Con người có năm giác quan quan trọng cần phải được bảo vệ cả cuộc đời, trong đó Khứu giác là một giác quan thường bị đánh giá thấp và nhiều người không nhận ra nó thực sự quan trọng như thế nào cho đến khi nó không hoạt động bình thường. Trong bài viết sau đây, trường Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội sẽ trình bày Khứu giác là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị các bệnh về khứu giác.
Khứu giác là gì?
Khứu giác là gì?
Mũi là một trong năm giác quan của con người với một trong những chức năng chính là cảm nhận về mùi. Mỗi thụ thể thần kinh trong mũi sẽ đảm nhận việc tiếp xúc một số mùi nhất định. Từ tín hiệu này sẽ được chuyển về não bộ để xác định mùi của vật.
Khứu giác (hay cảm giác mùi) là một trong năm giác quan của con người và động vật. Giác quan này có tác dụng cảm nhận mùi thông qua việc hít thở thông thường hay bằng hành vi đánh hơi. Ở người cơ quan này là mũi. Ở các động vật bậc cấp, giác quan này có vai trò rất quan trọng; ở người vai trò của khứu giác có phần giảm sút.
Mất khứu giác – bệnh lý về khứu giác
Mất khứu giác là gì?
Bị mất khứu giác là tình trạng bạn không ngửi được, mất đi cảm giác ngửi mùi. Điều này xảy ra do mũi hoặc não bị chấn thương, một số người có thể mất khứu giác bẩm sinh. Dù chỉ một vấn đề nhỏ trong hệ thống khứu giác như tắc nghẽn trong mũi hay niêm mạc bị viêm, não bị thay đổi chức năng, bị thần kinh khứu giác đều có thể mất khứu giác.
Tùy vào nguyên nhân mà mất khứu giác có thể mất một phần hoặc toàn hoàn, có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn. Thông thường mất mùi chỉ là triệu chứng của những bệnh lý nhẹ và hiếm khi là triệu chứng của các bệnh nghiêm trọng nhưng nó khá ảnh hưởng đến người bệnh.
Mất khứu giác là tình trạng bạn mất cảm nhận về một số hoặc tất cả các mùi
Việc không ngửi được mũi khiến bạn không còn hứng thú với thức ăn dẫn đến giảm cân, suy dinh dưỡng và lâu ngày dẫn đến trầm cảm. Ngoài ra, khứu giác không cảm nhận được mùi khiến vị giác chỉ có thể cảm nhận được vài hương vị, làm ảnh hưởng đến khả năng thưởng thức.
Việc tự phục hồi lại chức năng của mũi còn liên quan đề thời gian. Vì vậy, khi có vấn đề xảy ra hãy đến bệnh viện kiểm tra để tìm ra nguyên nhân và có cách điều trị hợp lý.
Nguyên nhân bị mất khứu giác
Tùy vào các nguyên nhân mà sẽ có cách điều trị khác nhau. Việc điều trị đúng nguyên nhân sẽ giúp bạn nhanh chóng lấy lại khứu giác đồng thời không để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Các nguyên nhân gây mất khứu giác có thể kể đến như sau.
Kích ứng tạm thời hoặc tắc nghẽn niêm mạc
Những kích ứng tạm thời hay niêm mạc bên trong mũi bị tắc nghẽn là nguyên nhân phổ biến nhất của mất khứu giác. Các tác nhân gây kích ứng như:
-
Sốt.
-
Cảm lạnh, cảm cúm.
-
Nhiễm trùng xoang, hay còn được gọi là viêm xoang cấp tính.
-
Viêm mũi không dị ứng như nghẹt mũi mạn tính hoặc hắt hơi.
Mất khứu giác có thể là triệu chứng của cảm cúm, cảm lạnh thông thường
Đường mũi bị cản trở
Đường mũi bị cản trở bởi vật cản hoặc các điều kiện khác làm không khí đi qua mũi bị ngăn lại ít nhiều. Các yếu tố cản trở đường mũi như:
-
Khối u.
-
Polyp mũi.
-
Xương mũi bên trong bị biến dạng.
Não hoặc dây thần kinh bị tổn thương
Đây là nguyên nhân ít phổ biến hơn. Não hoặc các dây thần kinh dẫn đến trung tâm khứu giác của não bị ảnh hưởng xấu đi do các nguyên nhân như chúng bị lão hóa, phình động mạch não, tiểu đường, phơi nhiễm hóa chất từ thuốc trừ sâu hoặc dung môi,… Ngoài ra, cũng có thể do những hội chứng bệnh như hội chứng Alzheimer, hội chứng Kallmann, hội chứng Klinefelter ở nam,…
Khứu giác cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu bạn làm phẫu thuật nâng mũi hay sử dụng thuốc xịt mũi có chứa kẽm. Bị mất khứu giác cũng có thể do các nguyên nhân như dùng thuốc kháng sinh, sử dụng ma túy, rượu, các bệnh về gan, thận, thiếu vitamin B12,…
Thiếu vitamin B12 cũng có thể khiến bạn mất khứu giác
Ngoài các nguyên nhân trên, một nguyên nhân khá phổ biến hiện nay khiến bạn mất khứu giác và vị giác là do nhiễm Covid-19. Nếu đột nhiên mất khứu giác, vị giác cùng với các triệu chứng như sốt, ho,… thì bạn nên suy nghĩ đến trường hợp này.
Khi nào thì cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn mất khứu giác do cảm lạnh, dị ứng hoặc viêm xoang cấp tính thì đa số sẽ tự hồi phục sau vài ngày. Nếu thời gian hồi phục lâu, bạn có thể gặp bác sĩ để được sử dụng một số loại thuốc nhằm loại trừ tình huống bệnh trở nặng.
Tùy vào khứu giác mà bạn sẽ được điều trị hoặc không. Nếu được điều trị, bác sĩ sẽ cho dùng kháng sinh để loại bỏ nhiễm trùng hoặc tắc nghẽn. Sau 60 tuổi, nếu không may mất khứu giác thì có thể bị mất vĩnh viễn.
Điều trị và phòng ngừa mất khứu giác
Mất khứu giác thường xảy ra ở nữ nhiều hơn ở nam. Nó có thể xảy ra với mọi người, ở bất kì độ tuổi nào. Do đó, cách tốt nhất là chủ động phòng ngừa và tích cực điều trị khi xảy ra.
Phòng ngừa mất khứu giác
-
Cách tốt nhất để không bị mất khứu giác là phải phòng các nguyên nhân nói trên như cảm cúm, viêm xoang cấp tính hay viêm đường hô hấp trên,…
-
Đeo khẩu trang khi ra ngoài để tránh khói bụi và không khí lạnh.
-
Dùng nước muối sinh lý rửa mũi 2 – 3 lần/ngày để làm sạch niêm mạc.
-
Thường xuyên luyện tập khứu giác bằng cách ngửi mùi thức ăn, mùi hoa để kịp thời phát hiện những bất thường của mũi.
-
Không sử dụng thuốc lá.
Đeo khẩu trang khi ra ngoài để ngừa bụi bẩn và vi khuẩn
Chẩn đoán mất khứu giác
Bác sĩ sẽ hỏi bạn về thời gian bắt đầu bị mất khứu giác, có ngửi được mùi nào hay không hay bạn không thể ngửi được mùi nào, vị giác có bị ảnh hưởng hay không,… Qua từng trường hợp cụ thể, bạn sẽ được thực hiện một hoặc nhiều các xét nghiệm như:
-
Chụp CT, dùng tia X để kiểm tra chi tiết hộp sọ.
-
Chụp MRI để xem cấu trúc não.
-
Chụp X-quang hộp sọ.
-
Nội soi mũi.
Các phương pháp điều trị mất khứu giác
Nguyên tắc điều trị mất khứu giác sẽ điều trị từ nguyên nhân. Nếu bị viêm mũi dị ứng, viêm xoang nhiễm khuẩn, viêm mũi nhiễm khuẩn hoặc những bất thường trong cấu trúc khoang mũi thì cần điều trị từ chuyên khoa bệnh này. Thông thường điều trị mất khứu giác gồm các phương pháp như:
-
Dùng thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng.
-
Phẫu thuật polyp mũi hoặc lệch vách mũi, viêm xoang,…
-
Dùng kẽm và vitamin A vì thiếu hai dưỡng chất này có thể gây sai lệch hoặc mất khứu giác.
-
Nếu mất khứu giác cảm giác thần kinh thì thường không có phương pháp điều trị mà bạn phải cắt các tác nhân gây hại như thuốc lá hoặc hóa chất độc hại trong không khí.
Bổ sung vitamin A để không làm sai lệnh mùi vị và mất khứu giác
Rối loạn chức năng khứu giác là gì?
Rối loạn chức năng khứu giác là biểu hiện mất cảm giác mùi, không ngửi được mùi, là triệu chứng của một số bệnh như cảm, viêm xoang, viêm mũi… Rối loạn chức năng khứu giác bao gồm: Mất khứu giác, giảm khứu giác, loạn khứu giác/ảo khứu giác
– Mất khứu giác: (anosmia = loss smell) là tình trạng mất mùi hoàn toàn, người bệnh không thể ngửi được một hoặc nhiều mùi khác nhau. Khi mất khứu giác chỉ xảy ra ở một bên nên thường người bệnh khó có thể tự nhận ra.
– Giảm khứu giác (hyposmia) là tình trạng mất mùi một phần.
– Loạn khứu giác/ảo giác khứu giác (parosmia/phantosmia) là tình trạng mà người bệnh ngửi mùi khác với mùi thực tế hoặc mùi hôi mà người khác không thể ngửi thấy. Thường không do nguyên nhân trực tiếp ở mũi, có liên quan đến các rối loạn tâm thần, thần kinh và nội tiết.
Hầu hết bệnh nhân bị mất khứu giác có nhận thức bình thường về các chất mặn, ngọt, chua và đắng nhưng không phân biệt được vị ngon, điều này phụ thuộc chủ yếu vào khứu giác. Do đó, họ thường phàn nàn về việc mất vị giác do không thưởng thức được đồ ăn.
Rối loạn chức năng khứu giác là triệu chứng đặc trưng khi mắc COVID-19.Các bệnh nhiễm trùng hô hấp do virus khác như cúm có thể gây rối loạn khứu giác hoặc vị giác sau khi nhiễm; Còn ở bệnh nhân COVID-19, các rối loạn này thường xuất hiện trước hoặc cùng lúc với các triệu chứng khác, và thường không kèm các triệu chứng khác ở mũi như nghẹt mũi, chảy mũi. Với những thông tin này, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) đã thêm dấu hiệu rối loạn khứu giác và/hoặc vị giác mới xuất hiện là triệu chứng của nhiễm COVID-19.
Theo một số nghiên cứu, các bài kiểm tra về khứu giác và vị giác có thể giúp phân biệt COVID-19 và cảm lạnh thông thường, các kết quả nghiên cứu cho gợi ý rằng các xét nghiệm này có thể được sử dụng làm xét nghiệm sàng lọc để xác định những bệnh nhân có khả năng mắc COVID-19. Mặc dù không thể thay thế các công cụ chẩn đoán chính thức như PCR, huyết thanh học hoặc CT ngực, nhưng chúng có thể là một giải pháp thay thế khi các xét nghiệm này không có sẵn hoặc khi cần sàng lọc nhanh, đặc biệt là ở cấp độ chăm sóc ban đầu hoặc tại các khoa cấp cứu. Hơn nữa, triệu chứng rối loạn chức năng khứu giác được xem như một chỉ điểm sinh học để chẩn đoán sớm bệnh nhân mắc COVID-19, điều này thực sự có ý nghĩa đối với người bệnh, sớm tự cách ly với người thân và sử dụng các biện pháp bảo hộ khi chưa có các test nhanh COVID-19 hoặc trong thời gian chờ xét nghiệm PCR COVID-19.
Chứng mất khứu giác ở bệnh nhân COVID-19: Tự khỏi hay cần điều trị?
Rối loạn chức năng khứu giác là phổ biến và là triệu chứng đầu tiên của nhiễm trùng COVID-19. Do đó, bạn nên tự cách ly và đi xét nghiệm COVID-19 khi có thể. Nó cũng phổ biến trong các bệnh đường hô hấp trên do virus khác, chẳng hạn như cảm lạnh thông thường, nhưng hiếm khi đây là triệu chứng duy nhất hoặc đầu tiên trong những trường hợp đó.
Tại sao COVID-19 ảnh hưởng đến mùi và vị?
Cơ chế mất mùi cơ bản trong COVID-19 vẫn đang được tiếp tục khám phá khi nhiều nghiên cứu đang được thực hiện. Tuy nhiên, một số giả thuyết và quan sát ban đầu có thể giải thích tại sao việc mất khứu giác và vị giác xảy ra nhiều ở bệnh nhân COVID-19 ngay cả khi không có các triệu chứng nghẹt mũi khác như với SARS, cảm lạnh và cúm.
Trong một tỷ lệ nhỏ những người bị nghẹt mũi và chảy nước mũi, sự tắc nghẽn vật lý của mũi với chất nhầy sẽ làm giảm mùi. Tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân COVID-19 bị mất khứu giác thường không bị nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi, và do đó, các cơ chế khác phải liên quan.
Mặc dù nguyên nhân chính xác của rối loạn chức năng khứu giác vẫn chưa được hiểu hoàn toàn, nhưng nguyên nhân chủ yếu có thể là do tổn thương các tế bào hỗ trợ và hỗ trợ các tế bào thần kinh khứu giác, được gọi là tế bào trung tâm.
Những tế bào này có thể tái tạo từ tế bào gốc, điều này có thể giải thích tại sao khả năng ngửi mùi phục hồi nhanh chóng trong hầu hết các trường hợp.
Nhiều người mắc COVID-19 tự hỏi liệu mất vị giác và khứu giác kéo dài bao lâu? Theo thống kê có khoảng 90% những người bị ảnh hưởng có thể mong đợi sự cải thiện trong vòng bốn tuần. Thật không may, một số sẽ bị mất vĩnh viễn.
Bạn nên làm gì nếu tình trạng mất khứu giác kéo dài?
Theo các nghiên cứu trong hầu hết các trường hợp, rối loạn chức năng khứu giác hồi phục nhanh chóng. Tuy nhiên, nó có thể mất hàng tháng.
Trong một số ít trường hợp, sự phục hồi có thể không hoàn toàn với tình trạng suy giảm chức năng kéo dài. Mặc dù không có phương pháp điều trị đã được chứng minh nào, nhưng việc luyện tập khứu giác được khuyến khích.
Thuốc xịt corticosteroid tại chỗ cũng thường được sử dụng trong điều trị ngắn hạn, nhưng chúng không có khả năng giúp ích ngoài giai đoạn bệnh cấp tính. Rõ ràng, trong khi chưa có nghiên cứu mới, cách “điều trị” tốt nhất là phòng ngừa mắc COVID-19, chẳng hạn như đeo khẩu trang, thực hành giữ khoảng cách an toàn và chủng ngừa COVID-19.
Cách bảo vệ khứu giác của bạn
Tuy khứu giác không dễ thấy nhưng vai trò của nó là không thể thiếu. Khứu giác là bộ phận hỗ trợ quan trọng cho vị giác, những người có khứu giác nhạy bén sẽ có cảm giác ngon miệng hơn và ăn ngon hơn. Ngoài ra, khứu giác có thể giúp cơ thể con người phát hiện kịp thời các mùi đe dọa như mùi hóa chất nguy hiểm, mùi dây điện bị cháy… Nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ an toàn cá nhân. Để bảo vệ khứu giác, bạn có thể bắt đầu từ những khía cạnh sau.
Không ngoáy mũi
Việc ngoáy mũi dễ làm tổn thương niêm mạc mũi và các tế bào khứu giác, dễ dẫn đến nhiễm trùng mũi. Để làm sạch khoang mũi, bạn có thể rửa sạch bằng nước, sau đó dùng khăn giấy xì mũi nhẹ nhàng để làm sạch bụi bẩn trong khoang mũi. Không nên làm sạch khoang mũi bằng cách ngoáy mũi.
Điều trị kịp thời các bệnh viêm họng, viêm mũi.
Viêm họng hạt lặp đi lặp lại lâu ngày có thể gây viêm mũi, kéo theo khứu giác bị ảnh hưởng. Khuyến cáo các bạn bị viêm họng, viêm mũi nên điều trị kịp thời, tránh để bệnh nặng thêm hoặc tái phát liên tục, ảnh hưởng xấu đến khứu giác.
Video về khứu giác, cách bảo vệ khứu giác cho bệnh nhân covid 19
Kết luận
Khứu giác là một giác quan quan trọng đối với tất cả chúng ta, hy vọng bài viết trên đây đã giúp các bạn hiểu hơn về khứu giác là gì? một số bệnh lý về khứu giác, nguyên nhân và cách điều trị. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết, hãy ghé qua website của trường Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội để cập nhật nhiều thông tin bổ ích khác nhé!
Khứu giác là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị các bệnh về khứu giác.
Con người có năm giác quan quan trọng cần phải được bảo vệ cả cuộc đời, trong đó “Khứu giác” là một giác quan thường bị đánh giá thấp và nhiều người không nhận ra nó thực sự quan trọng như thế nào cho đến khi nó không hoạt động bình thường. Trong bài viết sau đây, trường Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội sẽ trình bày Khứu giác là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị các bệnh về khứu giác. Khứu giác là gì? Các cách lấy lại khứu giác | Vinmec Khứu giác là gì? Mũi là một trong năm giác quan của con người với một trong những chức năng chính là cảm nhận về mùi. Mỗi thụ thể thần kinh trong mũi sẽ đảm nhận việc tiếp xúc một số mùi nhất định. Từ tín hiệu này sẽ được chuyển về não bộ để xác định mùi của vật. Khứu giác (hay cảm giác mùi) là một trong năm giác quan của con người và động vật. Giác quan này có tác dụng cảm nhận mùi thông qua việc hít thở thông thường hay bằng hành vi đánh hơi. Ở người cơ quan này là mũi. Ở các động vật bậc cấp, giác quan này có vai trò rất quan trọng; ở người vai trò của khứu giác có phần giảm sút. Mất khứu giác – bệnh lý về khứu giác Mất khứu giác là gì? Bị mất khứu giác là tình trạng bạn không ngửi được, mất đi cảm giác ngửi mùi. Điều này xảy ra do mũi hoặc não bị chấn thương, một số người có thể mất khứu giác bẩm sinh. Dù chỉ một vấn đề nhỏ trong hệ thống khứu giác như tắc nghẽn trong mũi hay niêm mạc bị viêm, não bị thay đổi chức năng, bị thần kinh khứu giác đều có thể mất khứu giác. Tùy vào nguyên nhân mà mất khứu giác có thể mất một phần hoặc toàn hoàn, có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn. Thông thường mất mùi chỉ là triệu chứng của những bệnh lý nhẹ và hiếm khi là triệu chứng của các bệnh nghiêm trọng nhưng nó khá ảnh hưởng đến người bệnh. Mất khứu giác là tình trạng bạn mất cảm nhận về một số hoặc tất cả các mùi Mất khứu giác là tình trạng bạn mất cảm nhận về một số hoặc tất cả các mùi Việc không ngửi được mũi khiến bạn không còn hứng thú với thức ăn dẫn đến giảm cân, suy dinh dưỡng và lâu ngày dẫn đến trầm cảm. Ngoài ra, khứu giác không cảm nhận được mùi khiến vị giác chỉ có thể cảm nhận được vài hương vị, làm ảnh hưởng đến khả năng thưởng thức. Việc tự phục hồi lại chức năng của mũi còn liên quan đề thời gian. Vì vậy, khi có vấn đề xảy ra hãy đến bệnh viện kiểm tra để tìm ra nguyên nhân và có cách điều trị hợp lý. Nguyên nhân bị mất khứu giác Tùy vào các nguyên nhân mà sẽ có cách điều trị khác nhau. Việc điều trị đúng nguyên nhân sẽ giúp bạn nhanh chóng lấy lại khứu giác đồng thời không để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Các nguyên nhân gây mất khứu giác có thể kể đến như sau. Kích ứng tạm thời hoặc tắc nghẽn niêm mạc Những kích ứng tạm thời hay niêm mạc bên trong mũi bị tắc nghẽn là nguyên nhân phổ biến nhất của mất khứu giác. Các tác nhân gây kích ứng như: Sốt. Cảm lạnh, cảm cúm. Nhiễm trùng xoang, hay còn được gọi là viêm xoang cấp tính. Viêm mũi không dị ứng như nghẹt mũi mạn tính hoặc hắt hơi. Mất khứu giác có thể là triệu chứng của cảm cúm, cảm lạnh thông thường Mất khứu giác có thể là triệu chứng của cảm cúm, cảm lạnh thông thường Đường mũi bị cản trở Đường mũi bị cản trở bởi vật cản hoặc các điều kiện khác làm không khí đi qua mũi bị ngăn lại ít nhiều. Các yếu tố cản trở đường mũi như: Khối u. Polyp mũi. Xương mũi bên trong bị biến dạng. Não hoặc dây thần kinh bị tổn thương Đây là nguyên nhân ít phổ biến hơn. Não hoặc các dây thần kinh dẫn đến trung tâm khứu giác của não bị ảnh hưởng xấu đi do các nguyên nhân như chúng bị lão hóa, phình động mạch não, tiểu đường, phơi nhiễm hóa chất từ thuốc trừ sâu hoặc dung môi,… Ngoài ra, cũng có thể do những hội chứng bệnh như hội chứng Alzheimer, hội chứng Kallmann, hội chứng Klinefelter ở nam,… Khứu giác cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu bạn làm phẫu thuật nâng mũi hay sử dụng thuốc xịt mũi có chứa kẽm. Bị mất khứu giác cũng có thể do các nguyên nhân như dùng thuốc kháng sinh, sử dụng ma túy, rượu, các bệnh về gan, thận, thiếu vitamin B12,… Thiếu vitamin B12 cũng có thể khiến bạn mất khứu giác Thiếu vitamin B12 cũng có thể khiến bạn mất khứu giác Ngoài các nguyên nhân trên, một nguyên nhân khá phổ biến hiện nay khiến bạn mất khứu giác và vị giác là do nhiễm Covid-19. Nếu đột nhiên mất khứu giác, vị giác cùng với các triệu chứng như sốt, ho,… thì bạn nên suy nghĩ đến trường hợp này. Khi nào thì cần gặp bác sĩ? Nếu bạn mất khứu giác do cảm lạnh, dị ứng hoặc viêm xoang cấp tính thì đa số sẽ tự hồi phục sau vài ngày. Nếu thời gian hồi phục lâu, bạn có thể gặp bác sĩ để được sử dụng một số loại thuốc nhằm loại trừ tình huống bệnh trở nặng. Tùy vào khứu giác mà bạn sẽ được điều trị hoặc không. Nếu được điều trị, bác sĩ sẽ cho dùng kháng sinh để loại bỏ nhiễm trùng hoặc tắc nghẽn. Sau 60 tuổi, nếu không may mất khứu giác thì có thể bị mất vĩnh viễn. Điều trị và phòng ngừa mất khứu giác Mất khứu giác thường xảy ra ở nữ nhiều hơn ở nam. Nó có thể xảy ra với mọi người, ở bất kì độ tuổi nào. Do đó, cách tốt nhất là chủ động phòng ngừa và tích cực điều trị khi xảy ra. Phòng ngừa mất khứu giác Cách tốt nhất để không bị mất khứu giác là phải phòng các nguyên nhân nói trên như cảm cúm, viêm xoang cấp tính hay viêm đường hô hấp trên,… Đeo khẩu trang khi ra ngoài để tránh khói bụi và không khí lạnh. Dùng nước muối sinh lý rửa mũi 2 – 3 lần/ngày để làm sạch niêm mạc. Thường xuyên luyện tập khứu giác bằng cách ngửi mùi thức ăn, mùi hoa để kịp thời phát hiện những bất thường của mũi. Không sử dụng thuốc lá. Đeo khẩu trang khi ra ngoài để ngừa bụi bẩn và vi khuẩn Đeo khẩu trang khi ra ngoài để ngừa bụi bẩn và vi khuẩn Chẩn đoán mất khứu giác Bác sĩ sẽ hỏi bạn về thời gian bắt đầu bị mất khứu giác, có ngửi được mùi nào hay không hay bạn không thể ngửi được mùi nào, vị giác có bị ảnh hưởng hay không,… Qua từng trường hợp cụ thể, bạn sẽ được thực hiện một hoặc nhiều các xét nghiệm như: Chụp CT, dùng tia X để kiểm tra chi tiết hộp sọ. Chụp MRI để xem cấu trúc não. Chụp X-quang hộp sọ. Nội soi mũi. Các phương pháp điều trị mất khứu giác Nguyên tắc điều trị mất khứu giác sẽ điều trị từ nguyên nhân. Nếu bị viêm mũi dị ứng, viêm xoang nhiễm khuẩn, viêm mũi nhiễm khuẩn hoặc những bất thường trong cấu trúc khoang mũi thì cần điều trị từ chuyên khoa bệnh này. Thông thường điều trị mất khứu giác gồm các phương pháp như: Dùng thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng. Phẫu thuật polyp mũi hoặc lệch vách mũi, viêm xoang,… Dùng kẽm và vitamin A vì thiếu hai dưỡng chất này có thể gây sai lệch hoặc mất khứu giác. Nếu mất khứu giác cảm giác thần kinh thì thường không có phương pháp điều trị mà bạn phải cắt các tác nhân gây hại như thuốc lá hoặc hóa chất độc hại trong không khí. Bổ sung vitamin A để không làm sai lệnh mùi vị và mất khứu giác Bổ sung vitamin A để không làm sai lệnh mùi vị và mất khứu giác Rối loạn chức năng khứu giác là gì? Rối loạn chức năng khứu giác là biểu hiện mất cảm giác mùi, không ngửi được mùi, là triệu chứng của một số bệnh như cảm, viêm xoang, viêm mũi… Rối loạn chức năng khứu giác bao gồm: Mất khứu giác, giảm khứu giác, loạn khứu giác/ảo khứu giác – Mất khứu giác: (anosmia = loss smell) là tình trạng mất mùi hoàn toàn, người bệnh không thể ngửi được một hoặc nhiều mùi khác nhau. Khi mất khứu giác chỉ xảy ra ở một bên nên thường người bệnh khó có thể tự nhận ra. – Giảm khứu giác (hyposmia) là tình trạng mất mùi một phần. – Loạn khứu giác/ảo giác khứu giác (parosmia/phantosmia) là tình trạng mà người bệnh ngửi mùi khác với mùi thực tế hoặc mùi hôi mà người khác không thể ngửi thấy. Thường không do nguyên nhân trực tiếp ở mũi, có liên quan đến các rối loạn tâm thần, thần kinh và nội tiết. Hầu hết bệnh nhân bị mất khứu giác có nhận thức bình thường về các chất mặn, ngọt, chua và đắng nhưng không phân biệt được vị ngon, điều này phụ thuộc chủ yếu vào khứu giác. Do đó, họ thường phàn nàn về việc mất vị giác do không thưởng thức được đồ ăn. Rối loạn chức năng khứu giác là triệu chứng đặc trưng khi mắc COVID-19.Các bệnh nhiễm trùng hô hấp do virus khác như cúm có thể gây rối loạn khứu giác hoặc vị giác sau khi nhiễm; Còn ở bệnh nhân COVID-19, các rối loạn này thường xuất hiện trước hoặc cùng lúc với các triệu chứng khác, và thường không kèm các triệu chứng khác ở mũi như nghẹt mũi, chảy mũi. Với những thông tin này, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) đã thêm dấu hiệu rối loạn khứu giác và/hoặc vị giác mới xuất hiện là triệu chứng của nhiễm COVID-19. Theo một số nghiên cứu, các bài kiểm tra về khứu giác và vị giác có thể giúp phân biệt COVID-19 và cảm lạnh thông thường, các kết quả nghiên cứu cho gợi ý rằng các xét nghiệm này có thể được sử dụng làm xét nghiệm sàng lọc để xác định những bệnh nhân có khả năng mắc COVID-19. Mặc dù không thể thay thế các công cụ chẩn đoán chính thức như PCR, huyết thanh học hoặc CT ngực, nhưng chúng có thể là một giải pháp thay thế khi các xét nghiệm này không có sẵn hoặc khi cần sàng lọc nhanh, đặc biệt là ở cấp độ chăm sóc ban đầu hoặc tại các khoa cấp cứu. Hơn nữa, triệu chứng rối loạn chức năng khứu giác được xem như một chỉ điểm sinh học để chẩn đoán sớm bệnh nhân mắc COVID-19, điều này thực sự có ý nghĩa đối với người bệnh, sớm tự cách ly với người thân và sử dụng các biện pháp bảo hộ khi chưa có các test nhanh COVID-19 hoặc trong thời gian chờ xét nghiệm PCR COVID-19. Chứng mất khứu giác ở bệnh nhân COVID-19: Tự khỏi hay cần điều trị? Rối loạn chức năng khứu giác là phổ biến và là triệu chứng đầu tiên của nhiễm trùng COVID-19. Do đó, bạn nên tự cách ly và đi xét nghiệm COVID-19 khi có thể. Nó cũng phổ biến trong các bệnh đường hô hấp trên do virus khác, chẳng hạn như cảm lạnh thông thường, nhưng hiếm khi đây là triệu chứng duy nhất hoặc đầu tiên trong những trường hợp đó. Tại sao COVID-19 ảnh hưởng đến mùi và vị? Cơ chế mất mùi cơ bản trong COVID-19 vẫn đang được tiếp tục khám phá khi nhiều nghiên cứu đang được thực hiện. Tuy nhiên, một số giả thuyết và quan sát ban đầu có thể giải thích tại sao việc mất khứu giác và vị giác xảy ra nhiều ở bệnh nhân COVID-19 ngay cả khi không có các triệu chứng nghẹt mũi khác như với SARS, cảm lạnh và cúm. Trong một tỷ lệ nhỏ những người bị nghẹt mũi và chảy nước mũi, sự tắc nghẽn vật lý của mũi với chất nhầy sẽ làm giảm mùi. Tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân COVID-19 bị mất khứu giác thường không bị nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi, và do đó, các cơ chế khác phải liên quan. Mặc dù nguyên nhân chính xác của rối loạn chức năng khứu giác vẫn chưa được hiểu hoàn toàn, nhưng nguyên nhân chủ yếu có thể là do tổn thương các tế bào hỗ trợ và hỗ trợ các tế bào thần kinh khứu giác, được gọi là tế bào trung tâm. Những tế bào này có thể tái tạo từ tế bào gốc, điều này có thể giải thích tại sao khả năng ngửi mùi phục hồi nhanh chóng trong hầu hết các trường hợp. Nhiều người mắc COVID-19 tự hỏi liệu mất vị giác và khứu giác kéo dài bao lâu? Theo thống kê có khoảng 90% những người bị ảnh hưởng có thể mong đợi sự cải thiện trong vòng bốn tuần. Thật không may, một số sẽ bị mất vĩnh viễn. Bạn nên làm gì nếu tình trạng mất khứu giác kéo dài? Theo các nghiên cứu trong hầu hết các trường hợp, rối loạn chức năng khứu giác hồi phục nhanh chóng. Tuy nhiên, nó có thể mất hàng tháng. Trong một số ít trường hợp, sự phục hồi có thể không hoàn toàn với tình trạng suy giảm chức năng kéo dài. Mặc dù không có phương pháp điều trị đã được chứng minh nào, nhưng việc luyện tập khứu giác được khuyến khích. Thuốc xịt corticosteroid tại chỗ cũng thường được sử dụng trong điều trị ngắn hạn, nhưng chúng không có khả năng giúp ích ngoài giai đoạn bệnh cấp tính. Rõ ràng, trong khi chưa có nghiên cứu mới, cách “điều trị” tốt nhất là phòng ngừa mắc COVID-19, chẳng hạn như đeo khẩu trang, thực hành giữ khoảng cách an toàn và chủng ngừa COVID-19. Cách bảo vệ khứu giác của bạn Tuy khứu giác không dễ thấy nhưng vai trò của nó là không thể thiếu. Khứu giác là bộ phận hỗ trợ quan trọng cho vị giác, những người có khứu giác nhạy bén sẽ có cảm giác ngon miệng hơn và ăn ngon hơn. Ngoài ra, khứu giác có thể giúp cơ thể con người phát hiện kịp thời các mùi đe dọa như mùi hóa chất nguy hiểm, mùi dây điện bị cháy… Nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ an toàn cá nhân. Để bảo vệ khứu giác, bạn có thể bắt đầu từ những khía cạnh sau. Không ngoáy mũi Việc ngoáy mũi dễ làm tổn thương niêm mạc mũi và các tế bào khứu giác, dễ dẫn đến nhiễm trùng mũi. Để làm sạch khoang mũi, bạn có thể rửa sạch bằng nước, sau đó dùng khăn giấy xì mũi nhẹ nhàng để làm sạch bụi bẩn trong khoang mũi. Không nên làm sạch khoang mũi bằng cách ngoáy mũi. Điều trị kịp thời các bệnh viêm họng, viêm mũi. Viêm họng hạt lặp đi lặp lại lâu ngày có thể gây viêm mũi, kéo theo khứu giác bị ảnh hưởng. Khuyến cáo các bạn bị viêm họng, viêm mũi nên điều trị kịp thời, tránh để bệnh nặng thêm hoặc tái phát liên tục, ảnh hưởng xấu đến khứu giác. Video về khứu giác, cách bảo vệ khứu giác cho bệnh nhân covid 19 Kết luận Khứu giác là một giác quan quan trọng đối với tất cả chúng ta, hy vọng bài viết trên đây đã giúp các bạn hiểu hơn về khứu giác là gì? một số bệnh lý về khứu giác, nguyên nhân và cách điều trị. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết, hãy ghé qua website của trường Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội để cập nhật nhiều thông tin bổ ích khác nhé!
Bản quyền bài viết thuộc trường Trường THPT Phạm Hồng Thái. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường THPT Phạm Hồng Thái (thpt-phamhongthai.edu.vn)