Đề bài: Cảm nhận tình mẫu tử từ Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng.
Cảm nhận tình mẫu tử từ Trong lòng mẹ
1. Cảm nhận tình mẫu tử từ Trong lòng mẹ, mẫu số 1:
Gia đình là điểm tựa, là cái nôi nuôi dưỡng con người. Tình cảm gia đình thật thiêng liêng và ấm áp. Thế nhưng không phải ai sinh ra trên đời này cũng may mắn có được niềm hạnh phúc gia đình trọn vẹn. Có đứa bé tội nghiệp vừa cất tiếng khóc chào đời đầu tiên thì mẹ của nó bị tước đi sự sống, bà đã để lại đứa con bé bỏng tội nghiệp trên đời và chút đi hơi thở cuối cùng. Cũng có những đứa bé bị cha mẹ nhẫn tâm vứt bỏ từ khi còn nhỏ để rồi phải lang thang đầu đường xó chợ, vật vã nơi gió sương giá lạnh. Cũng có những đứa bé sống trong sự thiếu thốn tình thương, luôn bị hành hạ bằng những lời nói cay nghiệt như đâm dao vào trái tim. Và đó là câu chuyện kể về cuộc đời cậu bé Hồng đầy bất hạnh, đau đớn đến tột. Tác phẩm “Trong lòng mẹ” do Nguyên Hồng sáng tác kể về chính những bất hạnh, những đau đớn xung quanh cuộc sống thời ấu thơ của tác giả. Nó chứa đựng tình yêu thương mẹ sâu sắc, lòng hận thù những hủ tục, những đau đớn đã chà đạp cuộc đời của người mẹ.
Nhắc đến Nguyên Hồng là nhắc đến một nhà văn chuyên viết về trẻ em và phụ nữ, ông có lòng cảm thương sâu sắc với những tâm hồn nhỏ bé bất hạnh, bị vùi dập trong bất công. Qua các tác phẩm của ông, ta thấy được vẻ đẹp cao quý của người phụ nữ và sự ngây thơ trong sáng của những đứa nhỏ nhưng họ lại bị cuộc sống bất công, bị dòng đời quật ngã đến đớn đau.
Nhân vật Hồng trong tác phẩm là một cậu bé với cuộc đời bất hạnh, là kết quả của cuộc hôn nhân không tình yêu giữa mẹ và cha. Mẹ Hồng là một người phụ nữ tần tảo, hiền lành luôn khát khao có một tình yêu chân chính thế nhưng bà lại không thể tự quyết định được cuộc đời của mình và buộc phải lấy người chồng nghiện ngập. Không lâu sau, chồng vì nghiệp ngập mà héo dần héo mòn rồi chết, mẹ Hồng vì cùng túng nợ nần nên phải đi tha hương cầu thực, bỏ lại anh em Hồng. Mẹ bỏ nhà đi, anh em Hồng chỉ còn cách nương tựa vào bà cô ruột trong nhà. Thế nhưng thay vì thương yêu, quan tâm các cháu thì anh em Hồng lại luôn bị ghẻ lạnh, hắt hủi. Bà cô già luôn gieo rắc, tiêm nhiễm vào đầu hai đứa trẻ những suy nghĩ xấu xa về mẹ mình, bà muốn anh em Hồng ghét bỏ, thù hận người mẹ đã rứt ruột đẻ ra mình. Thế nhưng thay vì ghét bỏ mẹ, Hồng lại trăm vạn lần thương mẹ hơn, cậu muốn nghiền nát cái hủ tục thối tha đã chà đạp cuộc đời đáng thương đầy bất hạnh của mẹ mình.
Những bài Cảm nhận tình mẫu tử từ Trong lòng mẹ hay nhất
Cậu bé Hồng vẫn cứ sống trong những hắt hủi, chà đạp đau đớn đến thế. Vì câu chuyện của mẹ mà cậu bé đáng thương đã vô tình trở thành tấm bia hứng chịu những mỉa mai, khinh miệt của người đời. Hằng ngày cậu luôn bị bà cô giả tạo hành hạ bằng việc tra tấn tinh thần. Bà xỉa xói, tiêm nhiễm vào đầu cậu những lời lẽ độc ác về người mẹ và không dừng lại cho đến khi cậu bật khóc. Những giọt nước mắt lăn dài trên má em không phải vì hận mẹ, ghét mẹ mà vì em thương mẹ, thương cho cuộc đời tội nghiệp của mẹ chỉ vì những hủ tục ấy mà đánh mất đi tự do, đánh mất đi hạnh phúc vốn có của cuộc đời mình.
Đau đớn về thể xác có thể chữa lành nhưng tổn thương vì lời nói thì không bao giờ lành, nó như mũi tên cắm vào trái tim nhỏ bé và ghim vào đó những lỗ thủng mà chẳng thể chữa lành. Những vết thương đó ngày một lớn ra, sưng tấy đau đớn, cái đau không phải một phút một lúc mà nó kéo đến từng cơn, nỗi đau âm ỉ mưng mủ vì không có thuốc chữa lành. Chịu tổn thương nhưng cậu vẫn kiên cường bảo vệ tình yêu thương với mẹ, suy nghĩ cao thượng như thế liệu có phải của một đứa trẻ ?
Ngày qua ngày, Hồng vẫn cứ sống trong sự ghẻ lạnh, đau đớn bị tổn thương nhưng chưa một lần nào cậu quên đi gương mặt của người mẹ. Cậu nhớ về cái khuôn mặt rầu rầu mệt mỏi của mẹ, càng nghĩ cậu càng thương mẹ. Người mẹ từ hồi bỏ đi vẫn chưa một lần nào quay về tìm hai anh em cậu nhưng cậu không trách mẹ và vẫn luôn khát khao được gặp mẹ một lần để thỏa nỗi nhớ mẹ, để giãi bày những tâm tư, tâm sự mà cậu dành cho mẹ bấy lâu nay.
Và rồi cái mong ước nhỏ bé ấy của cậu cũng có ngày trở thành hiện thực. Cậu bé nhìn thấy bóng dáng mẹ mình nhưng không dám gọi lớn vì nếu ngộ nhận ai đó không phải mẹ mình thì sẽ khốn khổ làm sao và bao hy vọng mà cậu ấp ủ sẽ tan thành mây khói. Vậy là cậu chỉ dám gọi với cái giọng bối rối run run của một đứa bé đang khao khát được gặp mẹ đến sắp vỡ òa. Và cuối cùng trong buổi chiều hôm ấy em cũng may mắn gặp lại được mẹ của mình. Hồng nhanh chóng sà vào lòng mẹ, trong vòng tay nhỏ bé của mẹ cậu không còn cảm thấy cô đơn, bao tủi nhục, đay nghiến hằng ngày bỗng chốc tan biến hết, trong đầu cậu bé lúc này tràn ngập bóng hình của mẹ. Chỉ cần một cái ôm âu yếm của mẹ là em đã cảm thấy thỏa mãn, em không đòi hỏi gì hơn và chỉ thế là đủ.
Gia đình là điểm tựa, là hậu phương vững chắc chống đỡ cho mỗi người trong lúc gặp phải khó khăn. Bởi vậy mỗi người cần trân trọng gia đình nhỏ bé của mình vì không có gì là mãi mãi. Đừng trần chừ và hoãn lại tình cảm của mình dành cho mọi người, ngay khi có thể hãy làm tất cả có thể vì thời gian tàn nhẫn chẳng quay lại lần hai và cuộc đời con người có đâu nói trước được điều gì. Hãy trân trọng, cảm thông và thương yêu, tin tưởng cha mẹ, những người đã sinh ra mình vì dù có lựa chọn như thế nào thì nó vẫn là tốt cho chúng ta. Đừng vô tâm để rồi sau này phải hối hận.
Qua câu chuyện về cuộc đời đầy bất hạnh của em bé Hồng, ta đã nhận ra được một điều vô cùng quý giá đó là tình cảm gia đình. Tình mẫu tử đáng tôn thờ vượt qua thời gian, đồng thời thấy được bộ mặt xã hội thối nát, hạ cấp đến không tưởng khi đày đọa một đứa bé vô tội rơi vào trong địa ngục của tổn thương. Chúng ta cũng cảm nhận được sáng lên trong trái tim rỉ máu của đứa bé là niềm thương mẹ vô bờ bờ, bảo vệ mẹ bằng cách một mình chống chọi lại cả xã hội. Tấm thân nhỏ bé nhưng có suy nghĩ mang tầm vóc vũ trụ, đó là nét đẹp tâm hồn của những em nhỏ luôn tôn thờ những người đã sinh ra mình. Và đó cũng là giai thoại về tình mẫu tử đầy thiêng liêng và cao quý được dệt lên qua tác phẩm “Trong lòng mẹ”.
2. Cảm nhận tình mẫu tử từ Trong lòng mẹ, mẫu số 2:
Bản quyền bài viết thuộc trường Trường THPT Phạm Hồng Thái. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường THPT Phạm Hồng Thái (thpt-phamhongthai.edu.vn)