Ở bài viết này, THPT Phạm Hồng Thái muốn giới thiệu đến bạn đọc những hướng dẫn soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương. Cùng tìm hiểu nhé.
Chuyện người con gái Nam Xương là một tác phẩm văn học nổi tiếng, được đánh giá là một áng ‘thiên cổ kì bút’. Hôm nay, THPT Phạm Hồng Thái sẽ hướng dẫn bạn soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương. Đừng vội lướt qua nếu bạn chưa kịp tìm hiểu nhé!
Tìm hiểu chung tác giả, tác phẩm
Trước khi soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương, bạn cần phải nắm vững những kiến thức cơ bản ở phần tìm hiểu chung. Mời bạn cùng tham khảo nội dung dưới đây.
Đôi nét về tác giả Nguyễn Dữ
Tác giả Nguyễn Dữ là một danh sĩ sống vào thế kỉ XVI vào thời kỳ triều đình nhà Lê đã bắt đầu khủng hoảng. Ông là người huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.
Nguyễn Dữ là học trò của Tuyết Giang Phu Tử Nguyễn Bỉnh Khiêm, là người học rộng, tài cao, am hiểu văn chương. Ông làm quan được một năm sau đó về sống ẩn dật ở vùng đất Thanh Hóa.
Hoàn cảnh ra đời bài Chuyện người con gái Nam Xương
Chuyện người con gái Nam Xương thuộc tác phẩm Truyền kì mạn lục (ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền), được viết ở thế kỉ XVI. Tác phẩm này có nguồn gốc từ truyện cổ dân gian Vợ chàng Trương.
Đây là thiên thứ 16 trong 20 truyện của Truyền kì mạn lục. Bạn có thể sử dụng nội dung này để soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương chi tiết, đầy đủ.
Tóm tắt Chuyện người con gái Nam Xương
Vũ Thị Thiết (Vũ Nương) là người con gái đẹp người đẹp nết. Nàng được một người đàn ông tên Trương Sinh thất học, hay ghen cưới về làm vợ. Sau đó, Trương Sinh phải đi lính, Vũ Nương ở nhà chăm sóc mẹ chồng và nuôi con nhỏ.
Khi mẹ chồng mất, nàng lo ma chay chu tất. Lúc Trương Sinh trở về, hay tin mẹ mất mà đau buồn. Con thơ thì không biết không nhận cha. Trương Sinh đâm ghen tuông ngờ vực sự thủy chung của Vũ Nương. Để chứng tỏ sự trong sạch của mình, nàng gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn.
Ở Thủy cung, Vũ Nương nhờ sự giúp đỡ của Linh Phi và Phan Lang. Sau này, khi đã hiểu rõ mọi chuyện, Trương Sinh cảm thấy hối hận, lập đàn giải oan cho vợ. Thế nhưng Vũ Nương không còn trở lại dương gian nữa bởi vì xã hội phong kiến quá hà khắc.
Bố cục bài Chuyện người con gái Nam Xương
Để soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương chi tiết, chúng ta cùng tìm chia bố cục của bài nhé. Bố cục của truyện gồm 3 phần chính. Cụ thể:
- Từ đầu đến ‘như đối với cha mẹ đẻ mình’: Nội dung đoạn 1 nói về cuộc sống của Vũ Nương khi được gả về nhà Trương Sinh cho đến trước khi Trương Sinh trở về.
- Tiếp theo đến ‘nhưng việc trót đã qua rồi’. Đoạn này miêu tả số phận oan khuất của Vũ Nương.
- Đoạn còn lại. Nội dung của đoạn là câu chuyện Vũ Nương được giải oan.
Trả lời câu hỏi soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương
Nhằm giúp cho việc soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương được ngắn gọn, mời bạn cùng THPT Phạm Hồng Thái trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa nhé.
Câu 1 trang 51 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1
Tìm bố cục của truyện
Hướng dẫn trả lời
Cách soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương chi tiết nhất là dựa vào bố cục của truyện. Cụ thể:
- Phần 1: Từ đầu đến ‘như đối với cha mẹ đẻ mình’. Nội dung của đoạn 1 là cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương, sự xa cách vì chiến tranh và phẩm hạnh của nàng trong thời gian xa cách.
- Phần 2: tiếp theo đến ‘nhưng việc trót đã qua rồi’. Đoạn 2 nói về nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương.
- Phần 3: Còn lại. Nội dung đoạn 3 là cuộc gặp gỡ giữa Phan Lang và Vũ Nương trong động Linh Phi. Vũ Nương được giải oan.
Câu 2 trang 51 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1
Nhân vật Vũ Nương được miêu tả trong hoàn cảnh nào? Ở từng hoàn cảnh, Vũ Nương bộc lộ những đức tính gì?
Hướng dẫn trả lời
Nhân vật Vũ Nương được miêu tả trong những hoàn cảnh khác nhau. Ở đó, nàng bộc lộc từng đức tính riêng. Cụ thể:
- Trong mối quan hệ vợ chồng trong cuộc sống hằng ngày, nàng không để xảy ra mối bất hòa.
- Tiếp đến, tác giả đặt Vũ Nương vào trong tình huống chia li: khi tiễn chồng đi lính, nàng bày tỏ sự thương nhớ, mong chồng bình yên.
- Khi vắng chồng, Vũ Nương là một người vợ thủy chung, người mẹ hiền, dâu thảo.
- Chăm sóc bé Đán, lo thuốc thang cho mẹ chồng khi đau ốm.
- Lo ma chay chu đáo khi mẹ chồng mất.
- Khi bị nghi oan, Vũ Nương cố thanh minh để chồng hiểu nhưng không được.
- Nàng chọn cái chết để minh oan cho tấm lòng trinh bạch của mình.
Như vậy, bằng cách đặt nhân vật vào những hoàn cảnh khác nhau, Nguyễn Dữ đã khắc họa đậm nét một Vũ Nương hiền thục. Nàng là một người vợ thuỷ chung, một người con dâu hiếu thảo. Đồng thời, Vũ Nương cũng là người phụ nữ coi trọng danh tiết, quyết bảo vệ sự trong sạch của mình.
Câu 3 trang 51 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1
Vì sao Vũ Nương phải chịu nỗi oan khuất? Từ đó em cảm nhận được điều gì về thân phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến?
Hướng dẫn trả lời
Nỗi oan khuất của Vũ Nương do nhiều nguyên nhân:
- Nguyên nhân trực tiếp vì Trương Sinh quá đa nghi, hay ghen, gia trưởng, độc đoán. Trương Sinh đã không cho Vũ Nương cơ hội trình bày, thanh minh.
- Nguyên nhân gián tiếp: xã hội phong kiến – một xã hội gây ra bao bất công ấy, thân phận người phụ nữ bấp bênh, số phận mong manh, bi thảm. Họ không được bênh vực chở che mà lại còn bị đối xử một cách bất công, vô lí,…
Câu 4 trang 51 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1
Hãy nêu nhận xét về cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện, những lời trần thuật và những lời đối thoại trong truyện?
Hướng dẫn trả lời
- Cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện bất ngờ, căng thẳng.
- Sự phát triển tâm lí nhân vật hợp lí.
- Chi tiết cái bóng xuất hiện đẩy kịch tính lên đến cao trào.
- Ngôn ngữ đối thoại, độc thoại của nhân vật khiến câu chuyện trở nên sinh động.
Câu 5 trang 51 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1
Tìm những yếu tố kì ảo trong truyện. Đưa những yếu tố kì ảo vào một câu chuyện quen thuộc, tác giả nhằm thể hiện điều gì?
Trả lời:
Những yếu tố truyền kỳ trong truyện là:
- Chuyện Phan Lang và Vũ Nương dưới động rùa của Linh Phi
- Chuyện lập đàn giải oan
- Vũ Nương hiện về ngồi trên kiệu hoa, cờ tán, võng lọng rực rỡ đầy sông, lúc ẩn lúc hiện, rồi ‘bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất’.
Điều tác giả muốn thể hiện:
- Làm hoàn chỉnh phẩm chất đẹp đẽ vốn có của Vũ Nương – một người ở thế giới khác vẫn khao khát phục hồi danh dự.
- Tạo cái kết có hậu.
- Thể hiện ước mơ của nhân dân: người tốt được minh oan và đền trả xứng đáng.
- Thể hiện niềm cảm thương của tác giả đối với số phận bi thảm của người phụ nữ trong chế độ phong kiến.
Trên đây là toàn bộ cách soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương Ngữ văn lớp 9 mà THPT Phạm Hồng Thái muốn gửi đến bạn. Hy vọng qua bài viết này giúp bạn soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương chi tiết và đầy đủ hơn. Đừng quên theo dõi THPT Phạm Hồng Thái mỗi ngày để đọc thêm nhiều bài viết bổ ích như soạn bài Những ngôi sao xa xôi, soạn bài Làng, soạn bài Viếng lăng Bác,… nhé.
- #Cách #soạn #bài #Chuyện #người #con #gái #Nam #Xương #Ngữ #văn #lớp