Tìm hiểu vốn lưu động là gì? Cách tính vốn lưu động chuẩn

Nhận xét Vốn lưu động là gì? Ý nghĩa và cách tính vốn lưu động chính xác nhất là chủ đề trong content hiện tại của Sentayho.com.vn. Đọc bài viết để biết đầy đủ nhé.

Vốn lưu động có lẽ là thuật ngữ rất quen thuộc với các doanh nghiệp hiện nay. Thuật ngữ này cũng được sử dụng trong các tổ chức kinh doanh và cơ quan chính phủ. Tính toán chính xác vốn lưu động sẽ giúp cho doanh nghiệp vận hành ổn định và liên tục. Vậy vốn lưu động là gì và cách tính toán như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời được những câu hỏi này.

von-luu-dong

Khái niệm vốn lưu động là gì?

Thuật ngữ vốn lưu động có tên tiếng anh là Working Capital (WC). Đây là số vốn tiền tệ đầu tiên của các doanh nghiệp phục vụ cho nhu cầu mua sắm và vận hành. Giúp cho quá trình kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp…không bị gián đoạn. Thuật ngữ này rất quan trọng và được sử dụng trong phương pháp định giá DCF (dòng tiền chiết khấu). Có tác dụng ước tính giá trị của khoản đầu tư dựa trên dòng tiền tương lai của mỗi doanh nghiệp.

Quản lý lưu động vốn sẽ liên quan đến rất nhiều vấn đề. Từ các khoản phải thu, phải chi, hàng tồn kho cho đến tiền mặt sẵn có. Dù doanh nghiệp của bạn có lợi nhuận cao bao nhiêu, nhưng nếu không có nguồn lưu động vốn tương ứng cũng sẽ khiến quá trình kinh doanh gặp nhiều khó khăn.

Vốn lưu động và ý nghĩa đến các tổ chức, doanh nghiệp

Hầu như tất cả các tổ chức kinh doanh, chính phủ… đều cần phải tính toán tỷ lệ  lưu động vốn. Theo đó, nếu tỷ lệ vốn trong khoảng 1,2 đến 2,0 nghĩa là công ty đang hoạt động tốt. Ngược lại, nếu con số dưới mức 1,0 nghĩa là vốn đang bị thâm hụt và dễ xảy ra các vấn đề về thanh khoản. Nhưng nếu trên 2,0 cũng có nghĩa công ty đang lãng phí tài sản thừa.

  • Vốn lưu động dương: Tỷ lệ này chứng tỏ tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp bạn đang lớn hơn các khoản nợ ngắn hạn. Từ đó, hoạt động sản xuất vẫn được tiếp diễn như bình thường để chuyển đổi tài sản ngắn hạn thành tiền và thanh toán nợ đã đến hạn trả.
  • Vốn lưu động âm: Có nghĩa là tài sản ngắn hạn đang thấp hơn nợ ngắn hạn. Dù bạn luân chuyển tài sản ngắn hạn thành tiền thì vẫn không đủ để đáp ứng chi tiêu trong doanh nghiệp. Dù doanh nghiệp đang có lợi nhuận tốt nhưng nếu không có khả năng thanh khoản nợ ngắn hạn thì vẫn có khả năng bị phá sản.

Công thức tính vốn lưu động chính xác nhất

Tất cả các hoạt động kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp đều được lên kế hoạch trước. Sau đó thực hiện theo lộ trình vạch sẵn và ghi chép cẩn thận trong báo cáo tài chính theo tuần, tháng hoặc quý. Từng giai đoạn sẽ có phát sinh cần đến vốn lưu động riêng. Thông qua đó, doanh nghiệp biết được thời gian và khả năng đáp ứng ngắn hạn đến đâu.

Ta có công thức tính cụ thể như sau: Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn

Chẳng hạn, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) có những thông tin như sau:

  • Tài sản ngắn hạn của PVN trong quý 3 – 2019: 176 nghìn tỷ đồng.
  • Nợ ngắn hạn của PVN trong quý 3 – 2019: 154 nghìn tỷ đồng.

=> Vốn lưu động = 176 – 154 = 22 (tỷ đồng). Có nghĩa là tập đoàn Dầu khí Việt Nam đang có dư nguồn vốn luân chuyển.

Để tính được vốn lưu động, trước tiên bạn cần biết cách xác định các thành phần. Bao gồm tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn.

Hướng dẫn xác định tài sản ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn là tất cả các loại tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt tính thời gian từ 1 năm trở về. Bao gồm những hạng mục sau:

  • Tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc…
  • Hàng tồn kho: Nguyên vật liệu, thành phẩm, hàng hoá có liên quan đến hoạt động kinh doanh bán hàng của công ty.
  • Các khoản thu ngắn hạn: Bao gồm khoản bán nợ cho người mua, đại lý trong thời gian ngắn.
  • Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: trái phiếu, tiền gửi ngân hàng…
  • Những tài sản ngắn hạn khác

Cách xác định nợ ngắn hạn để tính vốn lưu động

Là những khoản nợ công ty bắt buộc phải trả trong vòng 1 năm tính từ khi vay. Bao gồm: Vay ngân hàng hoặc công ty tài chính, khoản mua nợ từ các nhà cung cấp, các khoản nợ ngắn hạn phải trả khác…

Cách quản lý vốn luân chuyển mang lại hiệu quả cao

Từ cách tính vốn lưu động, chúng ta có thể thấy đây là tỷ lệ rất quan trọng. Quyết định đến sự thành bại của mỗi công ty, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh.  Biết cách quản lý tài sản và các nguồn tài chính ngắn hạn sẽ giúp công ty bạn hoạt động thêm hiệu quả, từ đó phát triển bền vững. Cụ thể:

  • Quản lý tiền mặt: Tính toán và lên dự trù số dư tiền mặt đủ để doanh nghiệp đáp ứng được các chi phí phải chi hàng ngày. Trường hợp cần thiết có thể cắt giảm chi phí để nắm giữ tiền mặt.
  • Quản lý hàng tồn kho: Xác định số lượng hàng tốn kho trong khoảng cho phép để việc sản xuất được đảm bảo liên tục. Tuy nhiên có thể giảm nguồn nguyên liệu và các chi phí sắp xếp để tăng vốn lưu động bằng tiền mặt. Hàng hoá thành phẩm tồn kho phải giữu ở mức thấp để tránh trường hợp sản xuất lãng phí.
  • Quản lý con nợ: Lên chính sách tín dụng thích hợp. Xác định các khoản nợ dễ đòi và khó đòi để đưa ra phương án giải quyết cụ thể. Đồng thời thu hút thêm khách hàng để đẩy sản phẩm ra thị trường hiệu quả.
  • Tài chính ngắn hạn: Xác định chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và nguồn tài chính cụ thể.

Trên đây là những thông tin chi tiết về vốn lưu động mà các doanh nghiệp cần hiểu rõ. Việc tính toán chính xác và hiệu quả sẽ giúp các doanh nghiệp quản lý nguồn vốn tốt. Từ đó nâng cao năng lực sản xuất và quy mô của doanh nghiệp.

Bạn thấy bài viết thế nào?

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *