Dàn ý chứng minh câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Bài viết hướng dẫn các lập Dàn ý chứng minh câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Mở bài

· Câu tục ngữ nói về đạo lý ơn nghĩa tốt đẹp: Một trong những câu tục ngữ nói về đạo lý ơn nghĩa của nhân dân ta từ xưa đến nay luôn được lưu truyền đó là câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Bạn đang xem bài: Dàn ý chứng minh câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Thân bài

· Giải thích câu tục ngữ:

· Nghĩa đen: Khi ăn quả phải nhớ đến kẻ đã có công trồng cây, không có kẻ trồng cây làm sao có cây, có quả để ăn

· Nghĩa bóng: “quả” ở đây chính là thành quả, thành tựu, “ăn quả” chính là hưởng thụ thành quả ấy, khi đó ta phải nhớ đến công lao của những “kẻ trồng cây” – những người đã bỏ ra công sức, mồ hôi nước mắt thậm chí cả xương máu để có được thành quả đó

· Chứng minh ý nghĩa câu tục ngữ:

· Ý nghĩa: Đó chính là đạo lý ơn nghĩa tốt đẹp, phải ghi nhớ và biết ơn những người đã giúp đỡ ta trong lúc khó khăn, người mang lại cho ta những điều quý giá trong cuộc sống

· Thời xưa: Thờ cúng ông bà tổ tiên, cha mẹ đã mất, cúng cảm tạ thần linh, tạ ơn trời đất cho mùa màng bội thu

· Thời nay: Ngày Nhà giáo Nam 20-11, ngày Thương binh Liệt sĩ 27-7

Kết bài

Khẳng định giá trị câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”: Như vậy, câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã không chỉ nhắc nhở chúng ta về một truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà còn là bài học làm người, bài học về sự biết ơn, nhắc nhở mỗi con người đều phải ghi nhớ, rèn luyện lòng biết ơn của mình

Dàn ý chứng minh câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây được chúng tôi đưa ra có đủ các luận điểm để quý bạn đọc có thể phát triển thêm ý của bản thân. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.

Xem bài mẫu:Chứng minh câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Trích nguồn: TH Văn Thủy
Danh mục: Lớp 7

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *