Đoạn văn cảm nhận khổ 2 bài thơ Nói với con (3 MẪU), hay, tuyển chọn

Thông qua bài viết Đoạn văn cảm nhận khổ 2 bài thơ Nói với con của nhà thơ Y Phương, chúng ta sẽ thấy được những phẩm chất cao quý của những người đồng mình cũng như là lời dặn dò tha thiết của người cha với con trước khi bước vào đời.

Đề bài: Đoạn văn cảm nhận khổ 2 bài thơ Nói với con của Y Phương

doan van cam nhan kho 2 bai tho noi voi con doan van cam nhan kho 2 bai tho noi voi con

Đoạn văn cảm nhận khổ 2 bài thơ Nói với con

I. Dàn ý Đoạn văn cảm nhận khổ 2 bài thơ Nói với con (Chuẩn)

1. Mở đoạn:

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm, khổ thơ thứ 2

2. Thân đoạn:

a. Những phẩm chất của người đồng mình:

– Ý chí, nghị lực lớn lao:
+ Những người đồng mình phải sống, lao động trong sự cực nhọc, gian khó nhưng ai ai cũng có một ý chí, nghị lực lớn lao.
+ Hai tính từ “cao, xa” được nhà thơ sử dụng để miêu tả ý chí, nghị lực vươn lên của những người đồng mình.

– Sự gắn bó, thuỷ chung với quê hương:
+ Hai hình ảnh “đá gập ghềnh”, “thung nghèo đói”: cho thấy cái đói nghèo, vất vả của quê hương.
+ Nhưng những người đồng mình vẫn lựa chọn ở lại quê hương, thuỷ chung gắn bó với quê hương của mình.
+ Hai điệp ngữ “sống”, “không chê”: lặp lại liên tiếp đã thể hiện điều đó.

– Tinh thần tự lập, tự cường xây dựng quê hương:
+ Con người quê hương tuy “thô sơ da thịt” nhưng ai ai cũng đều mang chí lớn, đều là những người anh hùng với những phẩm chất cao quý, không hề “nhỏ bé”.
+ Hình ảnh “tự đục đá kê cao quê hương”: hình ảnh ẩn dụ cho tinh thần tự lập tự cường, những người đồng mình quyết tâm xây dựng quê hương bằng chính sức lực của mình.

Xem thêm: Tải Twin68  App game mobile hot 2023

b. Lời dặn của cha:

– Khi con đến tuổi trưởng thành, phải tự ra đi tìm kiếm sự nghiệp cho mình, cha muốn con phải mạnh mẽ.
+ Nhưng dù có đi xa cha vẫn muốn con nhớ về quê hương với những truyền thống quý báu của mình.
+ Lời dặn dò của cha chứa chan sự yêu thương, trìu mến, tha thiết.

c. Nghệ thuật:

– Thể thơ tự do mang sự khoáng đạt của những người dân tộc miền núi cùng với nhịp điệu thơ linh hoạt.
– Hình ảnh thơ đẹp, giàu sức gợi.
– Các biện pháp ẩn dụ, so sánh, điệp ngữ cũng góp phần làm nên thành công cho khổ thơ.

3. Kết bài:

– Khẳng định giá trị của khổ thơ.

II. Những Đoạn văn cảm nhận khổ 2 bài thơ Nói với con hay nhất

1. Đoạn văn cảm nhận khổ 2 bài thơ Nói với con, mẫu 1 (Chuẩn)

Bài thơ “Nói với con” của nhà thơ Y Phương là bài thơ tiêu biểu cho tình phụ tử thắm thiết cũng lời ca ngợi truyền thống của quê hương, vẻ đẹp tâm hồn của những người dân tộc miền núi. Khổ thơ thứ hai của bài thơ đã cho chúng ta thấy được những phẩm chất cao đẹp của những người đồng mình cùng lời dặn dò tha thiết của một người cha với con của mình. Trong đoạn thơ, phẩm chất đầu tiên ta thấy được ở những người đồng mình là ý chí, nghị lực kiên cường:

“Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn”

Những người đồng mình phải sống trong gian khổ, vất vả, thế nhưng ai cũng mang trong mình một ý chí, một nghị lực “nuôi chí lớn” để bay cao bay xa trong tương lai. Phẩm chất cao đẹp thứ hai của họ là tình nghĩa thuỷ chung, gắn bó với quê hương:

“Sống trên đã không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo khó
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc”

Hai điệp ngữ “sống” và “không chê” đã khẳng định sự thuỷ chung một lòng của những người đồng mình với quê hương của họ. Dù quê hương của họ còn nghèo khó với “đá gập ghềnh”, với “thung nghèo khó” nhưng họ vẫn luôn gắn bó với quê hương thân yêu của mình. Phẩm chất thứ ba của người đồng mình là tinh thần tự lập, tự cường, xây dựng quê hương:

“Người đồng mình tuy thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục”

Hình ảnh “tự đúc đá kê cao quê hương” là hình ảnh ẩn dụ cho tinh thần tự lập tự cường, quyết tâm xây dựng nên quê hương giàu đẹp của những người đồng mình. Cuối cùng của đoạn thơ là lời dặn tha thiết của cha dành cho con:

“Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con”

Con đã lớn khôn, đã đến lúc lên đường bước vào một trang mới của cuộc đời. Người cha hi vọng đứa con sẽ vững vàng trên đường đời, tiếp nối, kế thừa những truyền thống vẻ vang của cha ông. Về nghệ thuật, đoạn thơ được viết bằng thể thơ tự do và lối tư duy khoáng đạt của người dân miền núi, giọng điệu thơ linh hoạt, hình ảnh thơ mộc mạc đã làm nên thành công cho khổ 2 bài thơ Nói với con. Khổ thơ đã cho ta thấy được những phẩm chất cao quý của người đồng mình cùng tình cảm gia đình sâu sắc.

2. Đoạn văn cảm nhận khổ 2 bài thơ Nói với con, mẫu 2 (Chuẩn)

Nhà thơ Y Phương đã thể hiện những truyền thống của quê hương cùng tình cảm gia đình ấm áp thông qua tác phẩm Nói với con. Khổ thơ thứ 2 của bài thơ cho ta thấy được phẩm chất cao đẹp, đáng quý của những người đồng mình cũng như lời dặn dò tha thiết của một người cha dành cho đứa con của mình. Mở đầu đoạn thơ ta có thể thấy được ngay phẩm chất đầu tiên của người đồng mình, đó là ý chí, là nghị lực vươn lên của những người đồng mình. Tác giả đã dùng hai tính từ “cao, xa” để diễn tả, so sánh ý chí của những người đồng mình. Dẫu có khó khăn, họ vẫn nỗ lực “nuôi chí lớn” để đi lên. Phẩm chất thứ hai của người đồng mình là lối sống thuỷ chung ân nghĩa với quê hương. Hai từ “sống” và “không chê” đã khẳng định mạnh mẽ quyết tâm gắn bó với quê hương của những người đồng mình, dù cho quê hương còn “nghèo khó”, “gập ghềnh”, họ cũng không rời bỏ. Phẩm chất đáng quý tiếp theo của những người đồng mình là tinh thần tự lập tự cường. Người dân quê mình tuy “thô sơ da thịt” thế nhưng ai ai cũng đều là những người anh hùng kiên cường, bất khuất, chẳng hề “nhỏ bé”. Hơn thế, họ còn mang trong mình quyết tâm dựng xây quê hương giàu mạnh. Hình ảnh ẩn dụ “người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương” đã chứng minh cho tinh thần tự lập tự cường ấy của họ. Khi đứa con đến tuổi trưởng thành, muốn ra đi để làm nên một trang mới của cuộc đời, người cha đã dặn dò đứa con rằng: “Con ơi tuy thô sơ da thịt…/Không bao giờ nhỏ bé được”. Đó là lời nhắn gửi tha thiết, yêu thương mà cha dành tới cho con. Dù có đi đâu, làm gì, cha cũng muốn đứa con của mình luôn ghi nhớ quê hương với những phẩm chất anh hùng của người đồng mình. Bằng những hình ảnh cụ thể, mộc mạc, những biện pháp tu từ so sánh, ẩu dụ, điệp ngữ và thể thơ tự do khoáng đạt, trong khổ thơ thứ hai của bài thơ Nói với con, nhà thơ Y Phương đã làm nổi bật nên phẩm chất người đồng mình cùng lời dặn dò tha thiết của người cha dành cho con.

3. Đoạn văn cảm nhận khổ 2 bài thơ Nói với con, mẫu 3 (Chuẩn)

“Nói với con” là một thi phẩm rất tiêu biểu của nhà thơ Y Phương. Qua khổ thơ thứ hai của tác phẩm, mượn lời người cha nói với con, tác giả đã khéo léo ca ngợi những phẩm chất cao quý của người đồng mình, những truyền thống quý báu của quê hương cùng lời dặn dò tha thiết – hành trang để đứa con bước vào đời. Người đồng mình là những người có ý chí, nghị lực mạnh mẽ “Cao đo nỗi buồn/ Xa nuôi chí lớn”. Người đồng mình còn đang phải chịu cực khổ, gian nan thế nhưng ai ai cũng mang trong mình chí lớn và nghị lực để “nuôi chí lớn” đó. Hai tính từ “cao, xa” đã được nhà thơ sử dụng để so sánh, miêu tả được chí khí của những người đồng mình. Cuộc sống tuy còn nhiều gian lao, nghèo khó nhưng họ luôn gắn bó, thuỷ chung với quê hương của mình. Hai hình ảnh ẩn dụ “đá gập ghềnh”, “thung nghèo đói” đã diễn tả sự thiếu thốn, vất vả cực nhọc của những người đồng mình trên quê hương. Nhưng dù có thế nào, họ vẫn bám trụ nơi quê hương ấy, gắn bó, ân nghĩa, thuỷ chung. Hai điệp từ “sống”, “không chê” lặp lại hai lần liên tiếp để khẳng định sự thuỷ chung đó. Không chỉ gắn bó, thủy chung mà người đồng mình còn mang trong mình tinh thần tự lập, tự cường, xây dựng quê hương. Hình ảnh “tự đục đá kê cao quê hương” là hình ảnh ẩn dụ cho ta thấy được ý chí tự lập, tự cường của những người đồng mình. Tự tay họ xây dựng lên quê hương của mình với mong muốn quê hương sẽ ngày thêm vững bền và giàu mạnh. Khép lại bài thơ là lời dặn dò con của cha:

“Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con”

Con đã đến tuổi trưởng thành, phải ra đi tìm lấy sự nghiệp cho riêng mình, thế nhưng dù có đi đâu vẫn phải luôn nhớ về quê hương, gia đình, với những phẩm chất cao quý, hãy sống để xứng đáng với những đồng mình trên quê hương. Bằng lối thơ tự do mang sự khoáng đạt của người dân tộc miền núi cùng với những hình ảnh thơ đẹp, giàu sức gợi, các biện pháp tu từ ẩn dụ, điệp ngữ, … qua khổ thơ thứ 2 trong tác phẩm Nói với con, nhà thơ Y Phương đã cho chúng ta thấy được những phẩm chất đáng quý của người đồng mình cùng lời dặn dò tha thiết dành cho con. Khổ thơ thứ hai là khổ thơ mang những giá trị biểu tượng của cả thi phẩm Nói với con.

—————HẾT—————

Để tìm hiểu thêm về thi phẩm đặc sắc Nói với con của nhà thơ dân tộc Tày – Y Phương, mời các bạn cùng tham khảo và đón đọc thêm các bài viết khác như: Đoạn văn cảm nhận khổ 1 bài thơ Nói với con, Cảm nhận về vẻ đẹp của người đồng mình trong bài thơ Nói với con, Cảm nhận bài thơ Nói với con của Y Phương, Tâm sự của người cha nói với con trong bài thơ Nói với con.

Tác giả: Nguyễn Thuý Thanh
(4.0★- 3 đánh giá)

ĐG của bạn?

Từ khoá liên quan:

doan van cam nhan kho 2 bai tho noi voi con

, viet doan van cam nhan kho 2 bai noi voi con, cam nhan kho 2 va 3 bai noi voi con,

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *