Đề bài: Chất thép và chất trữ tình trong hình tượng người lính Tây Tiến qua đoạn thơ
Dàn ý, văn mẫu phân tích chất thép và chất trữ tình trong hình tượng người lính Tây Tiến qua đoạn thơ ” Doanh trại bừng lên…Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
Bài làm:
Đoạn thơ có nhạc, hoạ tạo nên vẻ đẹp chân dung những người lính với hình mẫu lí tưởng, tài hoa, đại diện cho vẻ đẹp của người lính thời đại.
Văn học Việt Nam viết về chủ đề kháng chiến luôn sáng ngời lên bởi hình tượng những người lính. Hơn ai hết, những con người đổ máu xương, dũng cảm hi sinh thân mình vì độc lập của dân tộc luôn xứng đáng được ngợi ca và tôn vinh như thế. Những áng thơ viết về họ luôn thấm đẫm lòng cảm phục và thương mến. Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng là một tác phẩm tiêu biểu, bài thơ đã đưa chúng ta về những tháng ngày đấu tranh gian khổ, đặc biệt hình tượng đoàn quân với những người lính hiên ngang được khắc hoạ với vẻ đẹp đậm chất trữ tình lãng mạn và chất thép hùng hồn. Điều đó được thể hiện rõ nhất qua đoạn thơ:
” Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
….
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
Chân dung người lính đậm chất trữ tình bởi sự nhẹ nhàng, tươi vui, thơ mộng với những tâm hồn đầy yêu thương, rộng mở. Trong ánh lửa bập bùng của đêm hội văn nghệ, những người lính dẫu gian khổ vẫn mang trong mình niềm yêu đời, hội liên hoan như sáng bừng sức sống bởi ánh đuốc, bởi tình đoàn kết, bởi tình yêu thương. Tiếng khèn ngân vang trong bầu không gian ấm áp, nét duyên dáng của người thiếu nữ e ấp khiến bao người vừa ngạc nhiên vừa đắm say. Ánh sáng lung linh, tưng bừng nhộn nhịp rộn rã của ngày hội, tiếng khèn, tiếng điệu, tiếng nhạc hồn thơ tạo nên vũ khúc đầy sinh động, đưa tâm hồn con người bay bổng, mộng mơ, tạo một bầu không khí đầy lãng mạn. Mọi người dường như đang say mê, đung đưa cơ thể theo từng điệu nhạc, dẻo dai. Những cô gái trung tâm của đêm hội hiện ra trong những bộ xiêm áo vô cùng lộng lẫy, vừa dẻo dai, vừa tài năng, duyên dáng tạo nên sức hấp dẫn của người con gái miền núi với bao cuốn. Quang Dũng bằng cách mô tả những nét đẹp trong văn hoá miền núi với những bản sắc đẹp đẽ của người Tây Bắc đã cho thấy được một tâm hồn yêu đời, trẻ trung, đầy nhiệt huyết, yêu cuộc sống và tình cảm thắm thiết, chân thành của các chiến sĩ với người dân nơi đây.
Người đi châu mộc trong buổi chiều sương mỏng, êm đềm ấy có bóng dáng của ánh lau nơi bến bờ đang phất phơ trong gió nhẹ. Có dòng nước hoa đong đưa trôi lặng lờ tạo nên khung cảnh đầy yên bình, có nét hoang sơ nhưng đầy gợi cảm. Thiên nhiên dường như mang dáng dấp của nỗi niềm bâng khuâng, thương mến dành cho những con người đi qua. Bóng dáng những người lính nhỏ bé trên đường hành quân giữa thiên nhiên hùng vĩ. Họ tuy nhỏ bé nhưng mang trong mình một sức mạnh phi thường họ có khí phách của người hùng dân tộc.
” Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
Dẫu trong bao hiện thực đầy hiểm nguy, gian nan thì tâm hồn những người lính thành niên trẻ vẫn đầy tài hoa với trái tim lãng mạn, tin yêu. Đó là những tình cảm riêng đẹp đẽ trong tâm hồn bao người thanh niên trẻ đáng được trân trọng.
Không chỉ là những tâm hồn lãng mạn mà ở những người lính Tây Tiến còn đậm tinh thần thép với sự kiên cường, dũng cảm, vẻ đẹp đầy hào hùng, bị tráng. Không chỉ phải vượt qua bao sự khó khăn của địa bàn rừng núi hiểm trở, những chiến sĩ còn phải chịu đựng những đau đớn của bệnh tật, nơi ” ma thiêng nước độc” ấy thật bao hiểm nguy, bao nỗi khổ phải gánh gồng. Đó là những cơn sốt rét rừng hành hạ từng ngày bòn rút từng chút sức lực khiến làn da xanh xao đi vì thiếu máu. Tuy không trực tiếp đặc tả những điều đó, nhưng qua những hình ảnh được tác giả viết nên, ta thấy được sức mạnh can trường của những chiến binh dũng mãnh Tây Tiến, khí phách phi thường, hùng dũng. Họ vẫn vang vọng khúc quân hành, vẫn bước tiếp những chặng đường chiến đấu mới bằng tinh thần thép, sức mạnh vững bền.
Đoạn thơ như một nốt nhạc hoan ca, ngợi ca tâm hồn những chiến sĩ trẻ bản lĩnh. Đoạn thơ có nhạc, hoạ tạo nên vẻ đẹp chân dung những người lính với hình mẫu lí tưởng, tài hoa, đại diện cho vẻ đẹp của người lính thời đại.
———————————-
Tây Tiến của Quang Dũng không chỉ dựng lên bức tượng đài bất khuất về người lính Tây Tiến mà còn là những dòng cảm xúc dạt dào nhất, chân thành nhất, da diết nhất của những người lính Tây Tiến với vùng đất kháng chiến Tây Bắc. Để cảm nhận trọn vẹn về cái hào hùng mà lãng mạn trong bài thơ, cùng với bài Chất thép và chất trữ tình trong hình tượng người lính Tây Tiến qua đoạn thơ, các bạn có thể tham khảo thêm rất nhiều bài văn hay lớp 12 khác như: Phân tích cảm hứng lãng mạn ở bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, Phân tích vẻ đẹp hào hùng, hào hoa, bi tráng trong bài thơ Tây Tiến, Vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến, Cảm nhận về vẻ đẹp thơ mộng của cảnh và người miền Tây trong bài Tây Tiến, Phân tích cảm hứng lãng mạn ở bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.
Bản quyền bài viết thuộc trường Trường THPT Phạm Hồng Thái. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường THPT Phạm Hồng Thái (thpt-phamhongthai.edu.vn)