Cầu vồng do hiện tượng gì tạo nên?

Cầu vồng là một trong những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú và đẹp nhất mà chúng ta có thể nhìn thấy trong tự nhiên. Vây cầu vồng do hiện tượng gì tạo nên? Hãy cùng THPT Phạm Hồng Tháitìm hiểu nguyên nhân xuất hiện vật lý thú vị trong bài viết này nha.

Video giải thích hiện tượng cầu vồng sau cơn mưa là hiện tượng

Cầu vồng do hiện tượng gì tạo nên?

Dưới đây là giải thích cầu vồng là hiện tượng gì ?

  • Cầu vồng được tạo nên do hiện tượng tán sắc ánh sáng khi trời mưa. Cầu vồng được tạo thành do ánh sáng mặt trời và điều kiện khí quyển tạo ra. Ánh sáng đi vào một giọt nước, chậm lại và uốn cong khi nó đi từ không khí sang vùng nước dày đặc hơn.
  • Ánh sáng phản xạ ra bên trong giọt, phân tách thành các bước sóng hoặc màu sắc khác nhau. Khi ánh sáng thoát ra khỏi các giọt mưa sẽ tạo ra cầu vồng.

Giải thích hiện tượng cầu vồng xuất hiện khi sau cơn mưa

  • Ánh sáng được tạo thành từ tập hợp của 7 màu chính gồm: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Đó là lý do tại sao một lăng kính có thể thu nhận ánh sáng trắng ở một mặt và tạo ra cầu vồng nhỏ của chính nó ở mặt kia.
  • Để hiểu được nguyên nhân tạo nên cầu vồng, chúng ta cần tìm hiểu cách hoạt động của 1 lăng kính trước.

Lăng kính là gì? Nó hoạt động như thế nào?

  • Lăng kính là một thiết bị quang học bằng thủy tinh hoặc nhựa có hình tam giác. Để tạo ra cầu vồng từ lăng kính, chúng ta cho một dải ánh sáng trắng hẹp chiếu vào một mặt hình tam giác của lăng kính đó.
  • Hiện tượng tán sắc màu sắc trong lăng kính xảy ra do chiết suất của thủy tinh. Mỗi vật liệu có một chiết suất khác nhau. Khi ánh sáng đi vào một vật liệu nhất định sự chênh lệch chiết suất của không khí và thủy tinh làm cho ánh sáng bị bẻ cong. 
  • Các góc ánh sáng bị bẻ cong khác nhau đối với các bước sóng khác nhau của ánh sáng. Khi ánh sáng trắng di chuyển qua hai mặt của lăng kính, các màu sắc khác nhau sẽ uốn cong và tạo ra cầu vồng.

Có thể bạn quan tâm: Ảnh ảo và ảnh thật khác nhau như thế nào?

Nguyên lý tạo nên cầu vồng trong tự nhiên

  • Những giọt mưa trong không khí đóng vai trò như những lăng kính nhỏ. Ánh sáng đi vào hạt mưa, phản chiếu ra khỏi mặt bên của giọt nước và thoát ra ngoài. Trong quá trình này, nó bị phá vỡ thành một quang phổ giống như trong lăng kính thủy tinh hình tam giác và sẽ tạo ra cầu vồng. Một giọt mưa có chức năng như một lăng kính quang học nhỏ.
  • Cầu vồng không tồn tại cố định ở một vị trí cụ thể nào, đó là một hiện tượng quang học xuất hiện khi ánh sáng mặt trời và điều kiện khí quyển vừa phải và vị trí của người xem phải thích hợp mới nhìn thấy được cầu vồng.

Những kiến thức khác liên quan đến cầu vồng

Khi nào chúng ta nhìn thấy cầu vồng?

  • Cầu vồng cần những giọt nước bay lơ lửng trong không khí. Đó là lý do tại sao chúng ta thường nhìn thấy cầu vồng sau khi trời mưa hoặc lúc mưa đã tạnh. Mặt trời phải ở phía sau bạn và cầu vồng không bị mây mù che khuất thì chúng ta mới nhìn thấy rõ toàn bộ cầu vồng sau mưa được. 
  • Vậy điều kiện cần để nhìn thấy được cầu vồng là trời không có mây, ánh sáng mặt trời chiếu sáng phía sau cầu vồng và trời tạnh mưa.

Tại sao cầu vồng có hình bán nguyệt ( nửa cung tròn)

  • Cầu vồng đầy đủ thực sự là một vòng tròn hoàn chỉnh, nhưng từ mặt đất chúng ta chỉ nhìn thấy một phần của nó. Từ máy bay, trong điều kiện thích hợp, người ta có thể nhìn thấy toàn bộ cầu vồng hình tròn. Vì khi nhìn dưới mặt đất chúng ta chỉ thấy được 1 phần của cầu vồng nên chúng thường có hình bán nguyệt.

Kết luận: Đây là câu trả lời cho câu hỏi cầu vồng do hiện tượng gì tạo nên chi tiết và đầy đủ nhất.

Từ khóa tìm kiếm : hien tuong cau vong,hiện tượng cầu vồng sau cơn mưa là hiện tượng?,tại sao có cầu vòng,cầu vòng là gì,cầu vồng là gì,cầu vồng,tại sao có cầu vồng,cầu vồng nhân tạo,tại sao lại có hiện tượng cầu vồng,khi nào có cầu vồng,cầu vồng là hiện tượng vật lý hay hóa học,cầu vồng hay cầu vồng

Đánh Giá

9.5

100

Hướng dẫn oke ạ !


User Rating:
5
( 1 votes)

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *