Dàn ý nghị luận về tác hại của tệ nạn với đời sống con người

dan y nghi luan xa hoi ve tac hai cua te nan xa hoi voi doi song con nguoi

Dàn ý Nghị luận xã hội về tác hại của tệ nạn với đời sống con người

I. Dàn ý Nghị luận xã hội về tác hại của tệ nạn với đời sống con người

1. Dàn ý 1 (Chuẩn)

a. Mở bài

– Dẫn dắt vào vấn đề nghị luận

b. Thân bài

* Giải thích, nêu biểu hiện của “tệ nạn xã hội”
– Tệ nạn xã hội là những hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi tiêu cực, sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, pháp luật và gây ra hậu quả xấu đối với cuộc sống của con người.
– Một số tệ nạn xã hội đã và đang trở thành vấn nạn của xã hội: cờ bạc, ma túy, mại dâm, mê tín dị đoan,…

* Thực trạng tệ nạn hiện nay 
– Hiện nay, tệ nạn đang “bùng nổ” với tốc độ nhanh chóng và gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về lối sống của con người trước sự cám dỗ và phát triển không ngừng của xã hội.
– Theo số  liệu thống kê của tổ chức y tế thế giới, số người trong độ tuổi từ 15-24 sa vào tệ nạn xã hội chiếm trên 40%.
– Tại Việt Nam, theo số liệu của Bộ Công an, thông tin về số người nghiện ma túy vào tháng 6/2017 trên cả nước là 210.751 người, trong đó hai thành phố lớn là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội có số người nghiện  ma túy chiếm tỉ lệ cao nhất.
→ Những con số trên đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự ảnh hưởng của tệ nạn xã hội đối với cuộc sống con người

* Nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội gia tăng
– Nguyên nhân chủ quan: xuất phát từ chính ý thức của con người: lười nhác, sống ỷ lại, tâm lí thích hưởng thụ, lười lao động, ăn chơi, đua đòi, thiếu hiểu biết, không làm chủ được bản thân trước những cám dỗ của cuộc sống (tò mò, thích tìm cảm giác mới lạ, thích chứng tỏ bản thân)

– Nguyên nhân khách quan:
+ Sự ảnh hưởng tiêu cực của văn hóa phẩm đồi trụy
+ Những hệ lụy tiêu cực từ nhịp sống hiện đại
+ Những nhân tố khác như do gia đình, cha mẹ nuông chiều, do bị bạn bè rủ rê, lôi kéo.

* Tác hại của tệ nạn đối với đời sống xã hội:
– Đối với bản thân người mắc tệ nạn xã hội:
+ Ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần, hủy hoại phẩm chất, suy thoái đạo đức
+ Hủy hoại sức khỏe: những tệ nạn như ma túy, mại dâm là con đường ngắn nhất dẫn đến căn bệnh thế kỉ HIV/AIDS.

– Đối với gia đình: Tệ nạn xã hội là một trong những nguyên nhân dẫn đến tan vỡ hạnh phúc gia đình.
– Đối với xã hội:
+ Gây ra rối loạn an ninh, trật tự xã hội
+ Suy thoái giống nòi

* Biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội:
– Nâng cao hiểu biết về tác hại của tệ nạn.
– Tuân theo quy định của pháp luật.
– Rèn luyện lối sống giản dị, lành mạnh, sự tự chủ để không sa vào các tệ nạn xã hội.
– Tích cực tham gia tuyên truyền về phòng chống tệ nạn xã hội trong nhà trường và địa phương.

c. Kết bài

– Khẳng định tác hại của tệ nạn xã hội
– Rút ra bài học, liên hệ bản thân.

 

2. Dàn ý 2 (Chuẩn)

a. Mở bài:

– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.

b. Thân bài:

* Khái niệm:
– Tệ nạn xã hội là những hành động sai lệch với chuẩn mực xã hội, trái với đạo đức, pháp luật, đem đến những hậu quả xấu.
– Một số tệ nạn: Trộm cướp, ma túy, mại dâm, cờ bạc, rượu chè, bạo lực gia đình, bạo lực học đường, lừa đảo, mê tín dị đoan, tuyên truyền văn hóa phẩm đồi trụy,…

* Nguyên nhân:

–  Nguyên nhân khách quan:
+ Do điều kiện sống, sự giáo dục, ảnh hưởng từ người khác.
+ Những hành vi, văn hóa khác biệt được du nhập từ nước ngoài, sự dụ dỗ, dẫn dắt của những kẻ có ý đồ xấu.
+ Sự giáo dục chưa đầy đủ của gia đình và nhà trường, khi không thể theo sát con em, cũng như tuyên truyền nhắc nhở về hậu quả và tác hại của các loại tệ nạn trong xã hội.

–  Nguyên nhân chủ quan:
+ Sự thiếu hiểu biết, lơ là cảnh giác trước sự rủ rê, dụ dỗ của các đối tượng xấu, không ý thức được hành vi của mình là tệ nạn xã hội.
+ Lối sống buông thả, thích hưởng thụ.
+ Sự giàu có, ỷ lại vào sự chiều chuộng của cha mẹ, sẵn sàng ăn chơi trác táng, tham gia vào các cuộc bạo lực học đường, các buổi tiệc tùng, rượu bia, quan hệ tình dục không lành mạnh,…

* Hậu quả:
– Trộm cắp, lừa đảo, đối với kẻ gây án thì sẽ trở thành tội phạm, rơi vào vòng lao lý, chịu sự trừng phạt của pháp luật, mất đi cuộc đời trong sạch và lương thiện.
– Đối với người bị mất tài sản do trộm cướp lừa đảo, họ sẽ phải chịu đau đớn vì mất của cải dành dụm bấy lâu, thậm chí lâm vào cảnh kiệt quệ, túng quẫn.
– Cờ bạc, rượu bia lại trở thành một trong những nguyên nhân chính của các bi kịch trong gia đình, sự tan vỡ hôn nhân.
– Sử dụng bia rượu, chất kích thích quá nhiều làm tổn hại gan thận, suy nhược, ức chế thần kinh, vắt kiệt thể xác con người.
– Tệ nạn xã hội còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững của đất nước.

* Bài học:
– Mỗi chúng ta cần có ý thức tránh xa, không tham gia vào các tệ nạn xã hội.
– Gia đình và nhà trường phải có sự phối hợp trong việc giáo dục, nâng cao ý thức của con trẻ về tệ nạn, cũng như những hậu quả mà nó gây ra, hướng các em đến lối sống lành mạnh, an toàn.
– Các phương tiện truyền thông đại chúng cũng cần có những chương trình giáo dục, tuyên truyền về tệ nạn xã hội.

c. Kết bài

Tổng kết vấn đề
 

3. Dàn ý số 3 (Chuẩn)

a. Mở bài: 

Giới thiệu khái quát về vấn đề cần nghị luận: tác hại của tệ nạn với đời sống con người

b. Thân bài:

* Giải thích vấn đề
– Tệ nạn xã hội là gì?
– Thực trạng của tệ nạn xã hội hiện nay
– Nguyên nhân của các tệ nạn xã hội

* Tác hại của tệ nạn xã hội với đời sống con người
– Ảnh hưởng đến sức khoẻ, nhân cách, đạo đức con người
– Ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, mâu thuẫn vợ chồng, con cái
– Ảnh hưởng đến kinh tế gia đình và xã hội
– Ảnh hưởng đến an ninh, trật tự và an toàn xã hội

* Giải pháp phòng chống tệ nạn xã hội
– Xây dựng lối sống văn minh, lành mạnh
– Nâng cao ý thức về tệ nạn xã hội
– Tuyên truyền phổ biến rộng rãi kiến thức về tệ nạn xã hội
– Tăng cường biện pháp xử lý, răn đe để ngăn chặn các tệ nạn xã hội

c. Kết bài: 

Khẳng định lại tác hại của tệ nạn xã hội với đời sống con người. Liên hệ bản thân

4. Dàn ý số 4 (Chuẩn)

a. Mở bài

Giới thiệu vấn đề nghị luận: Tác hại của tệ nạn xã hội

b. Thân bài

* Giải thích và nêu những biểu hiện của “tệ nạn xã hội” là gì?
– Tệ nạn xã hội là những hiện tượng mang tính tiêu cực, trái với pháp luật và vi phạm các quy chuẩn, chuẩn mực xã hội.
– Biểu hiện: Nghiện ngập, cờ bạc, hút chích, mê tín dị đoan,…

* Chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của tệ nạn
– Nguyên nhân khách quan: Hệ lụy của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
– Nguyên nhân chủ quan: Xuất phát từ chính ý thức của con người.

* Trình bày tác hại do tệ nạn xã hội gây ra đối với cuộc sống con người.
– Trước hết, tệ nạn xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người.
– Khi sa vào tệ nạn xã hội, con người sẽ dần bị tha hóa và suy đồi về đạo đức.
– Tệ nạn là một trong những cái nôi tiêu cực sản sinh, hình thành, nuôi dưỡng những đối tượng nguy hiểm và gây nguy hại đến nền an ninh, trật tự xã hội.

* Đề ra những giải pháp để khắc phục
– Tuyên truyền, phổ biến về tác hại mà tệ nạn gây ra đối với bản thân, gia đình và xã hội.
– Nâng cao ý thức để bảo vệ bản thân trước những cạm bẫy nguy hiểm do tệ nạn gây ra.
– Các cơ quan chức năng cần tăng cường, đẩy mạnh các biện pháp quản lí, xử phạt để hạn chế sự phát triển của tệ nạn xã hội.

c. Kết bài

Khẳng định lại tác hại do tệ nạn xã hội gây ra. Liên hệ bản thân.
 

5. Dàn ý số 5 (Chuẩn)

a. Mở bài

Giới thiệu về tệ nạn xã hội và dẫn dắt vào vấn đề tác hại của tệ nạn đối với đời sống con người

b. Thân bài

– Giải thích vấn đề
+ Tệ nạn là gì?
+ Hiện trạng
– Nguyên nhân dẫn đến những tệ nạn và sự phát triển của tệ nạn:
+ Nguyên nhân khách quan: Xã hội phát triển, sự giáo dục của gia đình và nhà trường
+ Nguyên nhân chủ quan: ý thức của con người
+ Thực trạng tệ nạn xã hội hiện nay: ngày càng phong phú, phức tạp, mức độ nghiêm trọng cao và lan rộng ở giới trẻ

– Tác hại của tệ nạn đối với đời sống con người
+ Ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người
+ Ảnh hưởng tới văn hóa, đạo đức, lối sống của con người
+ Ảnh hưởng tới nền kinh tế, sự phát triển của xã hội
+ Gây mất trật tự an ninh, an toàn xã hội

c. Kết bài

Rút ra bài học nhận thức và hành động
 

III. Bài văn mẫu Nghị luận xã hội về tác hại của tệ nạn với đời sống con người

Như chúng ta đã biết, sự phát triển của khoa học – công nghệ – kĩ thuật đã góp phần nâng cao, cải thiện cuộc sống của con người. Tuy nhiên, bên cạnh đó, nhịp sống hiện đại cũng là môi trường hấp dẫn để các tệ nạn xã hội xuất hiện và gia tăng. Thực tế cuộc sống đã chứng minh, tệ nạn đang là hiện tượng tiêu cực gióng lên hồi chuông báo động về lối sống của con người và gây ra những hậu quả xấu đối với bản thân, gia đình, xã hội.

Tệ nạn xã hội là những hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi tiêu cực, sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, pháp luật và gây ra hậu quả xấu đối với cuộc sống của con người. Những tệ nạn nguy hiểm nhất bao gồm: cờ bạc, ma túy, mại dâm,… Trong đó, cờ bạc là hình thức cá cược, được thua bằng tiền hoặc hiện vật; nghiện ma túy là sự lệ thuộc của con nghiện vào chất gây nghiện; còn mại dâm là hình thức mua bán, trao đổi tình dục. 

Hiện nay, tệ nạn đang “bùng nổ” với tốc độ nhanh chóng và gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về lối sống của con người trước sự cám dỗ và phát triển không ngừng của xã hội. Theo số  liệu thống kê của tổ chức y tế thế giới, số người trong độ tuổi từ 15-24 sa vào tệ nạn xã hội chiếm trên 40%…(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủ Nghị luận xã hội về tác hại của tệ nạn với đời sống con người tại đây.

Bản quyền bài viết thuộc trường Trường THPT Phạm Hồng Thái. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường THPT Phạm Hồng Thái (thpt-phamhongthai.edu.vn)

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *