Blockchain là gì? Tại sao sử dụng Blockchain trong đào Bitcoin? Để trả lời cho câu hỏi đó bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây của Cisnet.edu.vn để biết được nguồn gốc ra đời của Blockchain cũng như cách ứng dụng vào việc đào Bitcoin.
Ở một mức độ thấp hơn, sự khác biệt khiến cho công nghệ Blockchain trở nên rõ ràng hơn. Mặc dù chạy trên cả hệ thống mạng phân tán (distributed network), Wikipedia được tích hợp trong World Wide Web (WWW) sử dụng mô hình mạng client (máy khách) – server (máy chủ).
BlockChain là gì? Tại sao lại sử dụng trong đào Bitcoin
Người dùng (client – máy khách) có quyền liên kết với tài khoản của họ để thay đổi các nội dung, thông tin nhập trên Wikipedia được lưu trữ trên một máy chủ tập trung.
Bất cứ khi nào người dùng truy cập trang Wikipedia, họ sẽ nhận được bản cập nhật của “bản chính” các nội dung trên Wikipedia. Kiểm soát cơ sở dữ liệu bằng quyền Admin Wikipedia cho phép truy cập và quyền truy cập được duy trì bởi người có thẩm quyền.
Công nghệ Blockchain là gì? Tại sao sử dụng Blockchain trong đào Bitcoin
Để đào Bitcoin, trước hết người dùng cần tạo ví Bitcoin Blockchain, là nơi chứa dữ liệu bitcoin và các giao dịch của bạn, quá trình tạo ví Bitcoin Blockchain diễn ra cũng rất nhanh chóng, không làm mất nhiều thời gian của bạn
Xem thêm: Cách tạo ví Bitcoin Blockchain
Chúng ta cùng bắt đầu đi tìm hiểu về công nghệ này, ứng dụng của Blockchain trong đào Bitcoin là như thế nào, và việc đào Bitcoin dựa trên Blockchain có hiệu quả hay không?
Khung xương kỹ thuật số (digital backbone) của Wikipedia tương tự như mô hình cơ sở dữ liệu tập trung và mô hình bảo vệ cơ sở dữ liệu mà chính phủ hay các các ngân hàng, công ty bảo hiểm vẫn sử dụng cho đến ngày nay. Kiểm soát các cơ sở dữ liệu tập trung là nhiệm vụ còn lại của chủ sở hữu, bao gồm quản lý cập nhật, truy cập và bảo vệ chống lại các mối đe dọa mạng.
Cơ sở dữ liệu phân tán (distributed database) được tạo ra bởi cộng nghệ blockchain về cơ bản có khung xương kỹ thuật số khác. Đây cũng là điểm khác biệt và là tính năng quan trọng nhất của công nghệ blockchain.
Nguyên bản của Wikipedia được chỉnh sửa trên một máy chủ và tất cả người dùng sẽ nhìn thấy phiên bản mới đã chỉnh sửa này. Trong công nghệ blockchain, mỗi nút mạng đi tới một điểm kết thúc tương tự, mỗi bản cập nhật hồ sơ riêng, và hồ sơ nào phổ biến nhất sẽ trở thành hồ sơ chính thức thay vì nguyên bản ban đầu.
Công nghệ Blockchain là gì? Tại sao sử dụng Blockchain trong đào Bitcoin
Giao dịch được phát và mỗi nút tạo phiên bản sự kiện cập nhật của riêng họ
Chính sự khác biệt này làm cho công nghệ blockchain trở nên hữu ích hơn. Nó đại diện cho sự đổi mới trong việc đăng ký và phân tán thông tin nhằm loại bỏ sự cần thiết phải có một bên thứ 3 tin cậy để tạo điều kiện cho các mối quan hệ số. Tuy nhiên công nghệ blockchain không phải là công nghệ mới.
Công nghệ blockchain là sự kết hợp của các công nghệ đã được thử nghiệm và được áp dụng theo một cách mới. Đó là sự kết hợp đặc biệt của 3 công nghệ (Internet, mã hóa private key và giao thức của blockchain) khiến ý tưởng của nhà tạo ra tiền tệ kỹ thuật số Bitcoin Satoshi Nakamoto trở nên hữu ích.
Công nghệ Blockchain là gì? Tại sao sử dụng Blockchain trong đào Bitcoin
Kết quả tạo ra một hệ thống tương tác số mà không cần đến sự hỗ trợ của bên thứ 3 tin cậy. Việc bảo mật các mối quan hệ số được coi là một “ẩn số” – được cung cấp bởi kiến trúc mạng đơn giản nhưng không kém phần “mạnh” của công nghệ blockchain.
Định nghĩa trust digital (tạm dịch là niềm tin số)
Niềm tin (trust) là sự đánh giá rủi ro giữa các bên khác nhau, và trong thế giới số, việc xác định niềm tin chẳng khác gì việc chứng minh danh tính (chứng thực) và chứng minh quyền cho phép (ủy quyền).
Hay nói đơn giản, họ muốn biết: “bạn nói bạn là ai?” và “bạn có thể làm những gì mà bạn đang cố gắng làm không?’
Trong công nghệ blockchain, mã hóa private key cung cấp công cụ quyền sở hữu “đủ mạnh” để đáp ứng yêu cầu xác thực. Sở hữu private key đồng nghĩa với việc bạn đã được cấp quyền sở hữu.
Ngoài ra mã hóa private key cũng hỗ trợ người dùng khác chia sẻ thông tin cá nhân nhiều hơn mức cần thiết để trao đổi mà các thông tin này không bị rò rỉ hay rơi vào tay các hacker.
Xác thực thôi là chưa đủ, ngoài ra còn phụ thuộc vào ủy quyền. Ủy quyền – có đủ tiền, phát đúng loại giao dịch (transaction), … cần đến một mạng lưới phân phối, peer-to-peer được xem là điểm khởi đầu. Mạng lưới phân phối làm giảm nguy cơ máy chủ tập trung thất bại.
Mạng lưới phân phối này cũng phải được cam kết về mặt lưu trữ và bảo mật giao dịch. Việc ủy quyền giao dịch là kết quả của toàn bộ mạng lưới áp dụng các quy tắc mà nó được thiết kế (giao thức của blockchain).
Việc xác thực và ủy quyền được cung cấp theo cách trên cho phép tương tác trong thế giới số mà không cần phải dựa vào niềm tin (trust).
Ngày nay, các nhà kinh doanh trên khắp thế giới đã đánh thức được những hàm ý của sự phát triển này – những mối liên hệ về kỹ thuật số không tưởng tượng và mới hơn có thể xảy ra. Công nghệ Blockchain được ví như xương sống cho lớp gia dịch trên Internet, nền tảng của Internet of Value.
Thực tế, ý tưởng khóa mã hóa khuyến khích người dùng sử dụng để bảo mật và chính thức hóa mối quan hệ số. Tất cả mọi người từ các cơ quan chính phủ đến các công ty IT, ngân hàng đang tìm cách xây dựng lớp giao dịch này.
Xác thực và ủy quyền là các yếu tố quan trọng đối với các giao dịch số (digital transaction), được thiết lập như kết quả của việc cấu hình công nghệ blockchain.
Tại sao lại sử dụng Blockchain trong đào Bitcoin?
Công nghệ blockchain đã được kiểm tra kỹ lưỡng: hàng triệu đô la được sử dụng để nghiên cứu về công nghệ blockchain trong vài suốt vài năm qua và liên tục những cuộc khảo sát, kiểm tra liệu công nghệ blockchain có thích hợp trong các kịch bản khác nhau hay không đã được tiến hành.
Công nghệ Blockchain cung cấp các công cụ mới để xác thực và ủy quyền trong thế giới số mà không cần phải quan tâm đến các Admin máy chủ trung tâm. Kết quả là công nghệ này cho phép tạo ra các mối quan hệ số mới.
Bằng cách chính thức hoá và bảo mật các mối quan hệ số mới, cuộc cách mạng blockchain được “khởi xướng” để tạo ra xương sống cho một lớp Internet cho các giao dịch và tương tác có giá trị (thường được gọi là Internet of Value, trái với Internet of Information, sử dụng mô hình client (máy khách) – server (máy chủ), các tài khoản và cơ sở dữ liệu bản gốc mà chúng ta đã sử dụng trong 20 năm qua).
Tuy nhiên, với tất cả các cuộc thảo luận về việc xây dựng xương sống số cho một lớp giao dịch mới cho Internet, đôi khi có thể là blockchain, mã hóa private key và mật mã bí mật không phải là giải pháp đúng đắn.
Nhiều nhóm phát triển đã tạo ra các sơ đồ sơ đồ để hỗ trợ một cá nhân hoặc một thực thể quyết định lựa chọn giữa một blockchain hoặc master copy, cơ sở dữ liệu client-server. Dưới đây là một số yếu tố:
Dữ liệu linh hoạt có thể chỉnh sửa được theo thời gian?
Giấy tờ khó có thể giả mạo được vì có con dấu, và các tài liệu được lưu trên giấy tờ có độ bền nhất định.
Tuy nhiên nếu dữ liệu liên tục thay đổi, nếu đó là giao dịch xảy ra thường xuyên và liên tục, chúng ta không thể liên tục thay đổi hồ sơ trên giấy tờ được. Việc nhập dữ liệu thủ công cũng có những hạn chế.
Vì vậy nếu dữ liệu và lịch sử dữ liệu là các yếu tố quan trọng với các mối quan hệ số mà người dùng đang thiết lập thì blockchain cung cấp khả năng linh hoạt, cho phép nhiều bên thêm các dữ liệu mơi vào hệ thống hồ sơ được giữ bởi nhiều người.
Các dữ liệu có được kiểm soát bởi người có thẩm quyền hay không?
Có nhiều lý do mà bên thứ 3 nên phụ trách một số xác thực và ủy quyền. Đôi khi việc kiểm soát của bên thứ ba là hoàn toàn thích hợp. Nếu sự riêng tư của dữ liệu được xem là quan trọng nhất, có nhiều cách để bảo vệ dữ liệu thậm chí là không kết nối dữ liệu trên hệ thống mạng.
Nhưng nếu cơ sở hạ tầng IT hiện tại có các tài khoản và đăng nhập không đủ để đảm bảo cho nhận dạng số, thì có thể giải quyết vấn đề bằng công nghệ blockchain.
Mã hóa private key cho phép thúc đẩy các giao dịch, không đòi hỏi các hệ thống tập trung và các tài khoản phức tạp được sử dụng để thiết lập các mối quan hệ số. Nếu cơ sở dữ liệu này yêu cầu hàng triệu đô la để đảm bảo giao dịch tài chính, blockchain sẽ là giải pháp hữu ích.
Tốc độ giao dịch là quan trọng nhất?
Liệu cơ sở dữ liệu này yêu cầu các giao dịch mili giây hiệu suất cao? Nếu hiệu suất cao, các giao dịch mili giây là những gì được yêu cầu, tốt nhất nên gắn bó với hệ thống mô hình tập trung truyền thống. Blockchains là cơ sở dữ liệu chậm và cần có chi phí để lưu trữ dữ liệu – chế biến (hoặc khai thác mỏ) mỗi block (khối) trong một chain (chuỗi). Hệ thống dữ liệu tập trung dựa trên mô hình client-server nhanh và rẻ hơn.
Mặc dù chúng ta không thể biết được đầy đủ các giới hạn và khả năng của công nghệ blockchain, nhưng ít nhất chúng ta có thể biết được các trường hợp sử dụng công nghệ blockchain đã qua kiểm tra về mặt quản lý và bảo mật các mối quan hệ số là một phần của hệ thống hồ sơ.
Nếu bạn đang có ý định bắt đầu công cuộc đào Bitcoin, thì ngoài khái niệm công nghệ Blockchain thì bạn cũng cần chú ý tới Raspberry Pi, một loại máy tính thu nhỏ hỗ trợ việc đào Bitcoin cực kỳ mạnh mẽ, Raspberry Pi có rất nhiều dòng khác nhau, chính vì thế, bạn cần tìm hiểu kỹ Raspberry Pi là gì và cách sử dụng như nào.
Từ khoá liên quan:
blockchain là gì
, công nghệ Blockchain là gì ra đời khi nào, tìm hiểu về công nghệ Blockchain,