Một câu hoàn chỉnh được cấu tạo bằng 2 thành phần chính là chủ ngữ và vị ngữ. Tuy nhiên, câu có thể được chia thành nhiều loại khác nhau như câu đơn, câu ghép, câu đặc biệt. Vậy câu đơn là gì? Câu ghép là gì? Hãy cùng thư viện hỏi đáp tìm hiểu trong bài viết này nha. Hãy tham khảo với THPT Phạm Hồng Thái bên dưới đây nhé !
Video hướng dẫn câu đơn câu ghép
Với hướng dẫn dưới đây bạn sẽ biết câu đơn, câu ghép là gì ? Hãy cùng chú ý và học tập nhé !
Câu đơn là gì?
a – Định nghĩa thế nào là câu đơn ?
Hãy theo dõi câu đơn là câu như thế nào bên dưới nhé :
- Câu đơn là câu do một cụm chủ ngữ – vị ngữ tạo thành. Có nghĩa là trong câu đơn chỉ có 1 cụm chủ ngữ và có thể có 1 hoặc nhiều cụm vị ngữ tạo thành.
- Câu đơn là câu phổ biến nhất, thường được sử dụng trong giao tiếp và trong văn chương.
b – Ví dụ câu đơn
- Ví dụ 1: Con chim đang hót – Chủ ngữ là con chim, vị ngữ là đang hót.
- Ví dụ 2: Tiếng đàn và tiếng hát hòa lẫn vào nhau – Chủ ngữ là tiếng đàn và tiếng hát, vị ngữ là hòa lẫn vào nhau.
- Ví dụ 3: Hoa trong vườn đua nhau nở, tỏa hương thơm ngát – Chủ ngữ là Hoa trong vườn, vị ngữ là đua nhau nở và tỏa hương thơm ngát.
- Ví dụ 4: Lan đang học bài.
- Ví dụ 5: Trời đang mưa.
- Ví dụ 6: Sơn Tùng là ca sĩ.
Câu ghép là gì?
a – Thế nào là câu ghép ?
- Câu ghép là câu có nhiều vế ghép lại với nhau. Mỗi vế câu đều có cấu tạo giống câu đơn ( có đủ chủ ngữ, vị ngữ) và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác.
- Không thể tách mỗi cụm chữ ngữ – vị ngữ trong câu ghép thành 1 câu đơn vì mỗi vế câu ghép đều có ý nghĩa quan hệ chặt chẽ với những vế câu khác. Tách mỗi vế trong câu ghép thành 1 câu đơn sẽ tạo thành một chuỗi câu rời rạc, không gắn kết với nhau về nghĩa.
b – Cách nối các vế trong câu ghép
- Có 2 cách nối các vế trong câu ghép là sử dụng từ nối, phép nối hoặc sử dụng các loại dấu câu gồm dấu chấm phẩy, dấu hai chấm, dấu phẩy.
- Nối bằng một cặp quan hệ từ giả thiết – kết luận như: vậy … thì, vì … nên, nếu … thì, tuy … nhưng, do … nên.
Ví dụ câu ghép sử dụng quan hệ từ
- Ví dụ 1: Nếu em đi lấy chồng thì anh sẽ về quê lấy vợ.
Cặp quan hệ từ: nếu … thì
Câu ghép thứ nhất: Nếu em đi lấy chồng – CN là nếu em, VN là đi lấy chồng.
Câu ghép thứ hai: Thì anh sẽ về quê lấy vợ – CN là thì anh, VN là sẽ về quê lấy vợ.
- Ví dụ 2: Nếu trời mưa thì chúng tôi ở nhà.
Nối bằng một cặp phó từ “ càng … càng”
- Ví dụ: Mẹ nó càng đánh, nó càng lì ra.
Câu ghép được nối bằng dấu phẩy
- Ví dụ 1: Những chú cá say đèn, chúng nhởn nhơ rong chơi.
- Ví dụ 2: Mai học giỏi toán, tôi học giỏi văn.
Câu ghép được nối bằng dấu hai chấm
- Ví dụ 1: Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại, khóe mắt tôi đã cay cay.
Câu ghép được nối bằng chấm phẩy
- Ví dụ: Cốm không phải thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ.
Bài tập câu ghép
Đề bài tập 1
Tìm và viết lại câu ghép trong đoạn văn sau:
Sau một hồi len lách mải miết, rẽ bụi rậm, chúng tôi nhìn thấy một bãi cây khộp. Rừng khộp hiện ra trước mắt chúng tôi, lá úa vàng như cảnh mùa thu. Tôi dụi mắt. Những sắc vàng động đậy. Mấy con mang vàng hệt như màu lá khộp đang ăn cỏ non. Những chiếc chân vàng dẫm lên thảm lá vàng và sắc nắng cũng rực vàng trên lưng nó. Chỉ có mấy vạt cỏ xanh biết là rực lên giữa cái giang sơn vàng rợi.
Đáp án bài tập 1
Các câu ghép trong đoạn trích gồm:
- Câu ghép 1: Rừng khộp hiện ra trước mắt chúng tôi, lá úa vàng như cảnh mùa thu.
- Câu ghép 2: hững chiếc chân vàng dẫm lên thảm lá vàng và sắc nắng cũng rực vàng trên lưng nó.
Kết luận: Đây là câu trả lời cho câu hỏi câu đơn là gì? Câu ghép là gì? Phân loại và ví dụ minh họa chi tiết.
Một số câu trả lời về câu đơn và câu ghép
Dưới đây là một số câu hỏi câu ghép câu đơn :
Cấu tạo của câu ghép :
- Câu ghép là câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành . Mỗi cụm C-V này được gọi là một vế câu .
- VD : Phân tích : Vì trời // mưa to / nên em // không đi học hay c1c1 // v1v1 / c2c2 // v2v2 .
Ví dụ về câu đơn :
- Cuối tuần này cả lớp mình đi dã ngoại nhé
- Thích quá
- Mưa rồi
- Đúng rồi.
Các kiểu câu đơn :
- Câu đơn bình thường là câu đơn có đủ 2 bộ phận chính làm nòng cốt câu.
- Câu đơn rút gọn là câu đơn không có đầy đủ cả 2 bộ phận chính làm nòng cốt câu (một bộ phận, đôi khi cả 2 bộ phận của câu đã bị lược bỏ trong khi đối thoại. Song khi cần thiết, ta có thể hoàn thiện lại các bộ phận đã bị lược bỏ).
Phân biệt câu đơn và câu ghép :
1. Câu đơn
Xét về cấu tạo chỉ gồm một nòng cốt câu (bao gồm 2 bộ phận chính là CN và VN).
2. Câu ghép
Là câu do nhiều vế ghép lại. Mỗi vế câu ghép thường có cấu tạo giống một câu đơn (có đủ CN, VN ) và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác.
Có 2 cách nối các vế câu trong câu ghép:
- Cách 1: Nối bằng các từ có tác dụng nối.
- Cách 2: Nối trực tiếp (không dùng từ nối). Trong trường hợp này, giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.
Từ khóa tìm kiếm : câu ghép là j,câu đơn, câu phức trong tiếng việt,câu đơn câu ghép là gì,cấu tạo câu ghép,câu đơn là j,câu ghép là câu như thế nào,định nghĩa câu ghép,câu đơn là gì câu ghép là gì,câu đơn là câu gì,thế nào là câu đơn câu ghép,khái niệm câu đơn,câu đơn đặc biệt là gì,câu ghép là câu gì,câu đơn là gì ví dụ,caâu đơn,cau don,khái niệm câu ghép,câu nào là câu ghép,thế nào là câu ghép cho ví dụ,thế nào là câu đơn, câu ghép,thế nào là câu đơn thế nào là câu ghép,the nao la cau ghep,cau don la gi,câu ghép có cấu tạo như thế nào,câu đơn và câu ghép là gì,như thế nào là câu ghép,caâu đơn là gì,vd câu đơn,câu ghép là câu có cấu tạo như thế nào
Đánh Giá
9.3
100
Hướng dẫn oke ạ !
User Rating:
3.93
( 2 votes)