4.6/5 – (12 bình chọn)
Từ đơn là gì, từ phức là gì. Cách phân biệt sự khác nhau giữa từ đơn và từ phức cũng như cấu tạo từ tiếng việt như thế nào là nội dung mà bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong chương trình học tiểu học bộ môn tiếng Việt
Ôn lại kiến thức cũ từ và tiếng
ở bài học trước chúng ta đã tìm hiểu về từ và tiếng như sau: tiếng là là đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất, mỗi lần chúng ta phát âm sẽ đều tạo thành một tiếng
Bạn đang xem bài: Từ đơn là gì, từ phức là gì. Phân biệt từ đơn và từ phức
Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất để tạo câu hoặc biểu thị một sự vật, hiện tượng, hoạt động,… . Tiếp theo trong bài học này chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về từ (từ đơn và từ phức)
Từ đơn là gì
Xét ví dụ trên chúng ta thấy:
- Từ có 1 tiếng là: Nhờ / bạn / lại / có / chị / nhiều / năm / liền / Hạnh / là (có 9 từ 1 tiếng)
- Từ có 2 tiếng là: giúp đỡ / học hành / học sinh / tiên tiến
Như vậy chúng ta có thể đi đến kết luận:
Kết luận: Từ đơn là từ chỉ có một tiếng có nghĩa tạo thành
Ví dụ từ đơn: Ăn, uống, học, ngủ,… (lưu ý từ phải có nghĩa)
Từ phức là gì
Kết luận: Từ phức là từ có 2 hoặc nhiều tiếng trở lên tạo thành
Ví dụ từ phức: Học hành, chăm chỉ, cồn cào, háo hức,….
Ở ví dụ trên chúng ta thấy
- Các từ đơn có một tiếng là: rất / vừa / lại
- Các từ phức có 2 tiếng là: công bằng / thông minh / độ lượng / đa tình / đa mang.
Ở ví dụ trên chúng ta thấy
- Các từ đơn có một tiếng là: cô / với
- Các từ phức có 2 tiếng là: kể chuyện / xóm làng / nơi ấy / chiến đấu / anh dũng / quân thù
- Từ phức có 3 tiếng là: phát thanh viên
Như vậy chúng ta có thể nhận ra sự khác biệt giữa từ đơn và từ phức là từ đơn chỉ có một tiếng, còn từ phức là từ có 2 hay nhiều tiếng trở lên
Lưu ý: Từ nào cũng có nghĩa và được dùng để tạo nên câu hoặc từ dùng để biểu thị sự vật, hiện tượng, hoạt động,…
Bài tập ví dụ về từ đơn và từ phức
Ngoài một số ví dụ có trong SGK ra thì chúng ta có thể tập luyện với một số bài tập ví dụ sau đây
Ví dụ 1: Xác định từ đơn và từ phức trong câu sau:
“Nhờ trời mưa mà không khí mát mẻ hơn”
Chúng ta dùng dấu / để phân biệt giữa các từ với nhau:
Nhờ / trời / mưa / mà / không khí / mát mẻ / hơn
Như vậy:
- Có 5 từ đơn là: Nhờ / trời / mưa / mà / hơn
- Có 2 từ phức là: không khí/ mát mẻ
Ví dụ 2: Xác định từ đơn và từ phức trong câu sau:
“Quân là một học sinh chăm chỉ nên có thành tích học tập xuất sắc nhất lớp”
Chúng ta vẫn dùng dấu / để phân biệt giữa các từ có nghĩa với nhau:
“Quân / là / một / học sinh / chăm chỉ / nên / có / thành tích / học tập / xuất sắc / nhất / lớp”
Như vậy:
- Có 7 từ đơn là: Quân / là / một / nên / có / nhất / lớp”
- Có 5 từ phức là: học sinh / chăm chỉ / thành tích / học tập / xuất sắc
Như vậy là qua bài học này chúng ta cần nắm được thế nào là từ đơn, thế nào là từ phức và cách phân biệt sự khác nhau giữa từ đơn và từ phức là gì. Hi vọng bài viết sẽ đem lại kiến thức hữu ích cho các em!
Trích nguồn: TH Văn Thủy
Danh mục: Văn học