Cách gọt vỏ khoai môn không sợ bị ngứa tay cực đơn giản

Khoai môn là loại củ có màu tím, mang hương thơm và vị béo ngậy đặc trưng, được sử dụng để làm nên nhiều món ăn ngon như chè, chả giò chiên, bánh. Cùng Mẹo vào bếp tìm hiểu cách gọt khoai môn nhanh, tiết kiệm thời gian nấu nướng nhé!

1Cách gọt vỏ khoai môn không bị ngứa tay

Để gọt vỏ khoai môn không bị ngứa tay bạn có thể thử cách sơ chế khoai sau đây nhé:

Bước 1: Sau khi mua khoai môn về, bạn rửa sạch cát, đất và để vào rổ cho ráo nước

Khoai môn đac được rửa sạch, để ráo

Bước 2: Cho khoai môn vào nồi và đổ nước xăm xắp, sau đó bắt lên bếp luộc sơ.

Luộc sơ khoai môn

Bước 3: Khi nước vừa sôi, bạn tắt bếp ngay để tránh khoai bị quá mềm, nhũn và xả củ khoai môn trong nước lạnh.

Xả nước lạnh khoi môn sau khi luộc

Bước 4: Sử dụng dao để cạo hoặc gọt vỏ khoai môn. Sau khi luộc sơ, vỏ khoai mềm nên rất dễ sơ chế

Sử dụng dao để cạo hoặc gọt vỏ khoai môn

Bước 5: Sau khi vỏ khoai đã được gọt sạch, bạn kiểm tra lại 1 lần nữa để cắt bỏ phần mắt nhỏ trên khoai, để giúp khoai sạch hơn, khi làm món ăn cũng ngon hơn.

Cắt bỏ phần mắt nhỏ trên khoai

2Cách bảo quản khoai môn

Bảo quản khoai môn chưa gọt vỏ

Để bảo quản khoai môn chưa gọt vỏ, bạn rải các củ khoai trên bề mặt khô ráo, thoáng mát và tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời. Tuyệt đối không để khoai môn chưa gọt vỏ vào tủ lạnh, bởi hơi nước trong khoai khiến khoai nhanh mềm, dễ hỏng.

Khoai môn chưa gọt vỏ

Bảo quản khoai môn đã gọt vỏ

Với khoai môn đã gọt vỏ, bạn có thể bảo quản chúng trong tủ lạnh bằng cách làm sạch và thái thành những miếng nhỏ cho vào hộp đựng thực phẩm và đóng kín. Làm như vậy, bạn có thể bảo quản trong vòng 3 – 4 ngày nếu để trong ngăn mát tủ lạnh và từ 7 – 10 ngày nếu để trên ngăn đá.

Khoai môn đã gọt vỏ

3Cách chọn khoai môn thơm bùi, mềm dẻo

Hình dáng bên ngoài

Khi mua khoai môn, bạn nên chọn những của khoai bên ngoài bám nhiều đất ẩm, bởi đó là những củ khoai tươi vừa mới được đào lên. Ngược lại, những củ khoai có vết đốm, nấm mốc hay bị rộp thì không nên chọn.

Khoai môn bám nhiều đất ẩm thường là khoai ngon, vừa được đào lên

Khối lượng khoai

Bạn có thể ước lượng cân nặng của 2 củ khoai có kích cỡ tương đương với nhau bằng tay. Củ khoai nào nhẹ hơn sẽ là củ ngon hơn bởi hàm lượng tinh bột cao, ít nước, khi nấu lên có mùi thơm đậm đà, vị béo bùi đặc trưng. Những quả nặng hơn thường chứa nhiều nước bên trong, khi ăn vị rất nhạt và bị sượng.

Khoai môn

Màu sắc khoai

Thông thường, những củ khoai to sẽ được xẻ đôi để bán, lúc này bạn nên quan sát màu sắc bên trong củ khoai. Những củ khoai môn có màu trắng ngà, xen kẽ các đường vân tím ngọt là các củ khoai ngon. Không nên mua những củ khoai có màu sắc nhợt nhạt bởi khi nấu lên khoai không có mùi vị.

Khoai môn cắt đôi

Quan sát “mắt” của củ khoai

“Mắt” khoai môn là những phần trũng của khoai. Khoai càng có nhiều mắt là càng ngon, ngược lại vỏ củ khoai mịn, ít mắt thường sẽ không béo và bùi.

Mắt của khoai môn

Tham khảo một số loại dao đang bán chạy nhất tại Emvaobep:

Xem thêm sản phẩm Dao

mau noi ap suat dien 5 lit tro len sieu chat luong chi em tipsnote mau noi ap suat dien 5 lit tro len sieu chat luong chi em tipsnote

Cùng Emvaobep thử ngay các cách gọt vỏ khoai môn bên trên để tay không bị ngứa mỗi khi sơ chế khoai. Nếu bạn có cách gọt vỏ khoai môn nào hay hơn, hãy chia sẻ ngay trong phần bình luận bên dưới nhé!

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *