ danh từ chỉ đơn vị: Cái, kg, mét vuông, mét, centimet, lít, công suất, mét khối…
Cụm danh từ là gì?
a – Khái niệm
Cụm danh từ là tập hợp của nhiều danh từ hay các nhóm danh từ đi chung với nhau để tạo thành một cụm danh từ có nghĩa cụ thể nào đó. Mỗi danh từ được tạo thành trong cụm danh từ đều có nghĩa riêng nhưng khi tập hợp lại với nhau thì thành một ý nghĩa duy nhất.
b – Cấu tạo cụm danh từ
Cụm danh từ có 3 phần chính gồm: phần trước, phần trung tâm và phần sau
- Trước danh từ là gì? phần trước danh từ thường là các từ chỉ số lượng như cái, con, các số tự nhiên đếm được ( một, hai, ba…)
- Phần trung tâm: là các danh từ chính chỉ sự vật, hiện tượng, đơn vị…
- Sau danh từ là gì? Sau danh từ thường là các từ chỉ định như kia, đó, này…
Cụm danh từ có thể được cấu tạo thiếu phần trước hoặc phần sau nhưng phần trung tâm phải có.
c – Ví dụ cụm danh từ
- Ví dụ 1: Học sinh kia, cô giáo đó, bác sĩ kìa…
- Ví dụ 2: Hai học sinh, 3 con cá, một lít nước, vài mét vải…
Kết luận: Đây là đáp án cho câu hỏi danh từ là gì? cụm danh từ là gì? ví dụ các loại danh từ chi tiết nhất.