Câu cầu khiến là gì? Định nghĩa, phân loại, ví dụ, bài tập và cách phân biệt câu cầu khiến với các kiểu câu khác như câu cảm thán, câu phủ định… Toàn bộ kiến thức này sẽ được thư viện hỏi đáp giải thích trong bài viết này với THPT Phạm Hồng Tháinhé !
Video câu cầu khiến là gì ?
Khái niệm câu cầu khiến là gì?
a – Định nghĩa câu cầu khiến là câu như thế nào ?
Câu cầu khiến là câu có chứa từ cầu khiến như thôi, đừng, hãy, đi, thôi, nào…hoặc ngữ điệu cầu khiến có tác dụng để khuyên bảo, đề xuất yêu cầu, ra lệnh, đề nghị… một người hoặc một nhóm làm theo lời nói của mình.
Khi viết câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than (!) nhưng nếu ý kiến không cần nhấn mạnh hoặc tầm quan trọng của ý kiến đó thấp thì có thể kết thúc bằng dấu chấm (.)
b – Ví dụ về câu cầu khiến dùng để đề nghị
Dưới đây là ví dụ câu cầu khiến :
- Thôi được rồi! Chuyện đã xảy ra chúng ta cũng không khắc phục được. (khuyên bảo)
- Tất cả chúng ta hãy cùng nhau cố gắng nào! ( Đề nghị)
- Về đi em! Muộn lắm rồi ( Yêu cầu)
- Xin em! Đừng nói lời chia tay ( yêu cầu)
- Đi thôi con! muộn giờ học rồi (yêu cầu)
Dấu hiệu nhận biết câu cầu khiến
Một vài dấu hiệu để nhận biết một câu bất kỳ là câu cầu khiến gồm:
- Nếu trong câu tồn tại các từ gồm: thôi, hãy, đi thôi, thôi đừng, thôi nào… thì chắc chắn đó là 1 câu cầu khiến.
- Nếu kết thúc câu bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm và ngữ điệu, ý nghĩa câu mang tính chất ra lệnh, khuyên bảo hoặc đề nghị.
- Nếu câu có ý nghĩa sai bảo, lời mệnh lệnh, một lời khuyên, một lời đề nghị thì đó cũng có thể là câu cảm thán.
Tác dụng của câu cầu khiến
Tùy ngữ điệu, vai vế, mục đích cuộc hội thoại mà câu cầu khiến có những tác dung gồm dưới đây hãy theo dõi chức năng của câu cầu khiến mới nhất nhé :
- Có tác dụng ra lệnh: Có thể dùng câu cầu khiến để ra lệnh cho người nhỏ tuổi hơn mình, có chức vụ, địa vị thấp hơn. Lưu ý nên sử dụng đúng người, đúng việc và đúng hoàn cảnh để tránh trường hợp hiểu lầm trong giao tiếp.
- Có tác dụng đưa ra các yêu cầu, đề nghị: Bạn có thể yêu cầu, đề nghị ai đó thực hiện theo ý mình, tác dụng yêu cầu có mức độ nhẹ hơn đề nghị và có thể áp dụng với bạn bè, đồng nghiệp.
- Có tác dụng như một lời khuyên: Nếu đó là những mối quan hệ thân thiết như anh em trong gia đình, bạn thân, chúng ta có thể dùng câu cầu khiến để khuyên bảo người khác.
Trên đây là giải thích cho câu hỏi câu cầu khiến dùng để làm gì ?
Bài tập câu cầu khiến
Đề bài tập 1 trang 31 SGK ngữ văn 8
Đặc điểm hình thức nào cho biết những câu sau đây là câu cầu khiến?
a – Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương
b – Ông giáo hút trước đi
c – Nay chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không.
Đáp án bài tập 1
Những đặc điểm hình thức gồm:
Câu a: đặc điểm hình thức nhận biết đó là câu cầu khiến là từ “hãy”
Câu b: là từ “ đi”
Câu c: Là từ “đừng”
Nhận xét về thành phần chủ ngữ, vị ngữ trong câu
Câu a: Không có thành phần chủ ngữ
Câu b: Chủ ngữ là Ông giáo, ngôi thứ 2 số ít.
Câu c: Chủ ngữ là chúng ta, ngôi thứ nhất số nhiều.
= > Chủ ngữ trong ba câu trên đều chỉ người đối thoại hay người tiếp nhận câu nói hoặc một nhóm người trong đó có người đối thoại.
Hướng dẫn đặt câu cầu khiến
a. Ví dụ về câu cầu khiến
– Ra lệnh: Hãy làm theo những gì cô nói!
– Yêu cầu: Hãy hạn chế ra đường vì sự an toàn của cá nhân, cộng đồng!
– Đề nghị: Hãy chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật!
– Khuyên bảo: Hãy biết trân quý những điều tốt đẹp, giá trị cao đẹp xung quanh mình!
b. Đặt 5 câu cầu khiến
– Mẹ khuyên em đừng ham chơi và phải chú tâm vào việc học tập.
=> Hãy chú tâm vào việc học tập!
– Hôm nay, thời tiết rất xấu nên chúng tôi không ra đường để không gặp nguy hiểm.
=> Đừng ra đường khi thời tiết xấu!
– Cô giáo yêu cầu chúng em không đùa nghịch gần bờ sông.
=> Đừng đùa nghịch gần bờ sông!
– Dịch bệnh đang hoành hành, thủ tướng yêu cầu người dân đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài đường.
=> Hãy đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài đường!
– Nhà trường dạy chúng em không được nói tục chửi thề.
=> Đừng bao giờ nói tục chửi thề!
– Nhiều người đã kêu gọi mọi người đóng góp, ủng hộ dù ít dù nhiều để cùng nhau chung tay đẩy lùi dịch bệnh.
=> Hãy cùng nhau chung tay đẩy lùi dịch bệnh!
Kết luận: Đây là câu trả lời cho câu hỏi câu cầu khiến là gì? Phân loại, tính năng và bài tập ví dụ minh họa chi tiết. Vậy các bạn đã hiểu thế nào là câu cầu khiến chưa ? cmt cho mình biết nhé !
Một số từ khóa tìm kiếm : những câu cầu khiến,vd câu cầu khiến,đặt một câu cầu khiến,đặt 1 câu cầu khiến,chức năng câu cầu khiến,tác dụng câu cầu khiến,ví dụ về câu khiến lớp 4,câu cầu khiến là câu gì,thế nào là câu khiến,ví dụ về câu cầu khiến lớp 8,câu cầu khiến ví dụ,lấy ví dụ về câu cầu khiến,cầu khiến là câu gì,câu cầu khiến là gì cho ví dụ,câu khiến là câu như thế nào