Kể lại một câu chuyện em đã chứng kiến hoặc một việc em đã làm thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước

Đề bài: Kể lại một câu chuyện em đã chứng kiến hoặc một việc em đã làm thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước

ke lai mot cau chuyen em da chung kien hoac mot viec em da lam the hien tinh huu nghi giua nhan dan ta voi nhan dan cac nuoc

5 bài văn mẫu Kể lại một câu chuyện em đã chứng kiến hoặc một việc em đã làm thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước

Bài mẫu số 1: Kể lại một câu chuyện em đã chứng kiến hoặc một việc em đã làm thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước

Em xin kể về phong trào quyên góp cứu trợ nhân dân các nước bị thảm hoạ sóng thần xảy ra vào cuối năm 2004.

Chỉ còn vài ngày nữa là kết thúc năm cũ. Nhân dân toàn thế giới đang náo nức chuẩn bị đón chào năm mới với bao điều hứa hẹn đang chờ phía trước. Bỗng nhiên, trời đất nổi cơn giận dữ. Bão tố, cuồng phong, sóng thần, động đất… bất ngờ ập đến, tàn phá bao cơ sở vật chất và cướp đi sinh mạng hàng vạn con người. Đau thương, tang tóc trùm lên cuộc sống. Cả nhân loại bàng hoàng, đau đớn và ngay sau đó đã nhanh chóng tổ chức phong trào cứu trợ, giúp đỡ nạn nhân các vùng bị thiên tai.

Thay mặt nhân dân Việt Nam, Thủ tướng Phan Văn Khải và Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã kịp thời gửi điện chia buồn. Phong trào quyên góp được phát động rộng rãi trong cả nước. Xem tivi, em thấy các vị lãnh đạo cao cấp ủng hộ đầu tiên. Rồi các cơ quan, đoàn thể, công an, quân đội, các nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp… nhiệt tình hưởng ứng.

Trường Tiểu học Lương Văn Can của chúng em trong tiết chào cờ sáng thứ hai, thầy Hiệu trưởng đã phát động phong trào quyên góp. Không khí trong trường, trong lớp khác hẳn mọi ngày, ở đâu cũng bàn tán xôn xao về hậu quả khủng khiếp của thiên tai mà bao người đang phải hứng chịu.

Sáng thứ ba, mấy chục bạn học sinh 5A mang theo “heo đất” đến lớp. Một cuộc “mổ heo” diễn ra nhanh chóng. Được bao nhiêu tiền, các bạn đóng góp hết cả. Với số tiền dành dụm suốt năm được hai trăm ngàn, em định để may quần áo mới và mua chiếc cặp mới, nhưng lúc này, em sẵn sàng đóng góp để chia sẻ hoạn nạn với mọi người.

Chẳng mấy chốc, việc quyên góp đã xong. Trên bàn cô giáo, đống tiền xu để riêng, đống tiền giấy để riêng. Các bạn tổ trưởng ghi danh sách của tổ mình. Dù nhiều, dù ít, không bạn nào là không đóng góp.

Cô giáo tuyên bố thu được tổng cộng là 3.745.000 đồng. Một con số thật “bất ngờ”. Cô giáo khen ngợi chúng em đã nhiệt tình ủng hộ phong trào. Cả lớp vỗ tay vang dội. Những gương mặt ửng hồng, những ánh mắt long lanh xúc động trông thật đáng yêu!

Chúng em thực sự thông cảm và chia sẻ đau thương, mất mát với những người bị nạn, nhất là các bạn thiếu nhi. Số tiền chúng em đóng góp tuy chưa nhiều nhưng nó thể hiện tình cảm chân thành và ước mong mang lại chút an ủi, động viên đối với các nạn nhân, làm vơi bớt nỗi khổ của họ. Phong trào quyên góp cứu trợ này cũng thể hiện truyền thống nhân ái, thương người như thể tnương thân rất đáng quý của dân tộc Việt Nam.

Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần Soạn bài Kì diệu rừng xanh, Chính tả nhằm chuẩn bị trước nội dung bài Chính tả: Kỳ diệu rừng xanh SGK Tiếng Việt lớp 5.

Chi tiết nội dung phần Soạn bài Luyện từ và câu: Luyện tập về từ nhiều nghĩa để có sự chuẩn bị tốt cho bài Luyện từ và câu: Luyện tập về từ nhiều nghĩa.

Bài mẫu số 2: Kể lại một câu chuyện em đã chứng kiến hoặc một việc em đã làm thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước

 

Năm ông em 72 tuổi, mắt bị mờ dần. Tháng 9 năm ấy, Phòng Thương binh xã hội và Bệnh viện huyện gửi giấy về cho biết ông em được đi mổ mắt thay thủy tinh thể. Cả nhà ai cũng mừng vì có đoàn Bác sĩ Thụy Điển về tỉnh nhà, huyện nhà giải phẫu nhân đạo.

Sáng hôm ấy, bố mẹ em và chú thím Hạnh đưa ông đi. Anh Thi và em phải đi học nên không theo ông đi bệnh viện. Ông bảo: “Các cháu không nên bỏ học; có bố mẹ các cháu đưa ông đi là được. Chiều nay, ông đã về rồi cơ mà”.

Buổi học hôm ấy, anh Thi và em xin nghỉ 2 tiết cuối. Anh Thi đạp xe đạp chở em gái từ trường đi thẳng lên bệnh viện, cả hai anh em đều hồi hộp và lo. Hơn 10 giờ, hai anh em mới đến bệnh viện huyện. Bố mẹ em ngạc nhiên lắm. Bố mẹ nói nhỏ gì đó với anh Thi.

Bệnh viện rất sạch. Một khẩu hiệu “Hoan nghênh Đoàn Y tế Thụy Điển đến Việt Nam giải phẫu nhân đạo” bằng chữ đỏ dán trên băng vải trắng căng trước cổng bệnh viện. Nhiều bác sĩ, nhân viên y tế của ta trong bộ áo quần trắng chuyên dụng đi lai, thái độ vừa nghiêm trang vừa niềm nở. Nhiều người nhà bệnh nhân đứng ngồi lố nhố nơi phòng đợi.

Mỗi lần mổ mắt cho một bệnh nhân xong, hai nữ bác sĩ Thụy Điển lại đẩy xe đưa bệnh nhân ra ngoài. Bác sĩ ta phát thuốc, kê đơn và căn dặn người nhà. Lần đầu tiên em mới nhìn thấy hai nữ bác sĩ người da trắng trong bộ bờ- lu trắng toát, với gương mặt xinh tươi, đôi môi đỏ chót, tiếng nói ríu rít như chim hót. Đặc biệt thái độ hết sức ân cần, niềm nở.

Ông em là người mổ mắt thay thủy tinh thể cuối cùng. Khi ông nằm lên xe đẩy chuyên dụng của bệnh viện đưa vào phòng mổ, con cháu của ông, ai cũng hồi hộp. Nhưng chỉ 10 phút sau, ông đã được mổ xong. Đôi mắt ông được dính băng trắng. Bác sĩ dặn ông và bố em là về nhà mới được cởi băng. Hai ông bác sĩ Thụy Điển từ phòng mổ đi ra trước ngực đeo băng hồng thập tự, mắt đeo kính, bắt tay ông và chúc ông mọi sự tốt lành. Có phải họ biết ông là bác sĩ quân y về hưu hay không mà họ đặc biệt quan tâm thế ? Bố em nói gì đó với chú bệnh viện trưởng và cô phiên dịch. Tiếp theo, bố đưa ông một chiếc làn mới xếp đầy 20 quả hồng xiêm, và anh Thi ôm bó hoa rõ to rõ đẹp tặng các bác sĩ Thụy Điển. Ông nói: “Món quà nhỏ, chỉ là cây nhà lá vườn với tấm lòng biết ơn”. Nghe ông nói và cô phiên dịch nhắc lại, 6 bác sĩ Thụy Điển khẽ reo lên, nắm lấy tay ông và ôm lấy em, ôm lấy anh Thi.

Năm nay, ông đã 75 tuổi, đôi mắt ông vẫn sáng. Ông đọc báo không còn phải đeo kính nữa. Mỗi lần thấy ông xem sách, đọc báo, em lại nhớ đến ánh mắt, nụ cười của các bác sĩ Thụy Điển năm xưa.

 

Bài mẫu số 3: Kể lại một câu chuyện em đã chứng kiến hoặc một việc em đã làm thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước

 

 

Hôm ấy, thấy em đi học về trễ hơn mọi khi, mẹ em liền hỏi :

– Sao hôm nay con đi học về trễ vậy? Con có biết mẹ nóng lòng không?

– Rồi con sẽ kể cho mẹ nghe!

Trả lời mẹ xong, em vào cất cặp, thay quần áo, rửa chân tay mặt mũi sạch sẽ mới vào ngồi cạnh mẹ thỏ thẻ :

– Mẹ có biết vì sao con về trễ không? Mẹ thử đoán chuyện gì nào?

– Chắc là con muốn biện hộ cho mình vì sao về trễ chứ gì?

– Mẹ nói con biện hộ cho mình cũng đúng, nhưng theo con thì … lí do có lẽ đúng hơn mẹ ạ!

Chuyện thế này :

Tan học, con và Hà ở lại làm vệ sinh lớp nên về muộn. Trên đường về nhà, đi ngang qua khu tập thể đường sắt, cả hai đứa nghe một tiếng rên nhỏ. Con bảo Hà dừng lại ;

– Hà ơi! Hình như có tiếng người?

– Mình cũng nghe có tiếng rên.

Nhìn quanh vẫn không thấy một bóng người. Bỗng tiếng rên lại cất lên. Cả hai đứa như định hướng tiếng rên phát ra từ hướng nào rồi. Chúng con bước đến gần gốc me tây nằm sâu trong vệ đường một chút.

– Ôi, một người nước ngoài!

Hà phát hiện ra trước rồi kéo tay con cùng chạy đến. Chúng con nhận ra đó là cô Maria người Nga. Cô đã đến trường con tuần qua nhân ngày lễ kỉ niệm Cách mạng tháng Mười Nga. Cô nằm gối đầu trên rễ me. Bộ váy xanh lấm bụi đường. Khuôn mặt nhăn nheo xanh nhợt. Con sờ trán cô thấy lạnh toát. Con sợ quá, vội vứt cặp xuống, hai tay cứ lóng ngóng không biết làm gì.

– Làm sao bây giờ hả Hà?

– Thùy có mang dầu theo không?

Con vội lấy chiếc cặp, nhanh nhẹn kéo dây khóa, thò vào ngăn lấy chai dầu gió. Vừa thấm dầu lên trán, thái dương con vừa xoa mạnh. Còn Hà xoa vào hai chân. Dường như hai đứa lúc này không còn biết sợ là gì nữa, bình tĩnh xoa bóp cho cô Maria. Một lúc, người cô đã ấm lại. Hơi thở bắt đầu đều đặn. Cô mở mắt nhìn chúng con và ra hiệu cần uống nước. Hà nhanh chân chạy vào khu tập thể xin cốc nước lọc. Uống xong, cô nói điều gì. Chúng con không hiểu tiếng Nga nên đành ra hiệu. Rồi cô lấy trong ví địa chỉ khách sạn mình đang nghỉ. Chúng con thấy cô còn mệt liền chạy ra đường ra hiệu cho chiếc xe hon da đang chạy tới dừng lại. Biết chuyện, người lái xe sẵn sàng chở cô Maria và con vào bệnh viện, còn Hà thì đến khách sạn báo cho người thân.

Nhìn em mẹ cảm động :

– Ôi, con của mẹ giỏi lắm! Con đã làm một việc thể hiện lòng mên khách mà nhân dân và thiếu nhi nước ta dành cho người nước ngoài.

 

Bài mẫu số 4: Kể lại một câu chuyện em đã chứng kiến hoặc một việc em đã làm thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước

 

 

Đất nước ta hàng năm phải hứng chịu biết bao cơn bão và mỗi khi cơn bão đi qua đã để lại rất nhiều khó khăn cho những người dân vùng lũ. Cơn bão số 12 vừa qua đã để lại hậu quả nặng nề nhưng nhờ có sự giúp đỡ của những tấm lòng nhân ái, đặc biệt của các nước trên thế giới đã chia sẻ phần nào những tổn thất. Trong đó, đất nước Liên bang Nga đã khiến em cảm thấy khâm phục và ngưỡng mộ bởi sự trợ giúp rất nhiệt tình và cấp thiết.

Ngày 4 tháng 11 năm 2017, cơn bão số 12 (tên quốc tế là Damrey) đổ bộ vào vùng Nam Trung Bộ và quét qua một phần vùng Tây Nguyên. Cơn bão với sức gió mạnh đã làm 27 người chết, 22 người mất tích, hơn 500 ngôi nhà bị đổ sập cùng nhiều thiệt hại nặng nề khác. Chỉ qua một đêm càn quét, nhiều người dân đã mất nhà cửa.

Ngày 7/11, Tổng thống Nga Putin sang Việt Nam để tham gia một cuộc họp. Sau khi nghe được tin tức về ảnh hưởng của cơn bão số 12 với người dân Việt Nam, ông đã chỉ thị hỗ trợ Việt Nam khoản tiền 5 triệu đô-la Mĩ để khắc phục thiệt hại do bão Damrey. Không những vậy, một máy bay của Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga đã chở theo hàng cứu trợ nhân đạo để giúp đỡ những người dân vùng bão lụt tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, Tổng thống Nga còn kêu gọi các quốc gia trong Hiệp hội Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương cùng thể hiện tinh thần đoàn kết với Việt Nam, cứu trợ và giúp đỡ những người dân vùng lũ vượt qua khó khăn. Vì vậy, sau Liên bang Nga còn có các quốc gia khác như Nhật Bản, Trung Quốc… đã cùng trợ giúp về tiền và lương thực.

Qua câu chuyện trên, chúng ta càng thêm cảm phục tinh thần hữu nghị của người dân Nga – “một nắm khi đói bằng một gói khi no”. Nước Nga đã thể hiện tấm lòng nhân ái với nhân dân Việt Nam trong hoàn cảnh khó khăn. Sự giúp đỡ đó càng khiến bao người dân Việt Nam càng thêm tin tưởng rằng quan hệ giữa hai nước sẽ luôn chân thành, bền vững, sâu sắc dù thời gian có đổi thay.

 

Bài mẫu số 5: Kể lại một câu chuyện em đã chứng kiến hoặc một việc em đã làm thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước

 

 

Như thường lệ, sau bữa ăn tối, tôi và cu Bi vào bàn ngồi học, ba xem ti vi ở phòng khách, còn mẹ hí hoáy lau chùi ở dưới bếp. Bỗng ba thất thanh gọi:

– Mọi người lên đây mà xem động đất và sóng thần dang diễn ra ở biển Ấn Độ Dương này!

Tôi và cu Bi vội chạy ngay đến trước màn ảnh nhỏ thì thấy một khối nước đen xì cao chừng 30 đến 40 mét đang đổ ập vào một làng ven biển ở Thái Lan. Chỉ trong vài phút nó đã cuốn phăng ra biển hàng nghìn người, nhà cửa, ruộng vườn, trâu bò đều bị nhấn chìm trong biển cả mênh mông. Nhìn cảnh hoang tàn do sóng thần và động .đất gây ra, cả nhà tôi không ai nói một câu gì. Khuôn mặt ba trĩu nặng, đôi mắt mẹ dỏ hoe. Còn tôi, lòng cảm thấy nghẹn ngào. Tối hôm đó, cả nhà tôi rất buồn, dường như ai cũng cảm thấy như vừa bị mất đi một thứ gì rất quý.

Sáng hôm sau khi vừa đến trường, tôi đã thấy các bạn xì xào, bàn tán về vụ động đất ngày hôm qua.

Đến giờ chào cờ chúng tôi tập trung ở sân trường. Không khí của buổi lễ chào cờ ngày hôm nay hình như không được sôi nổi như mọi lần. Thầy hiệu trưởng bước lên khán đài, giọng nghẹn ngào khi nói về những thiệt hại do dộng đất và sóng thần gây ra. Cả trường im lặng lắng nghe, dường như trong lòng mỗi người đều cảm thấy đau đớn, mất mát. Tiếp đó thầy kêu gọi toàn trường mở dợt quyên góp ủng hộ đồng bào ở những nước bị nạn. Không khí trong trường lúc này sôi nổi hẳn lên, ai cũng muôn thể hiện tình cảm, sự tương thân tương ái của mình, về lớp, chúng tôi thảo luận nên ủng hộ những gì? Có bạn nói: “ủng hộ tiền”, bạn lại nói: “ung hộ sách vở, quần áo,…” Bạn Tuấn lớp trưởng kết luận: “ủng hộ cái gì cũng được.”

Buổi chiều ;ở nhà, tôi đem ống tiền tiết kiệm ra đếm được hơn bảy trăm nghìn? đồng. Tôi vuốt lại từng đồng tiền rồi bỏ vào mệt phong bì. Chiều mẹ đi làm về tôi nói với mẹ:

– Mẹ ơi, con đem hết số tiền mà con đã tiết kiệm được ủng hộ*đồng bào bị nạn mẹ nhé!

Mẹ xoa đầu tôi và nói:

– Hôm nay ở cơ quan, mẹ cũng ủng hộ năm trăm nghìn đồng. Giữa lúc hai mẹ con đang nói chuyện với nhau, ba cũng vừa đi

làm về, thấy thế bèn nói:

– Cơ quan ba cũng đang phát động phong trào quyên góp đấy! Bữa ăn tối, không khí sinh hoạt trong gia đình tôi dường như

vui hẳn hơn mọi ngày. Ti vi cũng chiếu cảnh các cơ quan, trường học, các tổ dân phô”… đóng góp ủng hộ các nước bị thiệt hại do động đất và sóng thần gây ra.

Phong trào quyến góp ở trường tôi diễn ra trong ba ngày. Toàn trường đã ủng hộ được hơn một trăm triệu đồng và nhiều bộ quần áo, sách vở. Mặc dù số tiền đóng góp của chúng tôi không đáng là bao so với những thiệt hạỉ nặng nề mà các nước phải gánh chịu, nhưng chúng tôi đã thể hiện được tinh thần tương thân tương ái, tình cảm và tấm lòng của chúng tôi đôi với các nước anh em.

Động đất và sóng thần đã trôi qua, nhưng dư âm của nó mãi mãi để lại trong lòng mỗi người một sự đau đớn, mất mát về người và của, qua đó ta cũng thấy được sự đoàn kết, tình hữu nghị của các dân tộc trên toàn thế giới, mọi người luôn sát cánh bên nhau, chia sẻ giúp đỡ nhau tròng khó khăn, hoạn nạn.

Kể về một việc tốt mà em đã làm là một bài tập xuất hiện trong chương trình học SGK Ngữ văn lớp 6 và dạng đề bài hay sử dụng nhiều trong các kỳ thi. Do đó, các em có thể tham khảo tài liệu văn mẫu kể về một việc tốt em đã làm để nắm chắc, vận dụng thành công kể chuyện và làm văn tốt hơn.

Bản quyền bài viết thuộc trường Trường THPT Phạm Hồng Thái. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường THPT Phạm Hồng Thái (thpt-phamhongthai.edu.vn)

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *