Dàn ý thuyết minh về đôi dép lốp

dan y thuyet minh ve doi dep lop

Dàn ý thuyết minh về đôi dép lốp

Bạn đang xem bài: Dàn ý thuyết minh về đôi dép lốp

I. Dàn ý thuyết minh về đôi dép lốp (Chuẩn)

1. Mở bài

– Dép lốp là loại dép đặc biệt có ý nghĩa to lớn, là một hình ảnh bất hủ, là biểu tượng cho một thời kì kháng chiến chống đế quốc gian khổ và kiêu hùng của dân tộc Việt Nam.

2. Thân bài

* Nguồn gốc:
– Do điều kiện chiến đấu gian khổ, thiếu thốn.
– Ý tưởng của Đại tá Hà Văn Lâu, chính thức được chế tạo khoảng năm 1947.
– Có nhiều tên khác nhau như dép lốp, dép cao su, dép cụ Hồ.

* Ý nghĩa:
– Biểu tượng nổi tiếng của bộ đội cụ Hồ.
– Tượng trưng cho sự gian khổ, thiếu thốn về vật chất đồng thời cũng là biểu tượng cho những đức tính tốt đẹp của người dân Việt Nam: Sự sáng tạo, thiếu sức chiến đấu mạnh mẽ, họ sẵn sàng khắc phục và vượt qua mọi hoàn cảnh khắc nghiệt.
– Trở thành huyền thoại, một ví dụ kinh điển về sự giản dị và đức tính tiết kiệm, là biểu tượng cho “cuộc đời cách mạng” vì nước, vì dân của Bác.
– Là đôi dép hiếm hoi được đưa vào trong các tác phẩm nghệ thuật.

* Hình dáng và cách chế tạo:
– Gồm hai quai bắt chéo trên mu bàn chân và hai quai bắt ngang cổ chân. Đế dép phẳng và dày, mặt dưới là mặt ngoài của lốp xe chống trơn trượt rất tốt.
– Vật liệu chủ yếu là lốp và săm xe đã cũ, người ta cắt lấy phần giữa của lốp xe theo khuôn hình bàn chân làm đế dép, sau đó đục 8 lỗ để xỏ quai.
– Phần quai dép được làm từ săm xe, người ta cắt các mảnh quai rộng khoảng 1-1,5cm, chiều dài khoảng 12-15cm tùy cỡ chân, rồi dùng tay luồn qua các lỗ đã được đục trên đế dép.

* Đặc tính:
– Giản dị, rẻ tiền nhưng vô cùng tiện dụng, có đặc tính chống trơn trượt, đi được trên mọi địa hình, bảo vệ chân tốt.
– Đặc biệt với chất liệu cao su và phần quai dép ôm lấy cổ chân và mu bàn giúp dễ dàng băng rừng lội suối.
– Phù hợp với hoàn cảnh chiến đấu của nhân dân ta thời bấy giờ, bởi được làm từ vật liệu tái chế, rẻ tiền và vô cùng bền vững.
– Tiện dụng, lại thoáng mát, dễ cọ rửa, mau khô không sợ những điều kiện thời tiết thất thường.

3. Kết bài

– Nêu cảm nghĩ cá nhân về đôi dép lốp.

II. Bài văn mẫuthuyết minh về đôi dép lốp (Chuẩn)

“Đôi dép đơn sơ đôi dép Bác Hồ
Bác đi từ ở chiến khu Bác về,
Phố phường trận địa nhà máy đồng quê
Đều in dấu dép Bác về Bác ơi.”

Đôi dép xuất hiện trong lời bài hát trên chính là đôi dép lốp mà Bác đã sử dụng hơn hai mươi năm kể từ năm 1947 cho đến khi Bác qua đời. Có thể thấy rằng hiếm có quốc gia nào như Việt Nam, rất nhiều những thứ tưởng đơn sơ giản dị nhưng lại trở thành những biểu tượng mang trong mình giá trị tinh thần sâu sắc vô cùng, ví như hình ảnh cây lúa nước, lũy tre làng, con trâu cày, rồi ngay đến cả đôi dép lốp cũng trở thành một hình ảnh bất hủ, là biểu tượng cho một thời kì kháng chiến chống đế quốc gian khổ và kiêu hùng của dân tộc Việt Nam.

Không có một mốc thời gian cụ thể cho sự ra đời của dép lốp, chỉ biết rằng người đưa ra ý tưởng làm loại dép này chính là Đại tá Hà Văn Lâu. Vào năm 1947, nhân lúc thấy đồng đội của mình là ông Nguyễn Văn Sáu sở hữu một chiếc lốp xe cũ, đã không còn sử dụng được nữa, ông đã đề nghị cắt lốp thành nhiều phần để chế tạo một loạt dép lốp kiểu dáng như loại dép sandal phổ biến ngày hôm nay được nhiều giới trẻ ưa chuộng

>> Xem bài mẫu đầy đủThuyết minh về đôi dép lốptại đây.

————————HẾT————————–

Trên đây, chúng tôi đã giới thiệu đến các em học sinh dàn ý Thuyết minh về đôi dép lốp, em cũng có thể tham khảo thêm một số bài văn hay lớp 8 khác như: Thuyết minh về quyển sách giáo khoa Ngữ văn 8; Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam; Thuyết minh về một giống vật nuôi; Thuyết minh về con lợn; Thuyết minh về nồi cơm điện;…

Trích nguồn: TH Văn Thủy
Danh mục: Lớp 8

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *