Dàn ý bình luận câu thơ Đau đớn thay phận đàn bà…

Dàn ý Bình luận câu thơ “Đau đớn thay phận đàn bà/ Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”

1. Mở bài
– Dẫn dắt vào vấn đề: Có thể vận dụng những câu ca dao than thân “Thân em… biết vào tay ai”.
– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Bình luận câu thơ “Đau đớn thay… lời chung”.
2. Thân bài
– Hai câu thơ là lời cảm thán của Kiều khi đứng trước nấm mồ lạnh lẽo của Đạm Tiên, đó cũng là lời than thở của Nguyễn Du trước nỗi đau mà người phụ nữ trong xã hội xưa phải chịu đựng.
– “đớn đau thay”: Lời thơ như một lời thở dài đầy đau xót của tác giả.
– Bản thân Nguyễn Du đã có những năm tháng phiêu dạt giữa xã hội, phải chịu cảnh đói nghèo, vì thế ông hiểu được những số phận nghèo khó và cả hoàn cảnh đau khổ của những người phụ nữ trong xã hội cũ.
=> Lời thương cảm, tấm lòng nhân đạo đầy cao cả của Nguyễn Du dành cho những người phụ nữ – thân phận “thấp cổ bé họng” trong xã hội phong kiến đương thời..
– Nguyên nhân đã tạo nên số phận bất hạnh của những người phụ nữ:
+ Đó là một xã hội với Nho giáo là chủ, không có quyền bình đẳng dành cho phụ nữ.
+ Những người phụ nữ bị tước đoạt quyền được bình đẳng như nam giới.
– “Phận đàn bà” mà Nguyễn Du đau xót than thở là kẻ “bạc mệnh” còn phải chịu những đày đọa về thể xác và tinh thần, bị chà đạp về nhân phẩm, nhân cách, bị rẻ rúng như một món hàng.
+ Nhân vật Đạm Tiên mà Nguyễn Du xây dựng: Bất hạnh, sinh ra trong sự nghèo khó, phải bán thân, bán nghệ để nuôi sống mình, khi chết không ai thương nhớ, xót xa: “Sống làm vợ… không chồng”.
+ Nhân vật Thúy Kiều: Người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng cũng chỉ là một món hàng trong tay những kẻ buôn phấn bán hương: “Cò kè… ngoài bốn trăm”.
=> Xã hội phong kiến ấy đã đưa đẩy nàng Kiều, buộc nàng phải bán mình để cứu cha và em…
– Nguyễn Du thương cảm cho những thân phận người phụ nữ yếu đuối, chịu thiệt thòi, bất hạnh trong tình yêu, hôn nhân:
+ Đó là những người chinh phụ có chồng đi lính: Chiến tranh phong kiến phi nghĩa đã tước đoạt đi hạnh phúc, tình yêu của bao người vợ hiền.
Dẫn chứng: Nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ; người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm (Đoàn Thị Điểm).
+ Những người phụ nữ không được quyền quyết định hôn nhân của mình, phải nghe theo lời cha mẹ “Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đó”.
=> Nhà thơ thấu hiểu, xót xa trước thân phận nhỏ bé, “ba chìm bảy nổi” của người phụ nữ.
– Liên hệ, mở rộng với cuộc sống hiện đại ngày nay: Bên cạnh những người phụ nữ được sống đúng với bản thân, được đối xử bình đẳng, được tự do yêu thương, hôn nhân…, vẫn còn những người phụ nữ bị bạo lực, bị khinh thường, bị hành hạ.
3. Kết bài
– Hai câu thơ “Đau đớn… lời chung” giúp chúng ta được cảm nhận sâu sắc về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa.
– Đánh giá về tình cảm, thái độ của nhà thơ Nguyễn Du qua hai câu thơ.

Bạn đang xem bài: Dàn ý bình luận câu thơ Đau đớn thay phận đàn bà…

Xem bài mẫu: Bình luận câu thơ “Đau đớn thay phận đàn bà/ Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”.

Trên đây là Dàn ý bình luận câu thơ Đau đớn thay phận đàn bà…Câu thơ là tiếng khóc của Thuý Kiều khi đứng trước nấm mồ Đạm Tiên trong một buổi chiều thanh minh. Đó là tiếng khóc của nàng cho mọi người phụ nữ tài hoa bạc mệnh ngày xưa, và cũng tự khóc cho đời mình mai sau. Bên cạnh bài dàn ý trên. Chúng tôi còn cung cấp cho các em một số bài viết khác cùng chủ đề như: Bình luận câu thơ: Làm ơn há dễ trông người trả ơn, Truyện Lục Vân Tiên, Bình luận ý thơ sau: Nhớ câu kiến ngãi bất vi – Làm người thế ấy cũng phi anh hùng, Bình luận câu tục ngữ Cái nết đánh chết cái đẹp, Bình luận về câu nói: Sự thật đôi khi gây nên những rạn nứt…

Trích nguồn: TH Văn Thủy
Danh mục: Lớp 10

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *