Để biết được HF là chất điện li mạnh hay yếu trong chương trình hóa học 11, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của THPT Phạm Hồng Thái ngay nhé!
HF là chất điện li mạnh hay yếu? Ứng dụng của HF trong sản xuất và đời sống như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu cụ thể về HF trong bài viết dưới đây của THPT Phạm Hồng Thái nhé!
HF là chất điện li mạnh hay yếu
Trước khi đi vào làm rõ vấn đề HF là chất điện li mạnh hay yếu, chúng ta cùng tìm hiểu HF là chất gì nhé!
HF là chất gì?
HF là tên viết tắt của hợp chất hóa học Hydrogen Florua hay có tên gọi khác là Acid Florhyric. Cùng với Hydro Florua, Acid Flohydric là một nguồn Flo có giá trị; là tiền chất của nhiều loại dược phẩm, polyme (như teflon) và hầu hết các chất tổng hợp chứa Flo.
HF tồn tại ở cả dạng khí và chất lỏng không màu, có mùi hắc. Ở dạng dung dịch nước, HF được gọi là axit flohydric.
Đây là một nguyên liệu quan trọng trong việc chế biến nhiều hợp chất quan trọng bao gồm dược phẩm và polyme.
HF là chất điện li mạnh hay yếu?
HF là chất điện li yếu vì HF là một axit yếu. Chất điện li yếu là chất khi tan trong nước, số phân tử hòa tan phân li một phần; phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch.
Để chứng minh HF là chất điện li mạnh hay yếu chúng ta làm các bước như sau:
- Bước 1: Lấy 2 cốc nước đựng dung dịch NaF và HF có cùng nồng độ.
- Bước 2: Lắp 2 cốc chứa dung dịch này vào bộ dụng cụ kiểm tra tính dẫn điện của dung dịch, nối các đầu dây dẫn điện với nguồn điện.
- Bước 3: Quan sát và đưa ra kết luận. Bóng đèn ở cốc nào sáng hơn là NaF (NaF là chất điện li mạnh), bóng đèn ở cốc nào yếu hơn là HF (HF là chất điện li yếu).
Phương trình điện li:
HF → H+ + F-
Tính chất vật lý của HF
Sau đây THPT Phạm Hồng Thái sẽ cung cấp cho bạn tính chất vật lý nổi bật của HF để các bạn nằm rõ hơn vấn đề HF là chất điện li mạnh hay yếu nhé!
Tính chất vật lý của HE:
- Khối lượng riêng: 1.15 g/L, gas (25 độ C); 0.99 g/mL, liquid (19.5 độ C).
- Điểm nóng chảy: −83,6 độ C (189,6 K; −118,5 độ F).
- Điểm sôi: 19,5 độ C (292,6 K; 67,1 độ F).
- Áp suất hơi: 783 mmHg (20 độ C).
- Độ axit (pKa): 3,17.
- Độ hòa tan trong nước: > 95%
- HF là chất lỏng không màu.
- HF nhẹ hơn không khí.
HF là chất có khả năng làm tan thủy tinh vì HF phản ứng với SiO2 – thành phần chính của thủy tinh. Hóa chất HF có khả năng phản ứng cao với thủy tinh nên chúng thường được đựng trong chai nhựa Polyetylen hoặc Teflon.
Tính chất hóa học của HF
HF là một axit yếu nên nó có đầy đủ tính chất của một axit. Vậy tính chất hóa học của HF là gì, mời bạn cùng THPT Phạm Hồng Thái tìm hiểu nhé!
Tính chất hóa học của HF:
- Phản ứng màu: HF làm đổi màu quỳ tím sang màu đỏ.
- Tác dụng với phi kim:
- HF + O2 → HFO2
- HF + 2 Br2 → BrI4
- Tác dụng với nước:2 HF + H2O → H2 + HFO2
- Tác dụng với bazơ:
- Axit HF tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước. Phản ứng của axit với bazơ được gọi là phản ứng trung hòa.
- Phương trình hóa học:
- NaOH + HF → NaF + H2O
- Ca(OH)2 + 2 HF → CaF2 + 2 H2O
- Tác dụng với oxit:
- HF có khả năng hòa tan được các oxit kim loại. Tính chất đặc biệt của axit HF là phản ứng với SiO2 (có sẵn trong thành phần thủy tinh). Axit Flohydric (HF) hòa tan dễ dàng Silic dyoxit (SiO2) tạo ra chất khí SiF4 và nước.
- Phương trình phản ứng đối với thủy tinh như sau:
- 4 HF + SiO2 → SiF4 + 2 H2O
- SiO2 + 6 HF → H2SiF4 + 2 H2O
- Tác dụng với muối:
- Axit tác dụng với muối là một trong nhiều phản ứng hóa học mà chúng ta thường xuyên gặp. Axit HF tác dụng với muối tạo thành muối mới và axit mới. Muối (F-) đều tan.
- Phương trình hóa học:
- CuCl2 + HF → CuF2 + HCl
- Na2SiO3 + 8 HF → 3H2O + 2 NaF + H2SiF6
Sau khi tìm hiểu về tính chất hóa học của HF, ta có thể thấy HF hòa tan nhiều kim loại và oxit của kim loại không ánh kim. HF được xem là một loại hóa chất có tầm quan trọng với những ứng dụng tuyệt vời trong cuộc sống.
Cách điều chế HF như thế nào?
Để điều chế được HF người ta dùng phương pháp sunfat. Đó là cho muối Florua phản ứng với axit sunfuric đặc (H2SO4). Vì H2SO4 là chất oxi hóa không đủ mạnh để oxi hóa được HF.
Phương trình điều chế HF:
CaF2 + H2SO4 → 2 HF↑ + CaSO4↓
Điều kiện phản ứng: Nhiệt độ 250 độ C.
Ứng dụng của HF trong thực tế
Dưới đây là một số ứng dụng của HF trong đời sống và sản xuất như sau:
- Dùng để khắc chữ lên thuỷ tinh.
- Được dùng để tẩy các tạp chất oxit trên bề mặt kim loại, tẩy cáu cặn trong thiết bị trao đổi nhiệt.
- Được dùng trong công nghệ xử lý thép không gỉ, inox, ăn mòn và tẩy trắng inox.
- Dùng trong sản xuất làm giàu urani.
- Trong dầu khí, axit Flohydric được dùng vào quá trình ankyl hóa trong các nhà máy lọc dầu.
- Axit flohydric (HF) được sử dụng trong hóa học organofluorine. HF là nguồn cung cấp Flo trong sản xuất các hợp chất Flo hữu cơ.
- Do hòa tan được các oxit nên axit HF được dùng thể giải thể các mẫu đá trước khi phân tích, trích xuất các hóa thạch hữu cơ từ các loại đá Silicat.
Cần làm gì khi dính HF vào cơ thể?
Trong quá trình sử dụng, nếu không may để HF dính vào cơ thể, bạn cần thực hiện ngay các bước sau:
- Rửa bằng nước sạch hoặc bằng dung dịch NaHCO3 5% rồi ngâm vùng tiếp xúc với axit trong dung dịch amoniac 1 – 2% trong 1 – 2 giờ.
- Rửa bằng dung dịch nước Magie Sulfat 20% hoặc canxi Gluconat 10%.
- Nếu không có các giải pháp trên, hãy nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cứu chữa kịp thời, tránh gây ra những tổn thương không mong muốn.
HF tạo nên vết thương nặng, ăn sâu và rất đau phá hủy toàn bộ mô xương. Vì thế để bảo vệ sức khỏe của người dùng, nơi làm việc cần sử dụng các biện pháp thông hút gió tốt, sàn tường phòng làm bằng vật liệu chịu axit Flohydric.
Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết được HF là chất điện li mạnh hay yếu. Nếu bạn còn thắc mắc vấn đề gì thì hãy để lại comment, THPT Phạm Hồng Thái sẽ cho bạn câu trả lời sớm nhất. Đừng quên truy cập THPT Phạm Hồng Thái mỗi ngày nhé!
- #là #chất #gì #là #chất #điện #mạnh #hay #yếu #Hóa #học