Cà tím là loại quả mọng, nhiều thịt và dễ dàng chế biến nên những món ăn thơm ngon. Tuy nhiên, việc bảo quản cà tím lại không đơn giản, bởi nếu không bảo quản đúng cách cà tím sẽ rất nhanh hỏng. Hôm nay, hãy cùng Mẹo vào bếp khám phá cách bảo quản cà tím nhé!
1Bảo quản cà tím ngoài tủ lạnh
Cà tím có đặc tính không chịu được nhiệt độ thấp, thế nên cà sẽ dễ mềm và mất đi dinh dưỡng nếu cho vào tủ lạnh. Vì vậy, cách tốt nhất là bảo quản cà tím ở nơi khô ráo, nhiệt độ phòng (15 – 25 độ C) và tránh ánh nắng trực tiếp.
Bạn dễ dàng bảo quản cà tím trong không gian bếp của mình. Chỉ cần cho cà tím vào thau, rổ hay hộp đựng thực phẩm (khô ráo) có khoét lỗ hoặc cho cà tím vào túi lưới và để, treo trên kệ bếp. Tuyệt đối không đựng cà tím trong túi, hộp kín khí sẽ làm cà dễ bị úng thối.
Đối với cách bảo quản cà tím ngoài tủ lạnh, bạn có thể giữ được cà tím tươi ngon, lớp da nhẵn mịn trong khoảng 5 ngày. Tuy nhiên, bạn vẫn nên sử dụng cà sớm nhất có thể sau khi mua về để thưởng thức được hương vị thơm ngon.
2Bảo quản cà tím trong ngăn mát tủ lạnh
Trước khi cho cà tím vào tủ lạnh, bạn chỉ nên lau sạch bụi bẩn, vết bẩn còn bám trên bề mặt mà không cần rửa qua với nước. Sau đó dùng khăn giấy hoặc giấy báo để bọc xung quanh quả cà tím rồi cho vào túi, hộp đựng kín để bảo quản trong tủ lạnh. Ngoài ra, vẫn có thể sử dụng màng bọc thực phẩm để tránh cà bị thoát nước, giữ được độ tươi lâu hơn.
Nhiệt độ thích hợp trong tủ lạnh để lưu trữ cà tím rơi vào khoảng trên 10 độ C. Khi nhiệt độ dưới 5 độ C, cà tím bị bỏng lạnh, mất đi hương vị tươi ngon và dinh dưỡng vốn có. Bề mặt cà tím sẽ bị rỗ, chuyển màu vàng nâu và bị nhão.
Lưu ý, khi để cà tím tiếp xúc với loại khí ethylene có trong các loại rau củ như: Bơ, chuối, cà chua,… sẽ khiến cà dễ già và nhanh hỏng. Vì vậy, khi bảo quản trong tủ lạnh, bạn cần để cà tím tránh xa các loại thực phẩm trên nhé!
3Bảo quản cà tím trong ngăn đông tủ lạnh hoặc tủ đông
Nếu bạn muốn bảo quản cà tím lâu để dự trữ hoặc ăn dần, có thể tham khảo cách đông lạnh cà tím. Cách này giúp bạn lưu trữ được cà tím đến 1 năm mà vẫn giữ được các đặc tính của quả.
Đầu tiên, bạn cần cắt bỏ cuống cà tím, rửa sạch và cắt khúc hoặc cắt lát tùy theo sở thích chế biến của bạn. Sau đó ngâm cà vào nước muối, để ráo nước, bước này giúp cà không bị đen khi bảo quản thời gian dài.
Ngoài ra, để lưu giữ được hương vị và kết cấu của cà tốt nhất, bạn có thể đem chần qua nước sôi rồi vớt ra nhanh chóng, cho vào thau nước lạnh, giúp cà không bị thâm và mềm mũm khi cất giữ lâu ngày.
Sau khi thực hiện sơ chế cà tím xong, bạn xếp cà lên khay, cho vào ngăn đông của tủ lạnh. Đợi đến khi chúng đông cứng, bạn lấy cà ra khỏi khay, cho vào hộp đựng kín hoặc túi loại bỏ hết không khí và tiếp tục cấp đông trong tủ lạnh. Như vậy, cà sẽ không bị nát trong quá trình bảo quản, khi muốn sử dụng bạn chỉ cần rã đông như bình thường.
4Bảo quản cà tím trong hầm hoặc những nơi tối
Để bảo lưu trữ cà tím trong tầng hầm, bạn cần chuẩn bị hộp các tông để xếp cà tím vào trong thành từng lớp, giữa các lớp phải được ngăn cách bằng lớp giấy dày. Đây là bước cách ly cà tím khỏi thời tiết khắc nghiệt và tránh phải tiếp xúc với không khí ẩm. Lưu ý, bạn chỉ nên xếp chồng từ 2 – 3 lớp để tránh việc không khí không lưu thông, dẫn đến cà tím bị hỏng.
Qua 2 tuần kể từ ngày cách ly cà tím trong hầm, bạn cần phân loại chúng. Chỉ giữ lại những quả còn tươi, nguyên vẹn để bảo quản tiếp. Sau khi phân loại, cà tím nên được trải trên thảm rơm khô dày. Nếu không có rơm, bạn có thể sử dụng tấm lưới, đặt song song với mặt đất và cách 1 khoảng nhất định và xếp cà tím lên trên.
5Bảo quản cà tím bằng cách sấy khô
Để có thể bảo quản được cà tím lâu hơn, người ta cũng sử dụng phương pháp sấy khô: Tự nhiên hoặc nhân tạo.
- Sấy khô tự nhiên: Bạn cần làm sạch và cắt lát nguyên liệu trước. Sau đó trải lát cà tím lên khay rồi đem ra sân phơi nắng. Quá trình sấy khô tự nhiên này có thể mất đến mấy ngày để là khô cà tím.
- Sấy khô nhân tạo: Bạn cũng thực hiện sơ chế quả tím như sấy khô tự nhiên. Sau đó xếp lên vỉ nướng cho vào lò nướng trong khoảng 6 giờ với nhiệt độ không quá 50 độ C. Hết thời gian nướng, kiểm tra xem cà còn ẩm hay không. Nếu còn thì lặp lại quá trình nướng trên nhưng giảm thời gian nướng lại còn 1.5 đến 2 giờ.
Sau khi hoàn thành việc sấy khô, cà tím cần được bảo quản ở nơi thông thoáng và đặc biệt tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Bạn có thể tham khảo một số sản phẩm Tủ lạnh đang kinh doanh giúp bảo quản thực phẩm tốt hơn tại Emvaobep:
LG Inverter 335 lít GN-M332BL
Online giá rẻ
13.990.000₫ -33%
Electrolux Inverter 312 lít ETB3440K-H
Online giá rẻ
13.890.000₫ -31%
Beko Inverter 375 lít RDNT401E50VZDK
16.990.000₫ -30%
LG Inverter 266 lít GV-B262WB
10.990.000₫ -29%
LG Inverter 264 lít GV-D262BL
11.990.000₫ -28%
LG Inverter 374 lít GN-D372BL
16.490.000₫ -27%
LG Inverter 334 lít GN-D332BL
14.990.000₫ -26%
Samsung Inverter 360 lít RT35K5982BS/SV
19.590.000₫ -26%
Electrolux Inverter 308 lít EBB3442K-H
Online giá rẻ
15.790.000₫ -26%
Casper Inverter 258 lít RT-270VD
7.990.000₫ -25%
Casper Inverter 550 lít RS-570VBW
Online giá rẻ
18.490.000₫ -25%
Samsung Inverter 310 lít RB30N4010BU/SV
16.090.000₫ -24%
Casper Inverter 462 lít RM-520VT
Online giá rẻ
18.490.000₫ -24%
Samsung Inverter 319 lít RT32K5932BY/SV
15.090.000₫ -24%
LG Inverter 494 lít GR-D22MB
44.990.000₫ -24%
Quà 3.800.000₫
Samsung Inverter 319 lít RT32K5932BU/SV
15.190.000₫ -23%
Xem thêm sản phẩm Tủ lạnh
Vậy là Emvaobep đã cung cấp cho bạn 5 cách bảo quản cà tím đơn giản, dễ thực hiện. Nếu bạn biết mẹo lưu trữ cà tím nào hay hơn hãy chia sẻ trong phần bình luận ngay bên dưới nhé! Đừng quên đón đọc các bài viết hữu ích tiếp theo cùng chuyên mục Mẹo vào bếp nhé!